Kỹ năng bò quan trọng như thế nào đối với bé?

0
1021
Rất nhiều mẹ có con nhỏ thường lo lắng tại sao bé đã đến tuổi có thể bò nhưng vẫn không chịu bò, thậm chí còn bỏ qua cả giai đoạn này để bước qua giai đoạn tập đứng? Kỹ năng bò là một trong những kỹ năng quan trọng đối với bé và là bàn đạp giúp bé vững vàng hơn trong các giai đoạn biết đi sau này. Vậy nguyên nhân tại sao bé lại chậm biết bò và làm thế nào để tập cho bé thói quen bò đúng cách? Cùng Earthmama tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này mẹ nhé.
Tại sao bé lại chậm biết bò và làm thế nào để tập cho bé thói quen bò đúng cách?
  1. Nguyên nhân khiến bé chậm/ không biết bò
Có thể không phải do bé không thể bò được mà là bé chưa muốn bò vì không được làm quen trước với sự thay đổi này. Có một số nguyên nhân khiến bé chậm biết bò phải kể đến là:
– Do có khuyến cáo nằm sấp làm tăng tỷ lệ bị đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) nên nhiều mẹ hạn chế cho bé nằm sấp. Chính vì điều này đã làm ảnh hưởng đến sự vận động của bé, khiến bé cảm thấy lạ lẫm khi phải lật người sấp lại để tập bò.
– Các bé được bồng ẵm từ khi mới sinh, điều này cũng làm ảnh hưởng đến thói quen vận động của bé.
– Do có “phong trào” cho bé ngồi xe tập đi, xe chòi chân nên từ khi cứng cổ là bé đã được mẹ tập cho ngồi xe. Không thể phủ nhận đây là phương pháp giúp mẹ tiết kiệm thời gian canh chừng bé mà lại còn giúp bé biết đi sớm.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích này, việc cho bé ngồi xe quá sớm cũng mang lại một vài bất lợi. Tư thế mà bé ngồi trong xe và chòi chân đi không tự nhiên, nó ko phải tư thế đi đúng dành cho bé. Hơn nữa, điều này sẽ làm cho bé bỏ qua giai đoạn tập bò, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của bé.
Các bé được bồng ẵm từ khi mới sinh, điều này cũng làm ảnh hưởng đến thói quen vận động của bé
  1. Mẹ có nên lo lắng khi bé chậm biết bò?
Thông thường, ở tháng thứ 9 các bé sẽ biết bò, nhưng nếu đó là tháng thứ 11 hay tháng thứ 8 thì mọi việc cũng không có gì đáng lo ngại. Khả năng bò của bé còn phụ thuộc vào những yếu tố như đặc điểm riêng hay cân nặng của bé. Vấn đề chính mà các mẹ cần quan tâm là quá trình chứ không phải thời điểm.
Các mốc thời gian thì vô cùng đa dạng, nhưng tất cả trẻ nhỏ đều trải qua một quá trình tương tự nhau. Bé phải đạt được những tiến bộ trong việc dần nâng thân mình khỏi mặt đất, đầu tiên là ngồi, rồi bò và đi với tay vịn vào tường, ghế, cũi…, và cuối cùng là biết đi. Mẹ hãy giữ một sổ ghi chép như nhật ký để ghi lại từng bước phát triển này và theo sát chúng. Chỉ cần bé con vẫn tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động của mình trong mỗi tháng, mẹ không cần phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu bé đạt được một tiến bộ và sau đó 2 đến 3 tháng mà không có gì thay đổi, mẹ nên chú ý theo dõi và tham khảo ý kiến của bác sỹ trong lần kiểm tra tiếp theo. Đặc biệt, nếu việc chậm bò cùng với hàng loạt chậm trễ trong các kỹ năng khác như thị giác, kỹ năng giao tiếp xã hội, khả năng vận động của đôi tay… thì đó là một tín hiệu báo động. Nếu mẹ đang lo sợ về sự phát triển thần kinh và cơ của bé, một lần nữa, hãy quay lại với từ khóa “quá trình”. Mỗi tháng, mẹ cần thấy được ở bé sự tiến bộ, chẳng hạn như khả năng chịu lực tốt hơn của đôi chân, bắt đầu bằng việc đi với 2 tay vịn, rồi 1 tay, và sau đó là tự bước đi mà không cần bám víu vào đâu cả. Nếu mẹ nhận thấy các cơ bắp của con thiếu sức mạnh thì có thể nhờ các bác sỹ kiểm tra kỹ lưỡng cho bé.
Khả năng bò của bé còn phụ thuộc vào những yếu tố như đặc điểm riêng hay cân nặng của bé nên mẹ đừng quá lo lắng nhé
  1. Kỹ năng bò quan trọng như thế nào với bé?
Chẳng phải tự nhiên mà bé lại phát triển theo từng giai đoạn từ việc dần nâng thân mình khỏi mặt đất, sau đó ngồi, rồi bò và đi với tay vịn vào tường, ghế, cũi…, và cuối cùng là biết đi. Mỗi giai đoạn đều mang lại cho bé những lợi ích riêng và việc bò cũng không ngoại lệ.
– Bé tập bò sẽ giúp phát triển các cơ vùng lưng, vai và hai cánh tay.
– Các vùng não bộ khác nhau của bé cũng sẽ được kích hoạt và phát triển thông qua hoạt động bò. Điều này tốt cho việc học tập về sau của bé.
– Khi bò, bé buộc phải thuần thục kỹ năng phối hợp cả mắt, tay và óc phán đoán. Do vậy, bé có cơ hội để phát triển toàn diện hơn cả về thể chất, trí não và thị giác.
– Khả năng ghi nhớ, tập trung và xử lý tình huống của bé trong lúc tập bò cũng sẽ được tăng cường.
– Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy bé muốn khỏe mạnh nên trải qua giai đoạn học bò và bò thành thục. Tốt nhất là bé cần được luyện tập ngay từ 6 tháng trước khi có thể chập chững những bước đi đầu tiên.
Giai đoạn tập bò mang lại nhiều lợi ích cho bé
  1. Mẹ nên tập bò cho bé như thế nào?
Khi trẻ được 6, 8 tháng, mẹ nên cho bé tập ngồi dựa lưng vào bố mẹ hay vào gối tựa để bé quen dần cảm giác lấy thăng bằng và thẳng lưng. Sau đó mẹ có thể bắt đầu tập bò cho bé để quen dần.
Trước tiên, hãy để bé tập bò trên giường và đặt đồ chơi mà bé thích lên phía trước, cự li gần để khuyến khích bé trườn đến lấy. Sau đó, hãy đặt bé ở tư thế bò. Nếu bé không biết dùng lực để bò thì người lớn có thể giữ chân bé chuyển động về phía trước từng tí, từng tí một, dần dần giúp bé nắm được đồ vật.
Khi bé đã quen với các thao tác bò, mẹ có thể cho bé xuống sàn nhà để tập bò vì không gian trên giường đã trở nên nhỏ bé.
Kỹ năng học bò được củng cố khi mẹ dành thời gian để bé nằm sấp trên sàn nhà. Hãy đặt món đồ chơi thú vị trước mặt của bé để buộc bé phải trườn người tới. Kê thêm một chiếc gối dưới ngực của bé khi bé nằm sấp. Mẹ cũng có thể dùng tay đẩy chân của bé để tạo đà cho bé học bò.
Bé bò như thế nào cũng nhờ một phần hỗ trợ từ ba mẹ
Luyện tập thể chất cũng là cách giúp bé học bò hiệu quả. Tuy nhiên, dạy bé theo kiểu sao chép cũng mang lại nhiều lợi ích. Khi hai mẹ con ngồi chơi trên sàn nhà, mẹ có thể cho bé chơi chung với một bé khác đã bò thành thạo. Nhìn thấy bé khác bò là niềm yêu thích bắt chước trong bé sẽ trỗi dậy.
Nhiều mẹ lo lắng khi thấy bé nhà mình lúc đầu bò theo một hướng, rồi sau đó bò theo hướng khác, có bé còn thích bò lùi. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, không có gì cần lo khi bé thích bò theo cách “ngược đời”. Nếu bé thích bò giật lùi, mẹ cứ để bé được thoải mái. Mỗi bé khác nhau có cách bò khác nhau. Khả năng bò ở bé sẽ tốt hơn khi bé đã quen mẹ nhé.
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here