Căng giãn tĩnh mạch khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

0
3256

Trên thực tế, hiện tượng giãn tĩnh mạch rất hay xảy ra với các mẹ bầu đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Liệu căn bệnh này có ảnh hưởng xấu đến thai nhi cũng như sức khoẻ của mẹ bầu không? Những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết này.

Mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch phải làm sao?

1/ Điều cần biết về giãn tĩnh mạch

Những tĩnh mạch ở khắp cơ thể sẽ giãn to hơn để thích ứng với sự tăng thể tích máu khi mang thai. Ngoài ra, sự phát triển của bào thai sẽ tạo ra một sức ép lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu và vùng chân. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng giãn tĩnh mạch của các mẹ bầu. Với một số phụ nữ, sự thay đổi này có thể thấy rõ ở các tĩnh mạch nông cẳng chân; hiện tượng này thường không nghiêm trọng cho sức khoẻ nhưng gây khó chịu vì có thể lở loét, đau ở cẳng chân. Cùng thời điểm này, do cân nặng tăng nhanh cũng tạo nhiều áp lực lên vùng chân và cũng được xem là nguyên bị rạn da của các mẹ bầu.

Giãn tĩnh mạch khi mang thai không nguy hiểm nhưng sẽ mang đến cảm giác khó chịu

2/ Biểu hiện của chứng giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch không phải là hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Biểu hiện rõ nhất là phần chân với các búi tĩnh mạch giãn một cách bất thường, có người quen gọi là sợi gân xanh nổi dưới da, đặc biệt dễ nhận thấy ở người da trắng, mỏng.

Các bác sản khoa cho biết, có đến 50% phụ nữ mang thai bị phù cổ chân và cẳng chân và có đến 20% trong số đó bị giãn tĩnh mạch âm hộ và âm đạo. Và có khoảng 0,14 – 1,0% phụ nữ mang thai bị huyết khối tĩnh mạch sâu.

Có 20% mẹ bầu mắc bệnh giãn tĩnh mạch

Các hiện tượng giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở cuối thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Thông thường các huyết khối tĩnh mạch sâu thường rất khó phát hiện qua các phương pháp khám thông thường. Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến trường hợp bị nhồi máu phổi nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi.

3/ Nguyên nhân của chứng giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do lượng máu trong hệ tĩnh mạch chiếm 65-75% tổng lượng máu của cơ thể (gấp 3 lần lượng máu trong hệ động mạch). Trong đó, lượng máu ở hệ tĩnh mạch nông chiếm 15% và 85% ở trong hệ tĩnh mạch sâu.

Khi thai phụ phải đứng quá lâu hoặc đi giày cao gót khi mang thai có thể khiến cho lượng máu tĩnh mạch cẳng chân tăng thêm 500 ml. Khi áp lực thủy tĩnh cao hơn áp lực keo và áp lực mô sẽ dẫn đến thoát dịch ra khoảng gian bào và gây ra phù chân.

Các nguyên nhân chủ yếu gây giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai là do:

  • Giảm trương lực co mạch hoặc độ đàn hồi của mạch máu do hormone sinh dục nữ tăng cao trong thời kỳ thai nghén;
  • Thể tích máu tăng mạnh từ 20 – 30% trong thời kỳ mang thai
  • Áp lực tĩnh mạch gấp 2 – 3 lần do bị tử cung chèn ép trong tĩnh mạch chủ dưới khi nằm ngửa ở thời điểm 3 tháng cuối.
  • Vận tốc dòng máu tĩnh mạch bị giảm trong thời kỳ mang thai, có thể giảm tới một nửa trong 3 tháng cuối ở thời kỳ thai nghén
  • Các van tĩnh mạch bị hở do tĩnh mạch căng ra và trở nên suy cơ năng. Các van tĩnh mạch bị hở này sẽ trở về bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn không hồi phục và gây giãn tĩnh mạch sau sinh.

Bên cạnh đó, hiện tượng tăng đông sinh lý trong quá trình mang thai cũng là một trong những nguyên nhân tăng các khối huyết trong thai kỳ khiến cho các tĩnh mạch bị giãn ra.

Mẹ bầu không được xem thường chứng giãn tĩnh mạch

Hy vọng những kiến thức trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here