Cách tập cho bé ăn cơm cực đơn giản mà mẹ bỉm nào cũng biết

0
709

Giai đoạn chuyển từ cháo sang ăn cơm là bước chuyển vô cùng quan trọng hoàn thiện hệ tiêu hoá và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nhiều bé rất dễ gặp tình trạng không hợp tác, biếng ăn dẫn đến sụt cân hoặc chững cân khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu.

Đừng quá lo lắng, tất cả đều phải có quá trình cho bé làm quen, cùng đọc tiếp bài viết dưới đây để biết cách tập cho bé ăn cơm đúng cách và cực đơn giản nhé!

giai-doan-tap-cho-be-an-com-la-khong-he-de-dang-earthmama

Giai đoạn tập cho bé ăn cơm là không hề dễ dàng

Bài viết liên quan: 

1. Giai đoạn phù hợp để bé bắt đầu tập ăn cơm

Việc đầu tiên và cũng quan trọng nhất là mẹ phải xác định thời điểm tập cho bé ăn cơm khi nào để chuyển từ ăn cháo sang cơm. Nếu mẹ cho bé ăn cơm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá còn non nớt của bé, còn ngược lại nếu cho trẻ tập ăn cơm quá trễ sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất đồng thời trẻ khó thích nghi dẫn đến tình trạng biếng ăn gây khó khăn hơn về sau.

Mẹ nên lưu ý thời điểm tập cho trẻ ăn cơm rất quan trọng

Theo các chuyên dinh dưỡng, thời điểm mẹ có thể bắt đầu cho bé chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm là sau 18 tháng tuổi, lúc này hầu như răng trẻ đã mọc ít nhất 16 chiếc răng sữa, ban đầu sẽ là cơm nhão đến tháng thứ 24 răng bé khi bé mọc hoàn thiện được khoảng 20 chiếc răng sữa bạn có thể bắt đầu cho bé ăn cơm mềm.

2. Cách tập cho bé ăn cơm dễ dàng và đơn giản

Đây là một giai đoạn khó khăn không kém giai đoạn tập ăn dặm, từ 19 tháng tuổi mẹ sẽ cho bé làm quen với cơm nhão, cơm nát trước, vậy các mẹ đã biết cách tập cho bé ăn cơm nát như thế nào cho đúng cách để bé hợp tác nhất, mẹ có thể thực hiện theo một số bước dưới đây

  • Bước 1: Cơm nát cho bé tập ăn phải thật mềm, và nát, bạn có thể nấu trong chén nhỏ để chung nồi, đổ lượng nước nhiều hơn để cơm mềm, nhão bé dễ xử lý hơn.
  • Bước 2: Ban đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 3-4 muỗng cơm chín mềm, nếu trước đó bé ăn cháo sẽ nhanh hơn chỉ cần nuốt, thì đến giai đoạn này sẽ lâu hơn vì bé phải tập nhai, nên mẹ chỉ cần cho ăn ít và sau đó tăng dần khẩu phần.
  • Bước 3: Chọn thức ăn kèm dễ tiêu hoá, phù hợp với giai đoạn của bé như thịt, rau, cá, tôm,… các thực phẩm đều được nấu chín mềm và thái nhỏ, đối với thịt nên hầm nhừ và băm nhỏ. Nấu món gì cho bé tập ăn cơm cũng là một trong những vấn đề làm nhiều mẹ đau đầu.

Cơm cho bé phải mềm, nát để bé dễ nhai nên mẹ cần lưu ý loại gạo nấu cho con

Đồng thời mẹ cần lưu ý những mẹo cho bé tập ăn cơm như thế nào để tăng hiệu quả ăn cơm cho bé

  • Cách tập cho bé ăn cơm đúng chuẩn là cần điều chỉnh độ thô hợp lý, thức ăn nấu chín mềm, thịt và rau củ  băm nhỏ hoặc nghiền nát.
  • Với thức ăn kèm không nên làm dụng quá nhiều thức ăn quá bổ dưỡng dễ gây các vấn đề tiêu hoá cho bé.
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều: vào giai đoạn mới tập cho bé ăn cơm bạn chỉ nên cho bé ăn với lượng ít, giữ nguyên 2 bữa cháo chỉ nên ăn một bữa cơm, sau đó liên tục thay đổi bữa cơm, bữa cháo đặc để thay đổi cho bé dễ ăn.
  • Để bé tự do lựa chọn món ăn cho bé tập ăn cơm ưa thích việc này sẽ tạo hứng thú giúp bé ăn ngon hơn và ăn nhiều hơn Một bữa ăn chỉ kéo dài 30 phút, khi trẻ ngậm và không nhai thì nên kết thúc bữa ăn.
  • Mẹ không nên nản lòng: với giai đoạn này bé đang tập nhai và xử lý thức ăn nên có nhiều trẻ dễ biếng ăn và sụt cân khiến mẹ nản lòng từ bỏ cho bé ăn cháo trở lại thì sẽ bỏ lỡ giai đoạn vàng thay đổi cho con.

Cả mẹ và bé cùng cố gắng để giai đoạn tập cho bé ăn cơm trở nên dễ dàng hơn nhé

Để giai đoạn tập cho bé ăn cơm diễn ra dễ dàng hơn thì lịch trình và thời gian của mỗi bữa ăn cũng khá quan trọng, mẹ tiếp tục tìm hiểu nhé.

3. Thời gian của các bữa ăn khi bé bước vào giai đoạn tập ăn cơm

Đến giai đoạn này mẹ nên nắm rõ ăn là chính và sữa là phụ, ăn cơm sẽ là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé, bạn nên đảm bảo đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày.

  • Buổi sáng: Cho bé ăn cháo, ngũ cốc hoặc uống sữa công thức. Gợi ý một số món như cháo trứng, cháo thịt heo, cháo thịt bò, bánh mì, nui thịt, phở hoặc súp,…
  • Giữa buổi sáng (9h): có thể cho bé ăn nhẹ váng sữa, sữa chua, bánh quy hoặc uống nước ép.
  • Buổi trưa: Đây là buổi bạn nên kết hợp tập cho bé ăn cơm nhuyễn, kèm thịt cá, rau củ chín mềm, thái nhỏ.
  • Giữa buổi chiều (14h): Mẹ nên cho bé ăn trái cây, sữa chua phô mai hoặc các món ăn nhẹ, nên bổ sung thêm nước ép trái cây để tăng cường vitamin cho bé
  • Buổi tối: Ăn cháo đặc hoặc ăn cơm kèm thức ăn dễ tiêu, thực đơn nên khác buổi trưa để không làm trẻ ngán.
  • Trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Khi bé đã tập làm quen với cơm một thời gian mẹ nên tăng khẩu phần ăn và lượng thức ăn để đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất cho bé phát triển.

4. Thực đơn cho bé làm quen với giai đoạn tập ăn cơm

Thực đơn cho bé tập ăn cơm phải bao gồm ít nhất 2 món: 1 món canh và 1 món mặn hoặc món xào, đầy đủ chất xơ, đạm và tinh bột. Cơm phải được nấu mềm, nát để hỗ trợ bé nhai dễ hơn, các thức ăn khác cần được nấu chín mềm, thái nhỏ vừa với độ thô của bé. Thay đổi thực đơn liên tục theo ngày, tuần và theo mùa.

Mẹ có thể tham khảo một số món mặn cho bé tập ăn cơm giàu dưỡng chất và phù hợp với giai đoạn tập ăn cơm của trẻ

Trứng cuộn

  • Là một thực phẩm giàu choline và protein, trứng rất tốt cho sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ. Bạn nên bổ sung trứng hàng tuần cho trẻ nhé.
  • Cách thực hiện: với nguyên liệu là 2 lòng đỏ trứng gà, gia vị, dầu ăn. Đánh tan lòng đỏ trứng cho 1 ít gia vị chiên với ít dầu sau đó cuộn tròn lại.
  • Trứng cuộn thơm ngon, dễ cầm nắm, mềm là một trong các món cho bé tập ăn cơm mẹ nên thử.

Trứng cuộn thơm ngon, dễ cầm và mềm rất thích hợp cho bé

Đậu phụ hấp trứng thịt 

  • Đây là một trong các món ăn cho bé tập ăn cơm đầy đủ dưỡng chất cho bé và rất dễ tiêu hoá.
  • Cách thực hiện: với nguyên liệu đậu phụ, trứng, thịt băm, hành, gia vị. 
  • Bạn rửa sạch hành, thái nhỏ trộn với thịt và gia vị để thấm trong 15 phút. Đậu phụ rửa sạch, để ráo, xắt miếng nhỏ.
  • Cho hỗn hợp đậu phụ, thịt băm và hành lần lượt vào bát, sao đó đập quả trứng lên phần thịt.
  • Hấp cách thuỷ hỗn hợp trên trong 15 phút, để thức ăn ấm dần và cho bé ăn.

Thịt gà viên rau củ 

  • Đối những bé ít ăn rau củ thì đây sẽ là món ăn khá tốt cho bé, với màu sắc bắt mắt của những viên thịt thơm mềm bé sẽ thích thú ăn hơn.
  • Cách thực hiện: Thịt gà rút hết xương xay nhuyễn cùng rau củ như cà rốt, rau cải, bí đỏ,..viên thành những viên tròn và chiên lên.
  • Với cách thức thực hiện khá nhanh chóng, món ăn thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất thì đây là lựa chọn không tồi cho các mẹ.

Gà viên rau củ đầy màu sắc sẽ gây thích thú cho bé 

Su su cà rốt xào thịt 

  • Là một món đầy đủ dưỡng chất, món này mẹ có thể nấu cho cả gia đình cùng ăn, riêng phần của bé mẹ cắt nhỏ hơn và làm mềm thức ăn hơn.
  • Cách thực hiện: Su su và cà rốt, hành lá rửa sạch, cắt sợi nhỏ, thịt heo cắt mỏng. Su su, cà rốt gọt vỏ, cắt sợi nhỏ. 
  • Cho dầu nói khử với hành cho có mùi thơm, xào chín thịt heo sau đó lần lượt cho cà rốt, su su và hành lá vào, nêm 1 ít gia vị và trình bày món ăn.
  • Món này nên kết hợp ăn với cơm nóng sẽ rất ngon.

Risotto hoặc cơm nát 

  • Risotto dẻo mềm là món ăn thường được áp dụng cho bé đang trong giai đoạn tập cho bé ăn cơm
  • Nguyên liệu: Tôm, trứng, khoai tây, đậu hà lan, cà rốt
  • Cách làm: Tôm hấp chín, băm nhỏ hoặc thái hạt lựu tuỳ theo cách xử lý độ thô của từng bé. Trứng gà rán mỏng thái hạt lựu. Các loại củ quả sau khi hầm mềm cắt sợi nhỏ. 
  • Đun nóng dầu phi hành cho thơm, sau đó cho hỗn hợp tôm cùng rau củ hầm vào đảo vài lượt, nêm thêm chút gia vị vừa ăn. Mẹ đổ thức ăn ra bát, để nguội vừa ăn rồi trộn trứng rán vào cơm nát cho bé ăn.

Món ăn đầy đủ dưỡng chất và khá thơm ngon cho bé

Canh gà nấm 

  • Canh gà nấm là một trong số các món canh ngon cho bé tập ăn cơm thơm ngon và đầy dinh dưỡng.
  • Bạn cần có xương gà, nấm hương, kỷ tử, súp lơ xanh và cà rốt.
  • Cách thực hiện: Kỷ tử ngâm nước và rửa sạch, nấm hương làm sạch ngâm cho nở, cà rốt, súp lơ rửa sạch cắt nhỏ.
  • Dùng xương gà ninh lấy nước dùng thơm ngon, sau khi có nước dùng cho kỷ tử và nấm hương vào chín rồi mới cho cà rốt, nêm gia vị vừa ăn sau đó mới thêm súp lơ xanh, sau khi chín thì tắt bếp thêm ít hành lá cho faayj mùi, món này nên thưởng thức khi còn nóng sẽ ngon hơn nhé!

5. Những lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ khi tập cho bé ăn cơm

  • Mẹ không nên chan canh vào cơm khi trẻ bắt đầu tập ăn cơm, việc này tuy giúp bé dễ nuốt thế nhưng lại hình thành thói quen lười nhai, ảnh hưởng đến việc phát triển cơ hầm và việc nuốt trọng thức ăn sẽ cản trở quá trình tiêu hoá, không tốt cho dạ dày của bé.
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn để đa dạng dinh dưỡng cũng như tạo hứng thú cho việc ăn của con, bạn có thể thay thế cơm bằng nui, bún,..để bé đỡ ngán hơn.
  • Ở giai đoạn từ 18 đến 24 tháng trong lúc tập cho bé ăn cơm mẹ có thể khuyến khích cho con bốc hoặc tự xúc ăn tạo hứng thú cho bữa ăn.
  • Nên cho bé tham gia trong bữa ăn cùng gia đình để hình thành thói quen ăn uống tự lập ngay từ sớm.

Để trẻ được lựa chọn món ăn và tự lập trong bữa ăn từ sớm

Qua bài viết này hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về giai đoạn tập cho bé ăn cơm cũng như tham khảo thêm những thực đơn và xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Chúc các mẹ bỉm thành công trong quá trình nuôi dạy con.

————-

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here