Khi trẻ bị côn trùng cắn thường sẽ xuất hiện những nốt đỏ, sưng tấy và có thể bị ngứa trên da. Vậy làm thế nào để trị những vết đốt này? Mẹ hãy áp dụng các bước trị những vết côn trùng cắn ở bé an toàn và hiệu quả này nhé!
>> Xem thêm về: Thuốc trị muỗi đốt cho bé
1. Bảo vệ vết thương
Khi phát hiện bé bị côn trùng đốt thì bước đầu tiên chính là vệ sinh vết thương để tránh viêm nhiễm, sưng tấy hay nổi mụn rộp đỏ. Nếu là vết thương do ong đốt thì nên lấy ngòi của nó ra trước rồi hãy bắt đầu vệ sinh vết thương.
Bước đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ bị côn trùng cắn là vệ sinh vết thương
Mẹ cần rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn bằng xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập cũng như làm dịu da và giảm ngứa cho bé.
2. Làm dịu cơn ngứa
Có rất nhiều phương án khác nhau để có thể làm giảm cơn ngứa cho bé, nhưng cách an toàn và dễ thực thi nhất vẫn là sử dụng ngay những nguyên vật liệu có sẵn trong bếp nhà bạn như:
>> Xem thêm về: Thuốc thoa muỗi đốt
Hành & tỏi
Mẹ hãy cắt đôi tép tỏi thoa lên vết đốt vài lần trong ngày, nếu phát hiện sớm và thoa lên ngay thì da bé sẽ không bị phồng đỏ do độc từ côn trùng. Bên cạnh đó mẹ có thể dùng các lát hành tây để thoa lên vết đốt, nó có tác dụng tương tự như tỏi.
Đắp hành và tỏi lên vết thưỡng để không bị phồng rộp do độc côn trùng cắn
Chanh
Trong chanh có axit giúp diệt vi khuẩn và phòng tránh nhiễm trùng, tuy lúc sử dụng có hơi rát nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Chất axit có trong chanh làm trung hòa các độc tố tại vết thương khi bé bị côn trùng cắn. Mẹ chỉ cần dùng một vài lát chanh mỏng và cọ xát trực tiếp lên vết cắn sẽ giảm ngứa cho bé hiệu quả.
Trong chanh chứa axit giúp diệt vi khuẩn tránh nhiễm trùng vết thương
Đá viên
Nhiệt độ thấp của đá viên có tác dụng gây tê, giúp giảm đau rát hoặc ngứa ngáy cho bé. Ngoài ra nước đá còn làm hạn chế tình trạng sưng phồng ở vết cắn. Đặc biệt, nó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn vào vết cắn, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn. Khi mẹ phát hiện con bị côn trùng cắn thì hãy dùng một viên đá thoa xung quanh vết cắn khoảng 3 phút sẽ thấy ngay kết quả.
Đá viên giúp giảm ngứa ngáy và đau rát cho bé
>>Xem thêm về: Thuoc tri ngua ngoai da tot nhat
3. Sử dụng thuốc trị côn trùng cắn, đốt
Sau khi thực hiện xong 2 bước trên, cuối cùng là sử dụng thuốc trị vết côn trùng cắn, ngứa và viêm da để kháng viêm, chống ngứa, kháng khuẩn, mau chóng phục hồi da như ban đầu hiệu quả cho bé.
Hãy hết sức lưu ý nếu bé bị cắn ở gần miệng hoặc côn trùng đã cắn bé là loại có nọc độc hoặc là bé đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các vết cắn, đốt tương tự trong quá khứ. Nếu thấy những triệu chứng sau bạn nên gọi điện hoặc đưa bé đi khám càng sớm càng tốt :
- Phát ban nổi mụn nước hoặc mụn thâm đỏ khắp da – dấu hiệu của dị ứng.
- Sưng mặt, khó thở.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Vết cắn chảy máu, càng lúc càng sưng tấy đỏ – đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.
>> Xem thêm về: Thuoc boi muoi dot o tre em
Hầu hết các trường hợp bị côn trùng cắn là không nghiêm trọng, hiếm khi gây nguy hiểm trừ trường hợp trẻ bị dị ứng hoặc côn trùng có nọc độc mạnh mà thôi.
Nếu có dấu hiệu bất thường như kể ở trên, bạn nên cho bé đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Hi vọng rằng, qua bài viết này bạn đã biết cách xử lý thích hợp nhất khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy.
Những vấn đề liên quan: