Dùng thuốc chống muỗi thoa các vết muỗi đốt có được không?

0
2109
Cẩn trọng trước khi sử dụng thuốc chống muỗi

Hiện nay đang là thời điểm muỗi và côn trùng (thiêu thân, kiến…) tấn công người dân và gây bệnh, vì vậy nhiều gia đình đã tìm dùng các sản phẩm chống muỗi: kem, gel, dung dịch bôi, thuốc xịt lên da… để bảo vệ và phòng bệnh. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này có nguy cơ độc hại cho sức khỏe. Ngoài ra trong thành phần thuốc chống muỗi không chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp giảm ngứa hay trị vết muỗi đốt nên không thể sử dụng kết hợp như vậy được. Vì thế không thể dùng thuốc chống muỗi không thể trị muỗi đốt cho trẻ. Chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Dùng thuốc chống muỗi thoa các vết muỗi đốt có được không?

Dùng thuốc chống muỗi thoa các vết muỗi đốt có được không?

1/ Cẩn trọng trước khi sử dụng thuốc chống muỗi

Thực tế trên thị trường hiện nay có nhiều các sản phẩm chống muỗi đốt, từ dạng kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt… Sản phẩm của nhiều hãng khác nhau, dù rất đa dạng nhưng đều có chung một thành phần chính là thuốc DEET, với tỷ lệ thấp nhất là 15%, tùy theo từng sản phẩm của từng hãng sản xuất và được pha trộn thêm các thành phần khác.

Tuy nhiên, dù tỷ lệ thấp nhưng hóa chất DEET không phải là vô hại và người sử dụng cần tuân thủ các hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả sử dụng của sản phẩm, không nên lạm dụng. Thực tế cho thấy, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng. Nhiều bà mẹ do quá lạm dụng các loại kem chống muỗi nên gây tổn hại đến làn da của bé.

Cẩn trọng trước khi sử dụng thuốc chống muỗi

Cẩn trọng trước khi sử dụng thuốc chống muỗi

Các loại kem bôi da chống muỗi, thuốc chống muỗi đốt dạng xịt đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bé, nhất đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ không nên dùng kem chống muỗi (hoặc bất kỳ dung dịch bôi ngoài da có tác dụng chống muỗi hoặc trị nốt muỗi đốt). Một số loại hóa chất tổng hợp có trong kem chống muỗi hoặc kem bôi trị muỗi đốt có thể nguy hiểm, gây phản ứng dị ứng cho cơ thể khi chúng xâm nhập vào bên trong da.

Với bé trên 6 tháng tuổi, cha mẹ cũng nên tránh dùng kem chống muỗi bôi trực tiếp lên da cho bé. Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, có thể gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.

Khi dùng các sản phẩm chống muỗi cho trẻ cũng cần lưu ý, chỉ xịt thuốc ở chân, cánh tay trẻ, tuyệt đối tránh xa vùng mặt cổ vì thuốc xịt có thể bay hơi, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Cha mẹ nên xịt thuốc ra tay rồi xoa cho trẻ, chú ý tránh vương vào mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, không nên bôi, xịt thuốc vào các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước, dễ khiến cơ thể có nguy cơ phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này, thậm chí có thể dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng, sưng viêm…

2/ Mẹ nên làm gì để trị muỗi đốt cho bé

Chấm dứt ngay hiện tượng châm ngứa chính là điều mà con trẻ mong mỏi được “trợ giúp” vào lúc này. Do đó, tùy vào từng lứa tuổi, cha mẹ nên có những biện pháp tương ứng.

Với trẻ sơ sinh, biện pháp dễ dàng và nhanh chóng nhất thường được nhiều mẹ áp dụng, đó là lấy ngay sữa mẹ bôi vào vùng da đang tấy đỏ của bé. Sữa mẹ khi ấy chính là một chất kháng khuẩn dịu nhẹ, êm ái xoa dịu vết sưng ngứa. Ngoài ra, những biện pháp xoa dịu khác cũng được áp dụng là dùng nước muối sinh lý hay sữa tắm cho trẻ sơ sinh hòa cùng chút nước, rồi thoa lên vùng da bị muỗi cắn và lau sạch lại bằng nước.

Đối với trẻ lớn hơn (từ 6 tháng trở lên), mẹ có thể áp dụng những biện pháp dân gian như cắt một miếng khoai tây sống xoa vào chỗ muỗi đốt càng sớm càng tốt. Nước chanh cũng là liệu pháp thiên nhiên thích hợp trong trường hợp này. Mẹ lấy chút nước cốt chanh, lấy bông thấm chút hỗn hợp rồi bôi nhẹ nhàng lên vùng da bé mới bị muỗi đốt. Nếu vết sưng có vẻ hơi chai cứng, mẹ lấy ngay một viên đá, chà nhè nhẹ lên vết sưng để giảm cảm giác ngứa ngáy cho bé.

Mẹ nên làm gì để trị muỗi đốt cho bé

Mẹ nên làm gì để trị muỗi đốt cho bé

Hiện nay ở nước ta tình hình dịch bệnh đang có nhiều diễn biến thất thường, ngoài việc tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi, sinh hoạt để đảm bảo sự sạch sẽ, thoáng mát, tránh tạo thành nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi. Phần lớn các loại muỗi xâm nhập vào trong nhà lúc bình minh hoặc khi chạng vạng tối. Do đó nên hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian này sẽ giảm thiểu được sự di chuyển của muỗi từ bên ngoài vào trong phòng.

Để chống muỗi, tốt nhất không nên cho trẻ mặc quần áo tối màu. Thường xuyên giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ. Không nên xịt nước hoa hay dùng các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm, bởi chính mùi mồ hôi hoặc những mùi thơm này sẽ “dụ” muỗi đến gần trẻ. Cũng không nên để thức ăn trong phòng của bé hoặc quanh chỗ bé vui chơi vì mùi thơm của thức ăn sẽ kéo muỗi đến nhiều hơn.

Đặc biệt hơn, một phương pháp hữu dụng khác cũng được nhiều mẹ “rỉ tai” nhau là thoa kem trị muỗi cắn với những thành phần từ thiên nhiên, vô cùng dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm của trẻ. Remos có những sản phẩm bao gồm những tính năng phù hợp với làn da em bé. Nếu bạn thắc mắc remos ib giá bao nhiêu thì hãy vào http://remos.com.vn/ để tìm hiểu thêm nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here