Rạn da là hiện tượng rất phổ biến khi mang thai và thường được các mẹ bầu xem như “nỗi ám ảnh”. Bài viết dưới đây chia sẻ nguyên nhân, tác hại cũng như cách phòng ngừa rạn da.
1. Nguyên nhân gây rạn da ở mẹ bầu
Trong thai kỳ, hiện tượng rạn da xảy ra do thay đổi về kích thước cơ thể, làn da không đủ ẩm và độ đàn hồi để thích ứng với sự phát triển của cơ thể, khiến da bị rạn và để lại sẹo.
Khi mang thai, các hormon trong cơ thể thay đổi quá nhanh, không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da
Ngoài ra, cơ địa và yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân bị rạn da ở các mẹ bầu. Nếu mẹ của bạn đã từng bị rạn da thì khi mang thai xác suất bạn bị rạn da sẽ rất cao.
2. Ảnh hưởng của rạn da?
Rạn da không phải là một căn bệnh nên không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mức độ rạn da thường phụ thuộc vào cơ địa và cách ngăn ngừa của mỗi người.
Ban đầu vết rạn thường nhỏ, có màu hồng hoặc nâu đỏ, nâu sẫm. Dần dần, những sắc tố này biến mất và bị thay thế bằng những vệt màu trắng đục, trông giống vết sẹo. Những vết rạn một khi đã xuất hiện thì rất khó để biến mất. Dù mẹ điều trị nhiều cách nhưng cũng phải mất thời gian rất lâu để làm mờ các vết rạn.
Làn da xuất hiện những vết rạn thường kém săn chắc, không mịn màng khiến mẹ tự ti, khó khăn trong việc lựa chọn trang phục để che đi những vết rạn. Vì lý do này mà rạn da dù không nguy hiểm nhưng lại là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu.
3. Cách ngăn ngừa rạn da hiệu quả an toàn
Để hạn chế “nỗi ám ảnh” này, mẹ nên áp dụng những cách ngăn ngừa rạn da từ sớm. Dưới đây là một số cách ngăn ngừa rạn da an toàn dành cho các mẹ bầu:
- Tập thể dục
Tập thể dục nhẹ nhàng là thói quen tốt cho mẹ và bé. Trọng lượng cơ thể nhờ đó mà duy trì sự ổn định, không bị tăng cân quá nhanh và máu huyết trong cơ thể lưu thông dễ dàng.
Tập thể dục nhẹ nhàng là thói quen tốt cho mẹ và bé
Tập thể dục còn giúp làn da tăng thêm sự đàn hồi, hạn chế sự hình thành vết rạn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham gia những lớp tập chuyên biệt cho bà bầu và thực hành các động tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Uống nhiều nước
Mẹ nên uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cần thiết cho da, tránh tình trạng cơ thể thiếu nước, da bị khô, đàn hồi kém và dễ rạn hơn bình thường.
- Kiểm soát cân nặng
Đây cũng là giải pháp giúp ngừa rạn da, bởi lẽ việc tăng cân nhanh chóng đột ngột cũng là góp phần gây rạn da khi mang thai. Do đó, mẹ hãy xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý và khoa học, tăng cân đều và từ từ mẹ nhé!
Kiểm soát cân năng để ngăn ngừa rạn da
- Sử dụng sản phẩm chống rạn
Để ngăn ngừa rạn da hiệu quả thì sản phẩm kem chống rạn da cho bà bầu là rất cần thiết. Với thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, không paraben, không chất tạo mùi, tạo màu; sữa chống rạn da Happy Event giúp nuôi dưỡng, chăm sóc da và ngăn ngừa rạn da hiệu quả, an toàn cho mẹ và bé.
Sữa chống rạn da Happy Event với 33% tinh chất dầu Ô-liu giúp dưỡng ẩm tự nhiên, tăng tính đàn hồi cho mô liên kết, ngăn ngừa hữu hiệu sự hình thành vết rạn và duy trì trạng thái săn chắc vốn có của làn da.
Mẹ nên thoa sữa chống rạn Happy Event 2 lần/ngày vào sáng và tối, từ tháng thứ ba hoặc ngay khi có sự thay đổi trọng lượng cơ thể và tiếp tục sử dụng sau khi sinh đến khi da quay trở lại trạng thái săn chắc ban đầu.
Khi thoa kem chống rạn da cho bà bầu lên bụng, cần nhẹ nhàng xoa bụng bằng đầu ngón tay và không được ấn mạnh.
Xem thêm về:
- Kem chống rạn da nào tốt?
- Làm đẹp da cho bà bầu
- Chăm sóc da cho bà bầu
- Cách chăm sóc da cho bà bầu
- Cách chăm sóc da khi mang thai
- Nguyên nhân bị rạn da khi mang thai