Mẹ cần lưu ý gì khi chế biến thức ăn dặm cho bé

0
1752
Ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ăn dặm đúng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiếu hụt và tạo đà cho bé làm quen với các loại thực phẩm, tránh tình trạng biếng ăn sau này. Để chế biến thức ăn dặm cho bé, mẹ cần chuẩn bị những kiến thức cần thiết, những lưu ý về lựa chọn thực phẩm cũng như bộ chế biến thức ăn dặm cho bé.

Ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
1. Những kiến thức mẹ cần biết

Trẻ cần ăn bổ sung trong giai đoạn ăn dặm vì từ 6 tháng tuổi nhu cầu năng lượng của trẻ tăng hơn so với năng lượng cung cấp được từ sữa mẹ. Năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày và nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên theo từng lứa tuổi. Do vậy thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của sữa mẹ. Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và độ đặc), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm.
Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ. Thức ăn bổ sung cung cấp đủ lượng sắt cần thiết đề bù đắp khoảng thiếu hụt về nhu cầu sắt cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi giúp phòng, chống thiếu máu. Thiết hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6-12 tháng, và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.
Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi trẻ không tăng cân một cách bình thường, mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên những vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú, hoặc mẹ có bệnh lý không cho con bú được. Ngoài ra, để bé thoải mái và thích nghi với việc ăn dặm, bên cạnh thực phẩm đủ chất, mẹ còn cần chuẩn bị bộ đồ nấu ăn dặm cho bé thích hợp.


Trẻ cần ăn bổ sung trong giai đoạn ăn dặm
2. Chế biến thức ăn đủ chất

Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa/ngày khi gần 1 tuổi… Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi cần trẻ phải được ăn dặm đúng cách đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:
– Nhóm cung cấp chất bột: sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn), không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh (dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ). Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn, nên chế biến súp (khoai tây thịt bò xay, gạo rau với thịt trứng), bún, phở, bánh đa nấu với thịt, tôm rau, bánh mì nhúng sữa… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.
– Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng).
Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hàng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ (1 quả/ ngày).
– Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1, nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, dầu gấc, dầu ô liu, dầu cá hồi…), riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên chế biến 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa β-caroten (tiền vitamin A).


Thức ăn dặm cho bé cần đủ chất
– Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột, cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân và giảm ngon miệng. Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa cà phê rau, sau này tăng lên 2-3 thìa cà phê rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng dưới hình thức súp rau, canh rau, rau luộc.
Mỗi loại thực phẩm có lượng chất dinh dưỡng cố định, để tránh bị hao hụt, mẹ cần chú ý thời gian chế biến và cách sử dụng bộ đồ nấu ăn dặm cho bé.

3. Chế biến thức ăn đa dạng, mềm và dễ tiêu hóa

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh cho trẻ ăn bữa chính bằng những thức ăn thô, nguyên hạt, khó tiêu, thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
Đa dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
Với những trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…


Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ
Ngoài ra khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi, nước rau và ăn thêm hoa quả xay sinh tố hoặc cắt miếng nhỏ để cung cấp đủ vitamin, và chất xơ nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn các dụng cụ trong bộ làm đồ ăn dặm cho bé để hỗ trợ đắc lực cho quá trình tập ăn dặm của con.
4. Các nguyên tắc chọn thực phẩm để chế biến cho trẻ
·        Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, Canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).
·        Sạch và an toàn.
·        Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác).
·        Không có các hoá chất có hại hoặc chất độc.
·        Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
·        .Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn.
·        .Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.
5. Chọn dụng cụ chế biến đồ ăn dặm thích hợp, an toàn
Khi bé bắt đầu hành trình ăn dặm, việc sử dụng bộ làm đồ ăn dặm cho bé cũng là một trong những vấn đề mẹ nên lưu ý.

Bộ chế biến ăn dặm hỗ trợ đắc lực cho mẹ
Các vật dụng mẹ dùng để đựng thức ăn cho bé phải có nguồn gốc rõ ràng, không chứa các chất độc hại như BPA, melamine,… Bên cạnh đó, dụng cụ chế biến thức ăn cho bé ngoài việc được sản xuất từ chất liệu an toàn, còn cần đảm bảo độ sắc bén. Mỗi loại thực phẩm sẽ có thời gian chế biến khác nhau, ví dụ như cà rốt nên xay nhuyễn trong 7 giây, thịt xay trong 10 giây,… nếu sơ chế quá lâu sẽ làm chất dinh dưỡng bị vơi đi. Thực phẩm được cắt bằng dụng cụ sắc bén sẽ đứt gọn một cách nhanh chóng, giảm được nguy cơ mất dinh dưỡng.
Việc tham khảo và lựa chọn dụng cụ chế biến, chứa đựng thức ăn cho bé nên được quan tâm ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ. Như vậy, khi bé bắt đầu tập ăn dặm, mẹ đã đủ thời gian tìm hiểu và có sự lựa chọn tốt nhất cho thiên thần nhỏ của mình.
Những thông tin trên mẹ cần ghi nhớ và lưu ý khi chế biến thức ăn dặm cho bé. Ngoài ra, nếu mẹ cần tìm hiểu thêm kiến thức, hay cần chọn lựa các sản phẩm hỗ trợ bé yêu ăn dặm chính hãng và uy tín hãy ghé ngay Moby nhé!
Moby Shop – Chuyên quần áo – đồ dùng cho bé với chất liệu tốt, mẫu mã độc lạ cập nhật xu hướng mới, kinh doanh uy tín. Bên cạnh đó, Moby còn xây dựng hệ thống kiến thức cho các ông bố bà mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé nhà mình được tốt hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here