Khi mang thai, phụ nữ sẽ tăng cân do bào thai sẽ càng ngày càng lớn. Bên cạnh việc tăng cân, các Mẹ sẽ không thể tránh khỏi tình trạng rạn da. Bài viết sau đây sẽ giúp các Mẹ hiểu hơn về tình trạng rạn da khi mang thai và những cách phòng ngừa rạn da an toàn và hiệu quả.
Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai từ tháng thứ 4 của thai kỳ
1. Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai
Theo thống kê, có khoảng 70% mẹ bầu sẽ bị rạn da khi mang thai. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự gia tăng của trọng lượng cơ thể trong thời gian mang thai, kéo theo sự giãn ra của da, nhất là ở các vùng da ngực, da bụng, đùi,… khiến các lớp đàn hồi và các sợi collagen trên da bị phá vỡ, gây ra tình trạng đứt gãy mô liên kết ở dưới lớp trung bì của da, dẫn đến các vết rạn.
Có những Mẹ các vết rạn xuất hiện rất sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng lại có mẹ tới tận tháng 8, tháng 9 mới bị rạn. Thậm chí có trường hợp trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện. Do đó, thời điểm xuất hiện rạn da phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mẹ, yếu tố di truyền và mức độ tăng cân. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh vào một thời điểm nào đó thì khả năng xuất hiện các vết rạn cũng cao hơn. Vì vậy, để làn da được bảo vệ và không trở nên xấu xí sau khi xin, các Mẹ cần sớm tìm cho mình biện pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai trước khi các vết rạn xuất hiện.
Một biện pháp dưỡng da kịp thời sẽ giúp Mẹ luôn tỏa sáng, xinh đẹp khi mang thai
2. Dấu hiệu nhận biết rạn da khi mang thai
Khi mới hình thành, những vết rạn da thường kéo dài khoảng 5 – 10mm, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau giai đoạn mang thai chúng sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng. Nếu bạn có nước da tối màu, ngăm đen, vết rạn khi mang thai của bạn thường sẽ có màu sáng hơn tông màu da. Còn với những người da trắng, các vết rạn da thường có màu hồng nhạt nhưng những người da ngăm đen thì các vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh.
Vết rạn da thường kéo dài khoảng 5 – 10mm, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía
3. Cách phòng chống rạn da hiệu quả cho Mẹ bầu
Ở trên là những vấn đề các Mẹ cần biết về rạn da. Vậy có những cách phòng ngừa rạn da nào hiệu quả, an toàn lại ít tốn kém? Hãy cùng theo dõi tiếp những phương pháp chống rạn da sau.
- Bổ sung kẽm
Thiếu kẽm da rất dễ bị rạn. Vì vậy mẹ bầu hãy bổ sung kẽm cho cơ thể. Mẹ có thể uống viên bổ sung kẽm nếu cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên uống theo đơn kê của bác sĩ.
- Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có rất nhiều công dụng hữu ích trong ngăn ngừa rạn da, là công dụng tuyệt vời đối với bà bầu, không chỉ có vậy dầu dừa còn rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Trong dầu dừa có đầy đủ các axit béo bão hòa, bao gồm chủ yếu là axit béo chuỗi trung bình. Các loại axit béo này không dễ bị oxy hóa, vì vậy sẽ không gây tổn hại đến tế bào gốc của da.
Dầu dừa rất hữu ích trong việc trị rạn da
Thời điểm dùng dầu dừa khi mang thai lý tưởng nhất để ngăn ngừa rạn da khi mang thai là từ tháng thứ 4 – 5. Các Mẹ hãy dùng hàng ngày mỗi buổi tối sau khi tắm để bôi lên da bụng.
- Dùng các loại tinh dầu
Các loại dầu có lợi bao gồm: dầu ô liu, dầu Vitamin E, tinh dầu và dầu thầu dầu. Dầu Vitamin E có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của da và do đó ngăn ngừa vết rạn da. Hầu hết các loại dầu này có lợi vì tính chất chống oxy hóa của chúng giúp cải thiện tế bào gốc của da.
- Sử dụng kem chống rạn
Kem chống rạn dành cho bà bầu không chỉ có các thành phần dưỡng ẩm, dưỡng da mà còn chứa những thành phần chuyên trị rạn, giúp tăng độ đàn hồi da nên việc ngăn ngừa hay trị rạn sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn một sản phẩm dưỡng da thông thường. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem trị rạn, các Mẹ nên chú ý khi lựa chọn mua sản phẩm. Nên chọn một loại kem có thành phần dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên và có xuất xứ uy tín để đảm bảo an toàn cho cả Mẹ và thai nhi.
Trên đây là những thông tin về vấn đề rạn da và chống rạn da mà các Mẹ nên biết. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích để Mẹ luôn giữ được làn da đẹp, luôn tỏa sáng cả khi mang thai và sau khi mang thai nhé. Chúc các Mẹ thành công.