Bé bị côn trùng cắn, đốt mẹ nên làm gì?

0
1723
Bé bị côn trùng cắn, đốt mẹ nên làm gì?

Trẻ nhỏ hiếu động, thích tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Vì vậy nên khó tránh khỏi đôi lúc bé sẽ bị côn trùng tấn công. Nhưng lúc như vậy, mẹ băn khoăn không biết bị côn trùng đốt bôi thuốc gì, mẹ phải làm gì để giúp bé thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cách xử lý khi bé bị côn trùng đốt.

1/ Sát trùng vết thương

Trước khi điều trị bằng các loại thuốc trị ngứa ngoài da tốt nhất, việc sát trùng vết thương là một việc rất quan trọng mà các mẹ phải thực hiện đầu tiên khi phát hiện bé bị côn trùng tấn công.

Bé bị côn trùng cắn, đốt mẹ nên làm gì?

Cần phải vệ sinh vết thương cho bé để loại bớt độc tố cũng như vi khuẩn

Mẹ cần vệ sinh vết đốt cho bé càng nhanh càng tốt, tránh lây lan sang các vùng da lân cận và tình trạng nhiễm trùng. Mẹ có thể dùng nước muối rửa sạch vết thương để loại bỏ bớt độc tố cũng như các vi khuẩn gần vết thương. Muối là một gia vị có sẵn trong nhà bếp của mỗi gia đình nên việc pha nước muỗi là việc làm rất dễ dàng không mấy khó khăn. Khi bé bị côn trùng cắn, các mẹ hãy pha muối với một chút nước và thoa lên vùng bị cắn. Nước muối không chỉ làm dịu vết cắn của côn trùng, mà nó còn có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và ngăn chặn sự phồng rộp cho trẻ. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng xà phòng hoặc các dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết thương cho bé.

2/ Không cho trẻ gãi, nặn hay chà xát vết thương

Khi phát hiện bé bị côn trùng cắn thì mẹ tuyệt đối không được để cho bé gãi, nặn hay chà xát vì điều này sẽ làm miệng vết thương thêm lở loét và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tốt nhất mẹ nên cấm bé sờ vào vết thương vì có thể sẽ lây truyền vi khuẩn từ tay vào vết thương.

Bé bị côn trùng cắn, đốt mẹ nên làm gì?

Không được để bé gãi, chà xát vết thương sẽ dễ gây nhiễm trùng

3/ Điều trị vết thương

Tùy vào mỗi loại côn trùng và thể chất của mỗi bé mà mức độ vết thương nặng nhẹ khác nhau. Có nhiều trường hợp, không cần phải làm gì cả, chỉ cần đợi vài tiếng sau là vết cắn hết sưng đỏ và mọi thứ trở lại như cũ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết cắn sưng tấy đỏ hoặc côn trùng có nọc độc có thể gây nguy hiểm.

Các mẹ vẫn hay truyền tai nhau các biện pháp dân gian để điều trị vết côn trùng cắn như: dùng nước cốt chanh, kem đánh răng, đá… Các biện pháp truyền thống này tuy làm giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn và có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất Metyl Salicylat, tuy là một chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, nhưng rất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ,  khi xoa ở diện rộng còn có thể làm rối loạn thân nhiệt.

Bé bị côn trùng cắn, đốt mẹ nên làm gì?

Thuốc thoa đặc trị cho vết cắn của côn trùng là lựa chọn an toàn và hiệu quả

Các mẹ nên sử dụng các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho bé để khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng. Khi chọn mua những sản phẩm này, mẹ hãy chú ý lựa chọn sản phẩm đến từ thương hiệu lớn, uy tín để đảm bảo chất lượng, an toàn cho bé nhé.

Những ngày tiếp theo, hãy giữ vết cắn sạch sẽ và khô thoáng. Chú ý các bé bị côn trùng cắn sưng tấy xem có biểu hiện gì khác lạ không.

4/ Nếu tình hình quá tệ, hãy gọi bác sĩ

Hãy hết sức lưu ý nếu bé bị cắn ở gần miệng hoặc côn trùng đã cắn bé là loại có nọc độc hoặc là bé đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các vết cắn, đốt tương tự trong quá khứ.

Nếu thấy những triệu chứng sau bạn nên gọi điện hoặc đưa bé đi khám càng sớm càng tốt:

  • Phát ban nổi mụn nước hoặc mụn thâm đỏ khắp da – dấu hiệu của dị ứng.
  • Sưng mặt, khó thở.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Vết cắn chảy máu, càng lúc càng sưng tấy đỏ – đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.

5/ Phòng ngừa côn trùng cắn

Côn trùng cắn sẽ để lại những hậu quả nghiệm trọng không chỉ cho các bé mà còn cho cả người lớn. Chính vì vậy mà bạn cần có các biện pháp phòng chống côn trùng ngay tại nhà như:

  • Không để côn trùng có nơi cư trú bằng cách luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng. Lưu ý nên phun thuốc khi trong nhà không có người và đóng kín cửa để đạt hiệu quả cao.
  • Áp dụng biện pháp phòng chống côn trùng nhờ cây cối như sả, chanh, hương thảo, húng quế, bạc hà, hoa hồng, phong lữ… Các loại cây thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa sâu bọ đến gần chúng ta.

Bé bị côn trùng cắn, đốt mẹ nên làm gì?

Mẹ có thể trồng cây sả quanh nhà để xua đuổi côn trùng, sâu bọ

  • Khi phát hiện côn trùng bò lên người của con, mẹ nên tìm cách gỡ/ tách chúng ra. Tránh chà xát hay đập chết côn trùng vì dịch tiết có chứa độc chất của chúng có thể ngấm vào da.
  • Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình.
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến các vườn cây, đi dã ngoại…

Bé bị côn trùng cắn, đốt mẹ nên làm gì?

Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm chống muỗi an toàn cho bé

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn mẹ đã biết khi bé bị côn trùng cắn mình nên làm gì để giúp bé rồi nhỉ. Mẹ đặc biệt lưu ý, khi lựa chọn mua các sản phẩm thuốc bôi côn trùng cắn cho bé thì phải chọn những sản phẩm đến từ thương hiệu lớn và đã được Bộ Y Tế kiểm duyệt nhé. Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe!

Nguồn: Tổng hợp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here