Có rất nhiều phương pháp phòng chống muỗi truyền thống nhưng mẹ cứ tin tưởng tuyệt đối vào những phương pháp này thì liệu có đúng hay không? Để chống muỗi hiệu quả, mẹ nên làm gì?
>> Xem thêm về: Thuoc chong muoi cho tre em
1. Sự thật về các phương pháp chống muỗi truyền thống
Có nhiều biện pháp phòng chống muỗi dân gian như trồng một số loại cây quanh nhà như: cây ngũ gia bì, cây tùng thơm, hay các loại cây lá có tinh dầu như sả, bạc hà, húng chanh, húng thơm… hoặc cây nắp ấm cũng được trồng để “bắt” muỗi. Những loại cây này chưa được khoa học chứng minh có tác dụng xua đuổi muỗi nhưng đã được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng. Chẳng hạn như sử dụng cây nắp ấm để diệt muỗi, thực chất khả năng “bắt” muỗi của cây nắp ấm rất hạn chế, bởi chỉ khi muỗi bay đến gần khu vực miệng ấm thì mới bị hút vào chứ cây không có tác dụng thu hút muỗi đến gần để “bắt”. Còn các loại cây lá có tinh dầu, đúng là có tác dụng xua muỗi, nhưng là khi lá cây bị vò nát, mùi tinh dầu bay ra không khí mới khiến muỗi tránh xa.
Khi lá cây bị vò nát thì mùi tinh dầu mới bay ra không khí mới khiến muỗi tránh xa
Hơn nữa, nhiều mẹ đã quá tin tưởng vào những biện pháp này nên đã chủ quan không sử dụng thêm những biện pháp chống muỗi khác, để muỗi tha hồ hoành hành bên cạnh bé.
>> Xem thêm về: Thuốc chống muỗi đốt cho bé
2. Con dao 2 lưỡi của việc sử dụng tinh dầu để phòng chống muỗi?
Có một số tinh dầu được sử dụng với khả năng xua đuổi muỗi nhờ vào hương thơm.
Có một số tinh dầu được sử dụng với khả năng xua đuổi muỗi như tinh dầu sả chanh
Tuy nhiên, bên cạnh công dụng xua đuổi muỗi này thì tinh dầu cũng gây ra một số tác dụng phụ.Tùy theo cơ địa của mỗi người có thể xảy ra phản ứng nhạy cảm khác nhau. Việc sử dụng tinh dầu nồng độ cao có thể gây ra phỏng.
Đặc biệt, với người có bệnh hen suyễn mãn tính, da dễ phản ứng nhạy cảm, gia đình có trẻ sơ sinh không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với tinh dầu. Đối với những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát… Thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm trong thời gian ngắn, mà chỉ phản ứng khi bị tác động lâu dài, “tích” đủ lượng… thì sẽ gây tổn hại sức khỏe.
>> Xem thêm về: Kem chống muỗi Remos
Theo các chuyên gia, một loại tinh dầu không dùng quá 3 tuần, tránh dùng hàng ngày để da không bị phụ thuộc, giảm hiệu quả. Nếu dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng nhưng không quá 6 tháng. Người lần đầu sử dụng nên thực hiện một bài test bằng cách nhỏ một giọt tinh dầu nguyên chất vào 10ml nước ấm rồi lắc đều. Sau đó thoa lên vùng da mỏng nhất để thử phản ứng trong vòng 24 giờ.
3. Mẹ nên chống muỗi cho bé như thế nào?
Thay vì quá tin tưởng vào những biện pháp chống muỗi truyền thống đó, mẹ nên sử dụng những phương pháp chống muỗi thiết thực hiện như dùng màn, lưới chống muỗi, chai xịt hoặc kem chống muỗi an toàn,..
Mẹ nên sử dụng những phương pháp chống muỗi thiết thực hiện như dùng màn chống muỗi hay thuốc chống muỗi đốt cho bé
Trên đây là một số lưu ý khi phòng chống muỗi cho bé mẹ nên quan tâm. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ hãy thận trọng khi lựa chọn phương pháp chống muỗi phù hợp nhé!
Có thể mẹ quan tâm: