Thông thường khi mang thai chu kì thai kì của mẹ bầu sẽ khoảng từ 37 tuần đến 42 tuần. Tuy nhiên có một số trường hợp thai kì được kéo dài quá 42 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở thì được gọi là mang thai quá kỳ. Vậy mang thai quá kỳ là gì, có những nguy hiểm gì không thì hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mang thai quá kỳ và những nguy cơ tiềm ẩn
1. Nguyên nhân dẫn đến thai bị quá kỳ
Khi mang thai các mẹ bầu thường tính chu kỳ mang thai khoảng 40 tuần. Ở độ tuổi tuần này thai không được xem là già tháng tuy nhiên cách tính này không được chính xác và chỉ mang tính chất ước tính. Cách tính ngày sinh sẽ dựa vào ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối và kích thích của tử cung. Cách tính này thường gặp rất nhiều khó khăn bởi không phải ai cũng nhớ kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh mỗi ngày đều khác nhau.
Lí giải nguyên nhân dẫn đến mang thai quá kì
2. Nguy hiểm khi mang thai quá kì là gì?
Mang thai quá kì mang đến nhiều nguy hiểm không thể lường trước được cho cả mẹ và thai nhi. Thai nhi đã quá kỳ mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì việc kết nối nhau thai giữa mẹ và thai nhi đã gặp vấn đề, làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng mà mẹ đưa vào cho thai nhi dẫn đến một số tình trạng sau :
-Thai nhi kém phát triển
-Nhịp tim của thai nhi không bình thường và có dấu hiệu stress
-Thai nhi quá lớn sẽ gặp khó khăn khi chui qua âm đạo
-Mẹ bầu sẽ chuyển dạ khó khăn hơn
-Nước ối giảm làm dây rốn bị chèn ép, hạn chế vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng vào cơ thể từ mẹ sang con
-Nguy hiểm hơn cả là sẽ dẫn đến tình trạng lưu thai
Nguy hiểm khi mang thai quá kỳ
3. Cách xử lý khi mang thai quá kỳ
Khi thai kỳ đã bước sang tuần 41 bạn nên đến gặp các bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ của thai nhi cũng như lượng nước ối có bình thường hay không. Việc kiểm tra này rất quan trọng bởi nó giúp bác sĩ đưa ra quyết định sẽ để bạn chuyển dạ hay dùng phương pháp đẻ mổ.
Cách xử lý khi mang thai quá kỳ
4. Cách xử lí tình trạng thai quá kỳ
-Kích thích chuyển dạ khi sinh: trường hợp mẹ bầu không thể chuyển dạ để sinh bác sĩ sẽ giúp bạn kích thích chuyển dạ bằng các cách sau: sử dụng thuốc oxytocin, đặt viên âm đạo, làm vỡ nước ối hoặc đặt ống thông ở cổ tử cung để giúp tử cung giãn ra.
-Sinh mổ khi không thể chuyển dạ: trường hợp sau khi đã kiểm tra và mẹ bầu không thể sinh thường, bác sĩ sẽ cho tiến hành đẻ mổ. Trường hợp đẻ mổ chỉ được áp dụng khi:
-Các phương pháp thúc đẩy quá trình chuyển dạ của mẹ bầu không thành công
-Nhịp tim thai không bình thường khi bắt đầu chuyển dạ
-Quá trình chuyển dạ bị gián đoạn
Cách xử lý khi mang thai quá kỳ
Chuyên mục nhỏ dành cho mẹ bầu:
Khi mang thai cơ thể có nhiều sự thay đổi đặc biệt là các vấn đề về da xuất hiện nhiều hơn làm cho mẹ bầu suy nghĩ rất nhiều. Để mẹ bầu không còn lo lắng về vấn đề này nữa chúng tôi sẽ gợi ý cho các mẹ cách chăm sóc da cho bà bầu vô cùng hiệu quả ngay sau đây.
Một trong những vấn đề về da mà mẹ bầu gặp phải khi mang thai chính là các vết nám, mụn xuất hiện trên mặt. Do có sự thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể nên các vết nám, mụn sẽ xuất hiện và hết đi sau khi sinh. Tuy nhiên các mẹ có thể sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên, tránh gây kích ứng da để làm đẹp. Bổ sung nhiều nước và ăn nhiều hoa quả cũng là một cách làm đẹp da cho bà bầu hiệu quả. Cách này vừa tốt cho cơ thể vừa tốt cho thai nhi.
Cách làm đẹp da cho bà bầu hiệu quả
Mách nhỏ thêm cho mẹ bầu mỗi tuần hai lần các mẹ nên tẩy da chết để da được loại bỏ đi các tế bào chết đi, làm sạch da được hiệu quả hơn và giúp da hấp thụ các dưỡng chất được hiệu quả hơn. Với những chia sẻ về thai kì quá kỳ, cách xử lí và cách chăm sóc da cho bà bầu mà chúng tôi đã chia sẽ sẽ thực sự hữu ích cho các mẹ. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi và hẹn gặp lại.