Mẹ luôn cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề trong thai kì của mình, từ cách dưỡng da cho bà bầu, đến cách nghỉ ngơi, tư thế ngủ lẫn việc ăn gì, ăn khi nào, … Ăn uống luôn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm đối với mẹ bầu. Ăn ít sẽ khiến mẹ lo lắng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhưng ăn nhiều thì rạn da, cơ thể nặng nề vì tăng cân nhanh. Mẹ phải ăn sao để con khỏe mạnh, mẹ không tăng cân nhanh?
1/ Tác hại của tăng cân nhanh
Với mẹ:
Mẹ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy chị em sẽ bị mệt mỏi, cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Ngoài ra, mẹ to – con to cũng sẽ bị đe dọa bởi căn bệnh tiểu đường.
Không chỉ có thế, việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu. Với các mẹ bầu quá cân, mẹ khó lấy lại được vóc dáng sau sinh. Chưa kể, mẹ cũng có thể bị các bệnh như tim mạch, tiểu đường.
Tăng cân nhanh gây cho mẹ nhiều tác hại
Với thai nhi:
Theo các chuyên gia, thai nhi to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim, dẫn đến xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.
Thai nhi quá to cũng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ các mẹ chọn đẻ mổ không ngừng tăng. Khi thai nhi quá to, quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Mẹ bầu cũng dễ bị vỡ tử cung. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong..
Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo, những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại nạo. Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều hơn các bé khác. Chưa kể ở thế sinh khó, các bé cũng bị chấn thương như gãy tay, gãy xương đòn.
2/ Nguyên tắc ăn uống để con khỏe, mẹ không tăng cân nhiều
Chia nhỏ các bữa ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm. Việc này không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi mà còn giúp mẹ nạp đủ calo, chất dinh dưỡng cần thiết và làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa trong cơ thể. Hơn nữa, cách này cách này còn giúp khắc phục tình trạng nghén, kén ăn trong những tháng đầu. Không tăng cân nhanh, giảm nguy cơ rạn da, mẹ sẽ không còn phải quá lo lắng lựa chọn kem chống rạn da nào tốt và an toàn nữa.
Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh và hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin, chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh khi mang thai còn giúp bà bầu tránh được tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Do đó, trong mỗi khẩu phần ăn, bà bầu nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ: 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ.
Hơn nữa, mẹ bầu nên hạn chế các loại đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh. Bởi những loại đồ ăn này sẽ chỉ khiến mẹ tăng cân chóng mặt mà không hề bổ sung dinh dưỡng cho con phát triển và còn gây trở ngại cho cách chăm sóc da khi mang thai của mẹ.
Rau xanh và hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin, chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Ăn uống để vào con mà không vào mẹ không có nghĩa là ăn như khi mẹ ăn kiêng. Khi mang thai, mẹ bầu không nên hạn chế tinh bột hay chỉ ăn rau mà phải ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, dù bị ốm nghén, thèm ăn một món nhất định thì mẹ cũng không nên ăn trường kỳ vì điều đó sẽ khiến con bị thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia.
Ăn chậm, nhai kỹ
Do những thay đổi hoocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV hay điện thoại mà thay vào đó là ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày. Hơn nữa, thói quen này còn kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
Mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV hay điện thoại mà thay vào đó là ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày
Uống đủ nước, tránh nước ngọt, bia rượu
Uống đủ nước sẽ là biện pháp cứu cánh cho cơn đói đang làm phiền mẹ bầu, giúp ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Tuy cần uống nhiều nước nhưng mẹ bầu không nên uống nước ngọt, nước có ga hay bia rượu, cà phê. Thay vào đó, mẹ nên uống nước lọc, nước canh, nước hoa quả để tốt cho con mà không làm mẹ tăng cân. Uống đủ nước, tránh nước nước ngọt là cách dưỡng da cho bà bầu hiệu quả.
- Gợi ý thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều
Thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều cần đảm bảo những chất sau:
– Tinh bột: Một ngày nên ăn 2-3 bát cơm, buổi sáng nên ăn bánh mì hoặc khoai lang.
– Thịt: Mẹ bầu nên ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt bò. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa.
– Cá: Mỗi tuần nên 2-3 bữa, có thể kho, hấp, luộc, nướng, nấu canh hoặc nấu cháo. Bà bầu có thể ăn đa dạng các loại cá: cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá hồi,…
– Rau: Mỗi bữa ăn đều cần có rau xanh. Nên ăn những loại rau có màu đậm bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi.
– Hoa quả: Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong bữa chính và bữa phụ.
– Trứng: Tuy trứng rất tốt nhưng bà bầu chỉ nên ăn 3-4 quả mỗi tuần.
– Sữa: Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, nên uống loại không đường để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ).
– Nước: Cung cấp đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày đã bao gồm, sữa, canh, súp, và hoa quả.
Mẹ cần tuân thủ thực đơn hợp lý để không tăng cân nhiều
Sau đây là thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều mà con vẫn khỏe mạnh, các mẹ có thể tham khảo:
– Sáng (7h): 1 tô phở bò + 1 ly nước cam
– Phụ sáng (9h): 1 lý sữa tươi + 1 quả táo
– Trưa (11h): 1 bát cơm + bò xào rau cải + canh bí đỏ + cá kho
– Phụ chiều (15h): 1 hũ sữa chua + 1 quả kiwi
– Tối (5h): 1 bát súp thịt gà + 1 đĩa rau luộc
– Khuya (20h): 1 ly sữa tươi + trái cây đủ loại
Tình trạng tăng cân là một trong những nguyên nhân chính gây rạn da cho mẹ bầu, mẹ cần thực hiện uống nước đầy đủ, tập thể dục, sử dụng kem chống rạn da thiên nhiên, cung cấp cho cơ thể vitamin E để ngăn ngừa rạn da khi mang thai, bảo vệ sức khỏe làn da của mình.
Nguồn: Tổng hợp