Điều Trị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Bằng 6 Bài Tập Yoga Đơn Giản

0
3038

Gần đây việc áp dụng các bài tập Yoga vào việc điều trị bệnh, nhất là các căn bệnh về thoái hóa đốt sống rất được nhiều người quan tâm. Ngoài việc thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ thì Yoga là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhưng mang lại hiệu quả, chính vì thế mà bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ được khuyến cáo nên luyện tập để có thể hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là 6 bài tập Yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà mà bạn nên tham khảo.

Áp dụng Yoga vào việc điều trị bệnh được nhiều người quan tâm

Áp dụng Yoga vào việc điều trị bệnh được nhiều người quan tâm

Tham khảo thêm về chủ đề Phục hồi chức năng sau tai biến

1. Tư thế đứa bé
Người bệnh ngồi trên gót chân, sau đó chúi cả thân người xuống sàn, tiếp sàn bằng trán.Hai tay duỗi thẳng hướng về phía trước dọc theo thân người, lòng bàn tay ngửa ra đồng thời từ từ hít sâu và thở ra chầm chậm. Lặp lại bài tập từ 5-10 lần. Bài tập này giúp chữa lành các chấn thương nhẹ ở đốt sống cổ và giảm thiểu mệt mỏi, căng thẳng, choáng váng.

Tư thế đứa bé

Tư thế đứa bé

2. Tư thế con cá
Người bệnh nằm thẳng trên sàn nhà, hai tay đặt dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống sàn. Sau đó, tỳ khuỷu tay xuống sàn rồi từ từ nâng người và ưỡn ngực lên, uốn cong lưng và ngửa cổ ra phía sau sao cho đầu chạm sàn. Giữ tư thế này trong 15 giây kết hợp hít thở sâu rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập từ 5-10 lần. Khi tập tư thế này, người bệnh sẽ được tăng cường tính linh hoạt của xương cột sống đồng thời giải tỏa căng thẳng ở cổ vai gáy, giảm căng cứng và giảm đau nhức do thoái hóa cột sống cổ.

Tư thế con cá

Tư thế con cá

3. Tư thế con rắn
Bệnh nhân chống thẳng hai tay xuống sàn, hai chân duỗi thẳng, mu bàn chân chạm sàn. Ưỡn ngực và ngửa cổ ra đằng sau,đồng thời cong lưng hết mức. Giữ tư thế này khoảng 15 giây rồi thả lỏng, trở về tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập từ 5-10 lần. Bài tập có tác dụng giảm thiểu tình trạng co cứng cơ và cột sống, giúp cột sống mềm mại và tăng sức mạnh cơ bụng.

Tư thế con rắn

Tư thế con rắn

4. Tư thế vặn mình
Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, gập chân trái và đặt lòng bàn chân sao cho chạm vào mông phải.Tiếp tục gập chân phải và đặt ngoài đầu gối chân trái.Tay trái nắm cổ chân phải, còn tay phải thì chống xuống sàn đồng thời xoay thân trên và cổ sang bên phải, giữ trong khoảng 10 giây. Sau đó đổi bên và thực hiện tương tự. Lặp lại bài tập từ 5-10 lần. Bài tập có tác dụng kéo căng vùng cổ và vai, kéo giản cột sống cổ, tăng cường sức mạnh cột sống và giảm các Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Tư thế vặn mình

Tư thế vặn mình

5. Tư thế vươn dài
Người bệnh đứng thẳng lưng, hai chân dang rộng bằng vai. Hít sâu và đưa 2 tay ra ngang vai, lòng bàn  tay úp xuống.Thở ra từ từ rồi xoay chân trái ra hướng ngoài tạo thành một góc 90 độ, chân phải xoay vào trong tạo thành góc 45 độ. Sau đó nghiêng toàn thân sang trái, lòng bàn tay phải chạm sàn phía ngoài chân trái.Tay trái hướng thẳng lên trời sao cho tạo thành một đường thẳng từ tay trái đến tay phải. Đưa mắt nhìn theo tay trái hướng lên trời, thở đều từ 5- 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Đổi bên và thực hiện tương tự.Lặp lại bài tập từ 5-10 lần. Bài tập này sẽ giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương cổ và xương cột sống, giảm đau nhức cột sống và tăng độ linh hoạt và dẻo dai của cơ thể.

Tư thế vươn dài

Tư thế vươn dài

6. Tư thế con mèo
Người bệnh chống hai đầu gối và hai bàn tay xuống sàn, từ từ hóp bụng đồng thời đẩy lưng lên cao hết sức, đầu cúi xuống, giữ tư thế 10 giây. Sau đó thở ra và hạ thấp bụng xuống hết mức, cong lưng và ngửa cổ lên, giữ tư thế 10 giây.Trở về tư thế ban đầu.Lặp lại bài tập từ 5-10 lần kết hợp hít thở đều. Bài tập này có tác dụng kéo căng cột sống và kéo dãn toàn bộ cơ thể.

Tư thế con mèo

Tư thế con mèo

Xem thêm các chủ đề:

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here