Nguyên tắc thiết kế cầu thang gỗ cho gia đình

0
2166

Cầu thang gỗ những năm gần đây được các gia đình ưa chuộng và sử dụng nhiều vì toát lên vẻ sang trọng và dùng được rất lâu năm. Để giúp các bạn xây dựng chiếc cầu thang gỗ ưng ý nhất, sau đây là các nguyên tắc thiết kế cầu thang gỗ mà bạn cần biết, cùng Nội Thất Mộc tìm hiểu nhé!

Cầu thang gỗ

  1. Tính an toàn khi thiết kế cầu thang gỗ

Nguyên tắc đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang gỗ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng cầu thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm và chiều cao của cả cầu thang là 16-19cm. Đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24 – 27 cm. Đối với những công trình cao cấp hoặc biệt thự, độ rộng của cầu thang có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng 90cm.

Độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm

  1. Vị trí hợp lý đặt cầu thang gỗ

Cầu thang là yếu tố rất được quan tâm của những người nghiên cứu phong thuỷ. Cầu thang đóng vai trò như xương sống trên cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng một lên các tầng và các phòng, mang lại không khí trong lành cho toàn phần trên của ngôi nhà.

Vì cầu thang đảm bảo giao thông theo chiều đứng nên vị trí của thang phải được bố trí để đảm bảo và liên hệ với các không gian chức năng từ thang đế để từ đó có sự liên hệ với các tầng. Do đó, cầu thang được bố trí ở vị trí trung tâm của ngôi nhà là tốt nhất.

Cầu thang được bố trí ở vị trí trung tâm của ngôi nhà là tốt nhất

Xem thêm: nội thất gỗ quý

  1. Nguyên tắc trong việc đặt bậc cầu thang

Theo quan niệm người Phương Đông, bậc thang nên rơi vào số Sinh là số theo công thức 4n+1như là 13, 17, 21, 25…với mong muốn luôn mang lại sức khoẻ, may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Nguyên tắc 4n + 1

  1. Tiết kiệm không gian

Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang gỗ nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.

  1. Chiếu nghỉ với cầu thang

Vì là nơi đối lưu không khí trong nhà nên không gian xung quanh cầu thang hãy tạo nên một sự thông thoáng nhất định. Từ cầu thang bước vào cửa phòng nên có khoảng đệm hay còn gọi là chiếu nghỉ, dùng để nghỉ chân trong quá trình đi lại trên cầu thang. Chúng thường được bố trí ở khoảng giữa các bậc, tạo cho người bước thêm thoải mái và phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang.

Chiều nghỉ của cầu thang

Xem thêm: nội thất bằng gỗ

  1. Những điều nên tránh khi thiết kế cầu thang đẹp

– Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính

– Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào

– Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa nhà vệ sinh

– Cầu thang không đặt ở trung cung

– Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà

Các bạn hãy tuân thủ các nguyên tắc thiết kế cầu thang gỗ trên đây để xây dựng cho gia đình mình một chiếc cầu thang gỗ đẹp và ưng ý nhất nhé!

Nội Thất Mộc độc quyền kinh doanh tại thương hiệu GKconcept – là thương hiệu nội thất gỗ quýnội thất bằng gỗ với đội ngũ kiến trúc sư thiết kế giàu kinh nghiệm, đam mê kiến tạo không gian sống từ sự hoàn hảo của sản phẩm nội thất. Với hệ thống sản xuất khép kín tự khai khác nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm hoàn thiện, phân phối trực tiếp từ nhà xưởng đến tay người tiêu dùng, loại bỏ chi phí trung gian. Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp toàn diện từ thiết kế đến sản phẩm nội thất GKconcept hoàn thiện.

Đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng tuyệt đối chất lượng, tính thẩm mỹ, chính sách hậu mãi và giá thành cạnh tranh nhất.

Liên hệ hotline: 098 292 6699 để được tư vấn Miễn Phí.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here