Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ: thói quen sinh hoạt; tư thế ngồi, nằm…Đây là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 25 tuổi đến 45 tuổi mà trong đó những người có nguy cơ mắc căn bệnh này cao nhất phải kể đến là dân văn phòng. Do tính chất công việc nên họ không thường xuyên vận động, ngồi quá lâu mà không di chuyển. Điều này thực sự không tốt và nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao hơn.
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ dành cho những ai đang mắc phải căn bệnh này. Cùng tham khảo để có thể áp dụng hoặc hướng dẫn người thân, bạn bè thực hiện nếu họ cũng đang gặp phải căn bệnh này nhé.
Bệnh thoái hóa cột sống cổ
1. Bài tập gập cổ
Đứng thẳng hai chân rộng bằng vai với mười ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên ép chặt trước bụng, cổ gập về phía trước.
Bạn nên cố gắng giữ cho cằm chạm vào phần ngực. Tiếp theo, lật lòng bàn tay úp xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, ngửa đầu ra sau từ 3-5s. Bạn nên thực hiện bài tập này mỗi ngày từ 3-5 lần.
2. Bài tập xoay cổ
Bạn có thể thực hiện bài tập này khi cảm thấy mỏi cổ do đứng hoặc ngồi quá lâu. Tư thế đầu tiên là ngồi thư giãn, cúi thấp cổ, cố gắng đến khi cổ chạm cằm và giữ lưng thẳng. Tiếp theo, nghiêng cổ sang trái gập vào bả vai trái, nghiêng cổ sang phải gập vào bả vai phải, ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà. Thực hiện lại mỗi thao tác khoảng 2 lần, giữ 5 giây đối với mỗi tư thế và dừng lại khi cảm thấy căng cơ cổ.
Bài tập xoay cổ
3. Bài tập lực cân bằng
Đặt 2 tay phía trước trán, tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng chống lại lực của tay, giữ đầu ở vị trí thẳng đứng. Bạn giữ tư thế này trong 10 giây, đến khi khớp cổ thấy mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 5 lần.
4. Bài tập thả lỏng cơ cổ
Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi khi cảm thấy mỏi cổ. Sử dụng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại. Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 2-3 phút với lực tay vừa phải nhằm giúp các cơ và khớp cổ được thả lỏng.
Tìm hiểu thêm về chủ đề trung tâm phục hồi chức năng
Tùy theo tình trạng sức khỏe mà chế độ tập luyện sẽ khác nhau,vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện để tránh những rủi ro xảy ra trong quá trình luyện tập.
Xem thêm các chủ đề:
- Phòng tập vật lý trị liệu Tphcm
- Tập vật lý trị liệu ở đâu?
- Trung tâm phục hồi chức năng Tphcm
- Phục hồi chức năng sau tai biến
- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
- Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
- Vật lý trị liệu ở đâu tốt nhất
- Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
- Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
- Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
- Chữa liệt dây thần kinh số 7