Khi nào mẹ nên tập cho bé ngồi bô?

0
1588
Việc tập cho bé ngồi bô không hề đơn giản bởi bé còn nhỏ, chưa ý thức được những hành động của mình và khả năng giữ vững khi ngồi đôi khi còn hạn chế. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tập cho bé đi vệ sinh bằng bô nếu điều này là đúng cách và đúng thời điểm. Vậy khi nào mẹ có thể tập cho bé ngồi bô và nên tập như thế nào để bé học được nhanh chóng? Cùng Earthmama tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Khi nào mẹ nên tập cho bé ngồi bô?
  1. Những dấu hiệu cho thấy bé có thể ngồi bô
Có những dấu hiệu về sinh lý, hành vi, nhận thức của bé giúp mẹ có thể nhận ra đâu là thời điểm thích hợp mẹ có thể tập cho bé ngồi bô khi đi vệ sinh.
Dấu hiệu sinh lý
– Bé có thể bước đi, thậm chí chạy.
– Bé đi tè đều đặn ở những khung thời gian xác định mỗi ngày.
– Bé có thể giữ tã khô ráo ít nhất là 2 tiếng hoặc trong suốt giấc ngủ trưa, điều này cho thấy cơ bàng quang đã phát triển đủ để giữ lại nước tiểu.
Dấu hiệu về hành vi
– Có thể ngồi yên một chỗ từ 2-5 phút.
– Có thể kéo quần của mình lên và xuống.
– Không thích cảm giác mặc tã ướt và bẩn.
– Tỏ vẻ tò mò về các hành vi vệ sinh cá nhân của người khác như dõi theo khi bạn vào phòng tắm.
– Đưa ra những dấu hiệu hoặc lời nói khi bé muốn đi ngoài như ngồi xổm hoặc nói với bạn.
– Thể hiện mong muốn độc lập và rất tự hào về thành tích của bản thân.
– Không phản kháng việc tập đi vệ sinh.
Dấu hiệu về nhận thức
– Bé nhận thức được các tín hiệu sinh lý. Bé sẽ tự chạy đến bô và có thể thông báo với bạn trước khi bé “đi” hoặc thậm chí “nhịn” cho đến khi ngồi lên bô.
– Có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản, chẳng hạn như “Đi lấy đồ chơi của con lại đây giúp mẹ nhé”.
– Biết đặt lại đồ vật đúng vị trí sau khi chơi.
– Biết những từ ngữ chỉ việc tiểu tiện và đại tiện.
Khi bé có những dấu hiệu như có thể bước đi, có thể kéo quần của mình lên và xuống,… thì bé đã có thể bắt đầu ngồi bô
  1. Tập cho bé ngồi bô theo phương pháp Fellom 3 ngày
Ngày đầu tiên
– Không mặc quần cho bé cả ngày. Mẹ hãy chú ý quan sát bé, khi thấy bé muốn đi vệ sinh, hãy dẫn bé đến chiếc bô gần nhất.
– Cho bé những đồ ăn vặt gây khát nước để bé có nhu cầu uống nước nhiều và muốn đi tè thường xuyên.
– Khi bố hoặc mẹ vào nhà vệ sinh, hãy dẫn bé theo cùng và chỉ cho bé các bước khác nhau mà người lớn vẫn thường làm. Bé có thể học mọi thứ rất nhanh thông qua ví dụ.
– Mỗi lần dùng bô đúng, mẹ đừng ngần ngại khen ngợi bé nhé. Khi đã có thể ngồi bô như thế 10–12 lần, bé bắt đầu biết đi vệ sinh một mình.
– Nếu bé không thích ngồi bô, mẹ đừng la mắng hay cư xử theo cách khiến bé xấu hổ. Thay vào đó, mẹ nên nói với bé một cách nhẹ nhàng: “Chất thải hoặc nước tiểu cần phải cho vào bô nhé”.
– Trước giờ ngủ trưa hoặc ngủ tối, mẹ nên nói với bé: “Đã đến giờ ngồi bô rồi” thay vì: “Con có muốn ngồi bô không?”. Mặc bỉm cho bé khi đi ngủ để phòng trường hợp bé tè dầm.
Vào ngày đầu tiên, mẹ không mặc quần cho bé cả ngày để quan sát tần suất đi vệ sinh của bé
Ngày thứ hai
– Vẫn áp dụng các nguyên tắc như ngày đầu. Tuy nhiên, trong ngày thứ hai, mẹ nên đưa bé ra ngoài khoảng một tiếng vào buổi chiều. Trước khi đi, mẹ hãy chờ bé đi vệ sinh vào bô. Điều này giúp bé học cách đi vệ sinh một cách tự nguyện.
– Khi ra ngoài, mẹ hãy cho bé mặc quần rộng và không đóng bỉm hay có quần lót bên trong. Mục tiêu của mẹ là đi ra ngoài và trở về nhà mà không có sự cố nào, dù không có bô. Mẹ chỉ dẫn bé đi dạo ở những nơi gần nhà và khi đi nên chịu khó cầm theo bô mẹ nhé.
Trong ngày thứ hai, mẹ nên đưa bé ra ngoài khoảng một tiếng vào buổi chiều và hãy chờ bé đi vệ sinh vào bô trước khi đi nhé
Ngày thứ ba
– Tiếp tục với những nguyên tắc của ngày đầu nhưng ngày thứ ba mẹ hãy đưa bé ra ngoài hai lần: một tiếng vào buổi sáng và một tiếng vào buổi chiều. Trước mỗi lần đi, mẹ hãy nhớ nhắc con ngồi bô nhé.
– Khi đi ra ngoài, mẹ hãy nhớ cho bé mặc quần rộng và không đóng bỉm. Ngoài ra, đừng quên cầm theo bô cùng vài một chiếc quần để phòng khi cần.
Nếu đã áp dụng tất cả những bước trên mà bé vẫn chưa biết dùng bô, mẹ hãy đợi khoảng 6 đến 8 tuần để thử lại. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhiều sự trợ giúp và thời gian nên mẹ đừng lo lắng nhé.
Ngày thứ ba mẹ hãy đưa bé ra ngoài hai lần một tiếng vào buổi sáng và một tiếng vào buổi chiều và cũng nhớ nhắc bé ngồi bô trước khi đi nhé
  1. Những điều mẹ cần lưu ý khi dạy bé ngồi bô
– Hiện nay đã có nhiều loại bô với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau để mẹ lựa chọn cho con. Thế nhưng, các nhà sản xuất lại chưa thể phát minh ra những chiếc bô có khả năng tự làm sạch. Vì vậy, cho dù mẹ cho bé ngồi bô hay ngồi trên bồn vệ sinh thì cũng cần phải làm sạch thường xuyên để giữ gìn vệ sinh cho bé, đặc biệt cần lưu ý làm vệ sinh sạch sẽ và kỹ lưỡng các dụng cụ vệ sinh hơn sau khi bé đi đại tiện.
– Sử dụng dung dịch làm sạch bồn để diệt khuẩn cho bồn vệ sinh trong nhà và cả bô của bé. Sau đó, hãy đảm bảo chắc chắn rằng mẹ đã rửa sạch tất cả những chất tẩy rửa còn dính trên dụng cụ bằng nước lạnh để làn da nhạy cảm của bé không bị ảnh hưởng. Nếu không, dung dịch tẩy rửa vẫn có nguy cơ dính vào tay bé và sẽ rất nguy hiểm nếu bé cho tay vào miệng. Ngoài ra, mẹ đừng quên làm sạch những chỗ khác như nắp, thanh gạt dội nước, chỗ ngồi trên bồn vệ sinh nhé.
– Không dùng những loại bàn chải quá cứng để chà rửa bô của bé. Đây không phải là cách làm vệ sinh hiệu quả mà ngược lại, những vết xước do chiếc bàn chải này gây ra trên bô nhựa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng trú ngụ và gây hại cho bé.
– Các loại bô, bồn vệ sinh luôn cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa hoặc lau chùi thật kỹ. Tuyệt đối không được cho bé ngồi bô trong nhà bếp hoặc tại những nơi đang làm thức ăn. Nhiều phụ huynh thường có thói quen này để tiện trông coi con trẻ mà không nghĩ mình đang vô tình tiếp tay cho các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn của cả gia đình.
Chú ý vệ sinh bô và bồn vệ sinh thật sạch để bảo đảm sức khỏe cho bé nhé
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc tập cho bé đi vệ sinh bằng bô. Hy vọng những thông tin mà Earthmama cung cấp sẽ giúp ích cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này nhé.
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here