Nhiều mẹ có con nhỏ thắc mắc liệu rằng có nên cho bé ăn dặm sớm hay không? Ăn dặm sớm là giúp con phát triển tốt hay đang làm hại con? Nếu Mẹ vẫn chưa thể giải đáp những câu hỏi này thì tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé, Earthmama tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc về vấn đề ăn dặm của bé yêu đấy!
Mẹ có nên cho bé ăn dặm sớm không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện, đã tiêu hóa được các loại thực phẩm mềm nên việc hấp thu các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ sẽ dễ dàng hơn. Trong trường hợp mẹ phải đi làm trước khi con được 6 tháng tuổi thì có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho trẻ bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú, tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để ở nhà cho trẻ. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho trẻ ăn sữa công thức.
1. Những tác hại khi cho bé ăn dặm sớm
Bé dễ chán sữa mẹ
Khi bạn tập cho bé ăn dặm, lượng sữa cho bú sẽ giảm đi khiến nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bị thiếu hụt. Trong khi đó, ở thời điểm này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thiết yếu nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, khi hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để đảm nhiệm vai trò tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nên nguồn thực phẩm bên ngoài khó có khả năng được cơ thể hấp thu một cách tốt nhất. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài như vậy sẽ dẫn đến hiện trạng suy dinh dưỡng, còi cọc ở trẻ em. Trẻ cũng bị suy giảm sức đề kháng do thiếu hụt chất miễn dịch quý giá vốn chỉ có trong sữa mẹ.
Nguy cơ mắc bệnh béo phì
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được cho ăn dặm trước 4 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao gấp 3 lần so với những trẻ khác được cho ăn đúng thời điểm. Điều này được lý giải là do khi trẻ bắt đầu thích nghi với thức ăn dặm, các bà mẹ thường cho rằng đó là dấu hiệu tốt và cố gắng nhồi nhét tẩm bổ nhiều thức ăn hơn cho bé. Lâu dần, thói quen ăn uống này trở thành và khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn những đứa trẻ khác.
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì
Dễ bị rối loạn tiêu hóa
Men tiêu hóa của dạ dày chưa tiết ra đủ để có thể tiêu hóa hết những dạng thức ăn giàu đạm và chất béo. Đó là lý do khiến bé thường đi phân sống, tiêu chảy nhiều.
Dễ bị dị ứng thức ăn
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đủ để tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn nên một số chất trong các thực phẩm ăn dặm của bé có thể gây ra những dị ứng. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn đối với những đứa trẻ có cơ địa yếu. Tỷ lệ trẻ nhỏ dị ứng trong giai đoạn ăn dặm là khoảng 8 – 10%. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên cho bé ăn từng chút một để xem phản ứng của trẻ ra sao trước khi cho bé ăn với lượng lớn hơn. Đồng thời, nên tập cho bé quen với một loại thức ăn từ 3-5 ngày trước khi chuyển sang món mới.
Tổn thương thận
Cũng vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn như không đủ dịch nhầy tiêu hóa, thiếu enzyme tiêu hóa có chức năng phân cắt dạng thức ăn tinh bột như enzyme amylase; phân cắt đạm như enzyme protease; phân cắt chất béo như enzyme lipase…Chính vì thức ăn tiêu hóa không hoàn toàn đã khiến thận phải làm việc quá sức nhất khi bé ăn những thực phẩm quá nhiều protein và lipid. Những chất này sẽ bị lắng cặn lại ở thận và gây bệnh. Ngoài ra, kết cấu thức ăn dạng đặc sẽ làm cho trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy.
2. Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm
- Sau khi bú no sữa, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
- Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
- Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
- Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
- Bé trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
Khi bắt đầu muốn ăn dặm, bé trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm
3. Những lưu ý khi trẻ ăn dặm
Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6
Không nên cho trẻ ăn dặm trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nhiều bà mẹ nghe theo các kiến thức trước kia, luôn có xu hướng muốn cho con “biết chạy” trước khi “biết bò” với hy vọng con không thua kém bạn bè. Mới tháng thứ 4, mẹ đã muốn cho con bắt đầu làm quen với món ăn dặm. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ vì cơ thể trẻ chưa có đủ các chất men cần thiết để tiêu hóa những chất ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ có bú sữa ngoài (không bú mẹ hoàn toàn) thì bạn có thể cho trẻ làm quen với món ăn dặm sớm hơn một chút, vào khoảng tháng thứ 5.
Nên cho trẻ ăn dặm những gì?
Để chuẩn bị cho quá trình ăn dặm của trẻ, từ cuối tháng thứ 4, bạn nên bắt đầu cho bé “nhấm thử” những vị món này món kia ngoài sữa mẹ. Lưu ý, chỉ “nhấm thử” chứ không “ăn”. Nghĩa là ví dụ thỉnh thoảng, bạn có thể chấm một chút xíu nước súp trên đầu muỗng và chạm vào môi bé một cái. Những lần “nhấm thử” này ít đến nỗi sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng cái được rất lớn là trẻ sẽ dần ý thức được rằng có những cái “gì đó” ngoài hương vị sữa mẹ bình thường.
Từ tháng thứ 5 hoặc 6, bắt đầu cho trẻ ăn dặm theo công thức: từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn. Ban đầu, bạn có thể cho con ăn từng chút ít trái cây nghiền thật nhuyễn như đu đủ. Khi bắt đầu với bột, chén bột chỉ bao gồm 2 muỗng bột trong 200ml nước. Bạn cũng có thể bắt đầu sử dụng các loại bánh ăn dặm cho bé để giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau. Lưu ý là khoảng thời gian này, nước dùng để pha bột nên là nước trong hoàn toàn. Chỉ nêm thêm một chút xíu nước mắm nhạt, không dùng bột nêm, không dùng nước thịt để nấu bột.
Không nên lạm dụng thức ăn xay nhuyễn
Các chất xơ trong rau củ rất cần cho trẻ, cũng như các “xác” thịt cá mới đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé yêu của bạn.
Bạn chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn vào giai đoạn tập ăn dặm đầu tiên. Khi răng của trẻ mọc đủ dần, không nên cái gì cũng xay nhuyễn cho con vì sợ con tiêu hóa không tốt nữa. Thói quen đó của mẹ có thể khiến bé chỉ biết nuốt trọng, không chịu nhai, không có thói quen dùng răng hàm nghiền thức ăn.
Độ 7-8 tháng, bé đã có thể ăn được cháo nhuyễn rồi. Đến 12 tháng thì đã có thể làm quen với cháo nấu còn hạt. Bạn cần nắm được “lịch trình” này để thay đổi dần thức ăn theo hướng tập cho con nhai dần. Vào thời điểm trẻ được 7 tháng, đã không nên dùng máy sinh tố nữa mà nên rây cháo qua lỗ rây, để có một chút “lợn cợn” giúp trẻ làm quen thay vì mọi thứ được nhuyễn nhừ hết cả.
Mẹ nên cân nhắc để lựa chọn được loại thức ăn phù hợp với bé khi ăn dặm để bé khỏe và mẹ cũng vui nhé. Earthmama xin giới thiệu đến bạn sản phẩm Bánh mầm gạo lức organic vị chuối và chocolate – thực phẩm ăn dặm an toàn và hiệu quả cho sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu. Sản phẩm làm từ hạt gạo lức organic nẩy mầm giúp cung cấp GABA để Bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn , Amino Acid tốt cho sự phát triển của trí não và giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Đây là loại thực phẩm Organic hiện đang được các mẹ tin dùng.
Bánh cho bé ăn dặm làm từ hạt gạo lức organic nẩy mầm
Ưu điểm vượt trội của bánh mầm gạo Apple Monkey
- Gluten free
- Không sữa
- Không đậu phộng – không đậu nành – không trứng
- Không chất bảo quản
- Không bột ngọt
Thành phần của bánh mầm gạo Apple Monkey:
- Gạo lức nẩy mầm organic 79%
- Đường nâu 18%
- Bột cacao 15%
- Chuối 1%
- Bột củ mì 0.2%
- Bột bắp 0.2%
- Muối 0.1%
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề: