Cho trẻ ăn uống như thế nào trong quá trình tập đi?

0
1816

Nhu cầu sinh dưỡng của trẻ trong từng lứa tuổi là khác nhau, đặc biệt vào giai đoạn tập đi, bé có sự phát triển vượt bậc về tinh thần và thể chất vì vậy bố mẹ cần bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào. vậy bố mẹ đã biết cho trẻ ăn uống như thế nào trong quá trình tập đi chưa? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết nhé ! 

Giai đoạn bé tập đi

1. Tăng cường canxi vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ tập đi

Khi trẻ bắt đầu mò mẫm tự di chuyển bằng đôi chân của mình được trẻ sẽ thực hiện chiến dịch khám phá mọi ngóc ngách trong nhà như: leo trèo, chạy nhảy, lắp ghép, bới tung đồ đạc, đòi hỏi, nói nhiều … Giai đoạn này trẻ sẽ có những sự phát triển rất mạnh mẽ về trí tuệ, cảm xúc, khả năng ngôn ngữ, đặc biệt là khả năng vận động. Chính vì vậy các mẹ hãy tập trung tăng cường cho con những loại thực phẩm cung cấp dưỡng chất hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển toàn diện 4 khía cạnh này và canxi là ưu tiên sẽ là ưu tiên số 1 cho trẻ.

Những hoạt động của một đứa trẻ mới tập đi

Chiều cao của con người ảnh hưởng bởi 32% từ yếu tố dinh dưỡng. Bởi vậy canxi là dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung nhất trong giai đoạn tập đi của trẻ bởi đây là giai đoạn lý tưởng nhất giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và phát triển hệ vận động.

Trong năm đầu đời nếu được chăm sóc tốt chiều cao của trẻ sẽ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo sau trẻ tăng thêm 10 cm mỗi năm. Chiều cao vượt trội, xương chắc khoẻ sẽ giúp trẻ cực tham gia vào các hoạt động vui chơi đồng thời tăng khả năng quan sát nhận biết và phát triển về tâm lý.

Những thực phẩm giàu canxi tốt cho xương, răng và hệ vận động của trẻ như: tôm, cua, hàu, sữa và chế phẩm từ sữa … Trung bình một đứa trẻ trong giai đoạn này cần 500mg can xi/ngày. Tức là bé cần uống từ 2 cốc sữa (tương đương với 8 thìa sữa bột) trở lên mới đáp ứng đủ nhu cầu canxi cơ thể cần.

2. Ngoài ra, Chế độ ăn uống cân bằng là sự kết hợp hài hòa các thành phần sau đây:

Carbohydrate (tinh bột):

Bánh mì

Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, cơm, bún, mì sợi…Bạn có thể cho bé ăn nhóm thực phẩm tinh bột vào các bữa chính và các bữa phụ.

Trái cây và rau quả:

Bao gồm các loại rau xanh, trái cây như cà rốt, cà chua, chuối, rau lá xanh…Hãy cho bé ăn nhiều loại rau quả và trái cây khác nhau với các màu sắc khác nhau vì chúng chứa các loại dưỡng chất khác nhau. Đảm bảo cho bé ăn 5 khẩu phần rau quả trái cây mỗi ngày, nhưng bạn phải nhớ khẩu phần của bé ít hơn so với chúng ta.

Sữa và sản phẩm từ sữa:

Sữa

Bao gồm sữa, sữa chua, phô-mai. Sữa là một phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bé, nhưng bạn cũng cần cho bé ăn thêm các sản phẩm từ sữa vì chúng rất giàu can-xi. Bé chập chững đi cần 3 khẩu phần sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày kể cả bữa phụ.

Protein (chất đạm):

Bao gồm trứng, thịt, cá, đậu. Nhóm thực phẩm này chứa đạm và còn cung cấp cho bé chất sắt, chất béo-Omega 3. Bé cần 2 khẩu phần mỗi ngày, nên ăn kèm với thực phẩm và thức uống giàu vitamin C để giúp hấp thu chất sắt.

Chất béo và đường:

Bao gồm dầu, bơ, bánh ngọt và bánh quy. Một số loại dầu ăn cung cấp chất béo Omega 3 và Omega 6. Bạn nên cho nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé, nhưng bạn phải nhớ đây là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế cho các thực phẩm khác.

3. Thực phẩm mẹ không nên cho con ăn khi bé mới biết đi

Các loại thịt chế biến: Các loại thịt chế biến chứa nhiều nitrat- chất bảo quản và dùng để duy trì màu sắc cho thực phẩm. Natri nitrat là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ u não, bệnh bạch cầu, ung thư cổ họng. Đây là một trong những loại thực phẩm gây hại cho trẻ mới biết đi của bạn.

Đồ uống chứa hương liệu: Mọi người đều biết nước sô- đa và cocacola không tốt cho sức khỏe nên việc cho trẻ uống là rất nguy hiểm bởi nó chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất tạo màu và axit.

Ngay cả nước trái cây, sữa chua hoa quả chứa nhiều chất phụ gia và đường gây hại cho trẻ, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ.

Thực phẩm ăn liền: Đồ đóng gói như cháo, mì… rất nhiều sắt nên gây hại cho trẻ mới biết đi vì chúng chứa hương vị nhân tạo, chứa hóa chất dẫn đến dị ứng, mất cân bằng hoocmon.

Mì tôm

Đồ ăn chiên: Đồ ăn chiên chứa nhiều dầu, muối, hương vị nhân tạo và chất tạo màu. Nghiên cứu cho thấy, đồ ăn chiên ảnh hưởng đến quá trình điều tiết glucose và sản sinh insulin khiến trẻ nhanh đói.

Ngoài ra, một số đồ ăn chiên còn chứa acrylamide – một hợp chất liên quan đến chậm phát triển, trở thành một trong số các loại thực phẩm không tốt cho trẻ mới biết đi.

Ngũ cốc đóng gói: Ngũ cốc đóng gói chứa nhiều đường và làm tăng calo cho trẻ. Hầu hết các chất dinh dưỡng nguyên chất bị mất dần trong quá trình chế biến, trộn màu nhân tạo, hương vị và thêm các vitamin vào.

Thực phẩm chứa chất ngọt nhân tạo

4. Mẹ nên lưu ý:

Đường và muối: Trẻ chập chững đi chỉ cần tối đa 1/6 lượng muối so với người lớn, tức là khoảng dưới 1g mỗi ngày. Vì thế bạn không nên nêm thêm muối vào món ăn của bé theo chủ ý của bạn. Một số thức ăn của người lớn không phù hợp với bé vì có quá nhiều đường hoặc muối hoặc có chứa phẩm màu và gia vị.

Chất phụ gia: Tránh dùng các chất phụ gia, chất làm ngọt thường thấy trong thức uống hay kẹo

Khẩu phần: Dạ dày của bé chập chững đi nhỏ hơn chúng ta ít nhất 5 lần, vì thế bé cần ăn ít một và ăn nhiều lần để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày của cơ thể. Để có được một chế độ ăn cân bằng các dưỡng chất và đầy đủ năng lượng, mỗi ngày bé cần 3 bữa ăn chính kèm theo nhiều bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng.

Nhu cầu dưỡng chất và năng lượng: Trẻ chập chững đi không phải là người lớn thu nhỏ. Bé cần chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ. Mặc dù chất xơ rất tốt đối với người lớn, nhưng lại làm cho bé no mà không cung cấp đủ dưỡng chất bé cần. Thức ăn khác nhau sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, để có được chế độ ăn cân bằng và đủ dưỡng chất đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng của bé, thì điều quan trọng là bạn phải cung cấp cho bé chế độ ăn càng đa dạng càng tốt.

Trứng và hải sản: Trứng và hải sản ảnh hưởng đến dạ dày còn non nớt của bé, có khi dẫn đến ngộ độc nếu không được nấu đúng cách, vì thế hãy nấu chín kỹ loại các thực phẩm này

Đậu nguyên hạt: Mặc dù các loại đậu nguyên hạt là tốt, nhưng một số bé lại bị dị ứng, hoặc cơ thể bé phản ứng rất dữ dội. Dù không bị dị ứng thì các loại hạt này vẫn rất nguy hiểm với bé, có thể làm bé bị nghẹn thở, vì vậy tốt nhất là nên tránh.

5. Cách cho trẻ ăn một ngày

Số bữa ăn: Dạ dày của trẻ còn nhỏ nên mẹ vẫn duy trì 5 bữa ăn mỗi ngày gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ.

Giờ ăn: 7h – 7h30, 9h – 10h,11h – 11h30, 3h – 3h30,7h – 7h30. Mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 tiếng và cho trẻ ăn trong 30 phút.

Thức ăn: Tập cho trẻ ăn thức ăn có độ lỗn nhộn nhất định. Hạn chế xay nhuyễn và cắt, thái nhỏ.

Tư thế ăn: Cho trẻ ngồi ăn trên ghế để cơ bụng co giãn thoải mái, tạo điều kiện cho hệ tiêu hoá làm việc nhẹ nhàng hơn.

Giai đoạn trẻ tập đi là cơ hội vàng để mẹ bổ sung những dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Chế độ dinh dưỡng đúng đắn ở thời điểm này chắc chắn sẽ giúp bé yêu của mẹ ngày càng cứng cáp hơn, nhanh nhẹn hơn, sớm biết đi, biết chạy và thông minh hơn mỗi ngày.

Nguồn: tổng hợp

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here