Vết rạn da ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp làn da của mẹ, quan trọng hơn, chúng khiến mẹ vô cùng lo lắng và áp dụng nhiều cách chăm sóc da khi mang thai. Nhưng liệu mẹ đã hiểu đúng về các vết rạn da? Hãy cùng Happy Event tìm hiểu mẹ nhé!
Vết rạn da ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp làn da của mẹ
- Tác hại của rạn da
Dù rạn da là một tình trạng rất phổ biến, song nó gây ra nhiều phiền phức và lo lắng cho các mẹ. Đầu tiên, chúng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Các vết rạn từ khi mới xuất hiện đến khi nhạt dần có thể khiến mẹ thiếu tự tin, đặc biệt sau khi sinh xong, vết rạn kết hợp với vùng da chảy xệ sẽ làm mẹ hạn chế trong việc lựa chọn trang phục vì lo lắng vô tình khiến người khác trông thấy vùng da thiếu thẩm mỹ này. Bên cạnh đó, trong suốt thai kì, các vết rạn khiến mẹ lo lắng và có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Chính vì những nguyên nhân trên mà việc ngăn ngừa rạn da khi mang thai là việc vô cùng cần thiết!
- Dấu hiện báo mẹ rạn da đang xuất hiện
– Cảm giác nóng ran: Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cho sự hình thành những vết rạn da. Mẹ bầu có thể cảm nhận được tại một số khu vực như: Bụng, bắp chân, đùi,… cảm giác nóng ran, ngứa ngáy hoặc cảm giác như kim châm rất khó chịu.
– Có vết rạn màu hồng: Ban đầu vết rạn thường nhỏ, có màu hồng hoặc nâu đỏ, nâu sẫm tùy thuộc sắc tố da của mỗi người. Dần dần theo thời gian, những sắc tố này biến mất và bị thay thế bằng những vết màu trắng đục, trông giống như vết sẹo.
Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện đồng thời hoặc trước sau, nhưng mẹ nên thực hiện các cách chăm sóc da khi mang thai sớm để hạn chế các vết rạn!
Ban đầu vết rạn thường nhỏ, có màu hồng hoặc nâu đỏ, nâu sẫm
- Điều trị rạn da trong bao lâu thì hết?
Các vết rạn da sẽ mờ dần theo thời gian, tuy nhiên, việc tác động tích cực của mẹ bằng những phương pháp an toàn có thể hạn chế các vết rạn xuất hiện cũng như biến mất nhanh hơn. Mẹ hãy kiên trì thực hiện các phương pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai mẹ nhé!
- Các phương pháp phòng chống rạn da
Lưu ý chế độ ăn uống
Chế độ ăn cũng góp phần quan trọng giúp hạn chế tình trạng rạn da cho mẹ bầu. Chị em nên ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin C, E, kẽm, những thành phần quen thuộc dưỡng da trong các loại kem dưỡng sẽ giúp cho làn da đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra, bà bầu cũng cần uống nhiều nước (2 lít nước/ngày). Uống nhiều nước không chỉ giúp mẹ và thai nhi tránh nguy cơ bị mất nước, mà còn giúp da duy trì độ mềm mại và hạn chế bị rạn.
Tránh tăng cân quá nhanh
Tăng cân quá nhanh là nguyên nhân chủ yếu khiến làn da bị rạn. Thông thường, mẹ bầu có tâm lý ăn cho hai người để bồi bổ dưỡng chất cho con. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu chỉ cần ăn thêm 300 calo mỗi ngày là đủ. Lượng calo này tương đương với 1 ly sữa 200ml. Vì vậy, chị em không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm để tăng cân mất kiểm soát. Việc kiểm soát cân nặng kết hợp với các phương pháp khác là vô cùng cần thiết trong việc ngăn ngừa rạn da khi mang thai.
Mẹ cần ăn uống hợp lý để kiểm soát cân nặng
Tắm nước ấm
Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Trong lúc tắm, mẹ nên sử dụng bông tắm mềm chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn như đùi, hông, mông, ngực để gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến da và giữ cho da được khỏe mạnh.
Giữ ẩm cho da
Thường xuyên giữ ẩm cho da bằng cách loại dầu massage (như dầu dừa, dầu oliu), mỹ phẩm an toàn cho mẹ bầu có chứa vitamine E. Những phương cách này sẽ giúp làm mềm làn da, gia tăng độ đàn hồi và sức chịu đựng độ căng mà không gây tổn hại cho da. Hãy chú ý thoa kem ngày 2 lần đặc biệt là buổi sáng và sau khi tắm. Mẹ cần thoa kem dưỡng, và áp dụng các cách dưỡng da cho bà bầu nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên đây là những kiến thức hữu ích để mẹ có thể tự tin đối phó với những vết rạn da xấu xí, cùng bảo vệ làn da của mẹ thôi nào!