Sau khi tắm cho bé yêu, nhiều bậc cha mẹ có thói quen thoa phấn rôm vào những nếp gấp trên cơ thể như cổ, nách, bẹn… Tuy nhiên, điều này, không phải lúc nào cũng tốt cho bé yêu. Nếu những vùng da này chưa được lau khô hẳn, phấn dễ bị bết và dính lại ở đó, khiến da của bé không “thở” được. Ngoài ra, nếu thoa phấn rôm cho bé trong mùa hè, mồ hôi ra hòa với phấn rôm sẽ bít lỗ chân lông, gây nên hiện tượng dị ứng hoặc dân gian vẫn gọi là “hăm”.
Sử dụng phấn rôm cho trẻ sơ sinh
Các sản phẩm đáng tin cậy là sản phẩm có đóng dấu đã được kiểm duyệt an toàn bởi FDA (U.S. Food and Drug Administration – CỤC QUẢN LÝ THỰC PHẨM và DƯỢC PHẨM HOA KỲ). Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đọc kỹ các thành phần sản phẩm trước khi mua, bởi trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm có chứa các thành phần hóa chất độc hại và không tốt cho sức khỏe của bé.
Mẹ không nên sử dụng cùng lúc một lượng lớn trên da của bé, vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng da, thậm chí phồng rộp da nếu bé bị dị ứng với hóa chất có trong sản phẩm. Hơn nữa, nguy cơ bé hít phải phấn rôm cũng là một mối quan tâm của các mẹ. Theo thời gian, lượng phấn bé hít phải sẽ tồn đọng trong phổi và gây tổn thương.
Cách chọn phấn rôm an toàn cho bé
Nên chọn phấn rôm của các nhãn hàng có uy tín để đảm bảo về chất lượng, giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng da cho trẻ.
Cách tốt nhất là nên chọn sản phẩm phấn rôm có xuất sứ từ Organic, hoàn toàn tự nhiên và không lo gây dị ứng ở trẻ.
Các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về những nhãn hàng đuợc đảm bảo chất lượng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi FDA.
Nếu da bé bị khô, mẹ nên sử dụng kem dưỡng da giúp cân bằng và làm ẩm da thay vì tiếp tục cho con sử dụng phấn. Dĩ nhiên các sản phẩm này cũng phải là sản phẩm chất lượng, tốt nhất là từ organic.
Có nhiều loại phấn trẻ em trên thị trường nhưng mẹ nên ưu tiên phấn được điều chế từ bột hoa cúc . Loại phấn này đã được kiểm nghiệm và chứng minh là an toàn hơn cho trẻ em.
Các lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho trẻ
Khi thay tã cho bé, nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh để bé nghịch, chơi với chai đựng phấn.
Không nên sử dụng phấn trực tiếp trên da bé. Thay vì vậy, mẹ nên đổ lên tay và xoa nhẹ lên da của con.
Không nên mở quạt hay ngồi gần của sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm bé hít phải bột phấn.
Đặc biệt chú ý những vùng da có nếp gấp như da cổ, nách. Không nên sử dụng quá nhiều. Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da.
Đặc biệt, khi dùng phấn rôm cho các bé gái, các mẹ phải cẩn thận không được bôi ở sát vùng kín, mặt đùi trong, ngoại âm hộ, bụng dưới.
Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt.
Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẫn đỏ, ngứa, sưng tấy.
Sau khi sử dụng cần cất ngay phấn rôm vào chỗ quy định, không được để cho trẻ dùng làm đồ chơi, tránh xoa cho trẻ ở những nơi có gió, tránh cho gió thổi bay những bột này vào khí quản của trẻ.
Xem thêm bài viết :