Những bất lợi – rủi ro khi sử dụng công nghệ Blockchain

0
1596

Trong 2 năm trở lại đây, khái niệm Blockchain nói chung và Bitcoin nói riêng đã trở thành chủ đề nóng trong giới đầu tư vì sự tăng trưởng ngoạn mục của tỷ giá đồng Bitcoin. Tuy vậy, chính sự tăng trưởng nóng này đã dẫn đến nhiều bài viết nhận định thổi phồng quá mức công nghệ Blockchain này hoặc cho rằng công nghệ này sẽ biến đổi thế giới, hủy hoại các chính phủ,..

Để không lạc vào “thế giới tâng bốc ảo” về Blockchain, bạn cần hiểu các bất lợi – rủi ro khi sử dụng công nghệ này, để ngưng “ảo tưởng sức mạnh” và biết hướng đầu tư đúng đắn khi công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Công nghệ Blockchain không phải là giải pháp quyền năng

1/ Hạn chế về tính riêng tư

Nhiều Blockchain phi tập trung không có tính riêng tư, số dư tài khoản và các giao dịch đều có thể dễ dàng bị mọi người trên mạng lưới xem được.

Cụ thể, nếu bạn thanh toán hàng hóa tại một cửa hàng mà mạng thanh toán tại cửa hàng được sử dụng công nghệ blockchain, chủ cửa hàng có thể thấy giao dịch đó trên blockchain và dễ dàng truy xuất xem khoản tiền đó được gửi từ ví nào. Thậm chí, họ còn có thể kiểm tra số dư tài khoản đó cũng như toàn bộ các giao dịch gửi, rút tiền hoặc thanh toán khác từ tài khoản của bạn.

Mặc dù có nhiều Blockchain phi tập trung cung cấp mức độ bảo mật giao dịch cao hơn hoặc giới hạn người có thể truy cập để theo dõi thông tin, nhưng đồng Bitcoin, dong tien Ethereum và nhiều đồng tiền mật mã khác không vận hành theo cách đó và hiện tại không có kế hoạch tăng cường tính riêng tư cho giao dịch hay tài khoản.

Blockchain bị hạn chế về tính riêng tư

Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Hướng dẫn cách đổi Bitcoin ra tiền mặt nhanh chóng và an toàn.

2/ Những lo ngại về tính bảo mật

Tài sản dựa trên nền tảng Blockchain (tiền mặt,..) nếu bị mất hoặc bị đánh cắp thì bạn sẽ mất số tiền đó.

Mặt khác, nhiều phương thức bảo mật cải tiến trong Blockchain lại khiến việc bảo mật tài khoản trở nên khó khăn hơn và có thể kém an toàn hơn so với những phương thức hiện thời.

Cụ thể, trong các hệ thống bảo mật thông qua bên trung gian, chẳng hạn như ngân hàng, nếu một người quên mất mật khẩu, họ có thể nhờ ngân hàng nơi họ mở tài khoản cấp lại bằng cách xác thực tại chi nhánh. Tuy nhiên, trong mạng lưới blockchain không có bên trung gian (Peer-to-Peer), một người quên mất khóa cá nhân của mình sẽ không có cách nào truy cập vào khoản tiền của họ.

Blockchain vẫn còn tồn tại nhiều lo ngại về tính bảo mật

3/ Không tồn tại quyền quản lý tập trung

Với một mạng Blockchain như Bitcoin những sự thay đổi phải nhận được đồng thuận của hơn 50% mọi người trong mạng lưới.

Không một tổ chức hoặc cá nhân đơn lẻ nào được quyền kiểm soát các thay đổi hoặc định hướng trong Blockchain phi tập trung, dẫn đến các tổ chức sử dụng có nguy cơ gặp rủi ro khi giao dịch vì họ không thể kiểm soát được thay đổi nào trong hệ thống.

Blockchain không tồn tại quyền quản lý tập trung

4/ Rủi ro từ tấn công quá bán

Một giao dịch trong mạng lưới Blockchain sẽ được ghi lại nếu trên 50% số máy trong mạng lưới xác nhận nó là đúng. Sau khi đã được ghi lại, giao dịch đó gần như sẽ không thể bị thay đổi, trừ khi có ít nhất trên 50% số máy trong mạng lưới cùng xác nhận giao dịch đó.

Về mặt thực tế, việc này rất khó xảy ra, tuy nhiên trên lý thuyết, nếu một người (hoặc nhóm người) có khả năng kiểm soát trên 50% số máy trong mạng lưới Blockchain, họ có thể kiểm soát được các giao dịch trên mạng lưới này.

Một cuộc tấn công quá bán trên mạng lưới Blockchain thường được coi là bất khả thi trong thực tế vì để kiểm soát một số lớn trên mạng lưới lưới là rất khó khăn. Tuy nhiên, có nhiều trang trại khai thác khổng lồ đặt tại Trung Quốc, Nga và nhiều nơi khác trên thế giới nắm quyền kiểm soát phần lớn công suất tính toán trong mạng lưới Blockchain. Nếu những trang trại khai thác khổng lồ này liên kết lại với nhau, họ có khả năng chiếm dụng mạng lưới Blockchain và thao túng vì lợi ích riêng.

Blockchain vẫn tồn tại rủi ro về các cuộc tấn công quá bán

5/ Công nghệ chưa được kiểm chứng

Bạn có biết, các công nghệ Blockchain là những công nghệ mới, chưa được chứng thực và được sử dụng chủ yếu trong các loại tiền điện tử. Điều này sẽ hạn chế các công ty, hoặc phần mềm thực tế sử dụng công nghệ Blockchain để chứng minh hiệu quả cao hơn các hệ thống hiện có của công ty hoặc phần mềm đó.

Ngoài ra, bạn sẽ cần một lượng điện năng khá lớn để vận hành hệ thống Blockchain. Theo ước tính, cứ nửa giờ thì mạng Blockchain sẽ tiêu thụ lượng điện năng bằng với lượng điện năng của các hộ gia đình Mỹ sử dụng trong vòng 1 năm.

*Lượng điện năng tiêu thụ của các gia đình ở Mỹ thường vào khoảng 10.000 đến 12.000 kWh. Số lượng này bằng với lượng điện để sản sinh ra 4 khối trên Blockchain Bitcoin.

Blockchain vẫn chưa được kiểm chứng ở nhiều lĩnh vực

6/ Vấn đề về khả năng mở rộng

Cứ mỗi 10 phút sẽ có một khối mới được bổ sung vào blockchain bitcoin. Mỗi khối chứa khoảng 2.000 giao dịch, tức là mạng lưới bitcoin hiện xử lý được khoảng 3 giao dịch mỗi giây. Vì kích thước khối hạn chế nên mạng lưới bitcoin chỉ có khả năng xử lý tối đa 7 giao dịch mỗi giây. Đây là con số quá nhỏ so với số lượng giao dịch mỗi giây mà các định chế tài chính lớn đang xử lý. Chẳng hạn, VISA sử dụng mạng lưới IBM có khả năng thực hiện trên 20.000 giao dịch mỗi giây.

Ngoài ra, khi một người đi mua hàng và thanh toán bằng thẻ tín dụng, nhưng không đủ tiền trong thẻ để thanh toán, giao dịch đó sẽ bị từ chối, nhưng mạng lưới sử dụng công nghệ Blockchain lại không có khả năng này.

Blockchain vẫn còn thiếu khả năng mở rộng

7/ Sự thiếu hiểu biết về công nghệ Blockchain

Mặc dù ngày càng có nhiều người chọn đầu tư vào Bitcoin, thế nhưng cách thức Bitcoin hoạt động và lợi ích của nó vẫn còn rất khó hiểu với nhiều người. Mọi người vẫn còn lo ngại về các phương diện trên mạng lưới Blockchain như số dư và giao dịch của họ bị công khai. Ngay cả khi hiểu được các lợi ích của Blockchain thì nhiều người vẫn thích các hệ thống hiện hành hơn.

8/ Quy định và kết hợp

Các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain sẽ phải đối mặt với những vấn đề về luật định cùng với việc tốn kém thời gian và chi phí trong vấn đề phối hợp với các hệ thống hiện hành.

Mặt khác, các chính phủ và ngân hàng cũng phản đối thay đổi vì quy mô và chi phí thay đổi hệ thống hiện thời quá lớn.

Blockchain vẫn còn thiếu tính quy nạp và kết hợp với các tổ chức của chính phủ

9/ Những lời đồn thổi

Có rất nhiều đồn thổi xoay quanh khả năng của các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain.

Thực ra, Blockchain chỉ là một hình thức dữ liệu mới, không phải một giải pháp “quyền năng” như nhiều người phóng đại. Công nghệ này cũng chưa được kiểm chứng trên quy mô lớn hoặc các ứng dụng thực tiễn khác ngoài tiền điện tử.

Blockchain hứa hẹn sẽ còn nhiều cải tiến trong tương lai

Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Mua Bitcoin nhu the nao? Chỉ cần 5 bước sau.

Suy cho cùng, công nghệ Blockchain là cách thức mới để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, công nghệ này chưa thể là giải pháp cho mọi vấn đề trên thế giới. Vì thế những người quan sát, người nghiên cứu, người ứng dụng công nghệ này cần phải khách quan khi đánh giá tiềm năng của Blockchain, đặc biệt là tỉnh táo trước cơn sốt đầu cơ tiền số.

Trên đây là một số bất lợi – rủi ro mà các nhà đầu tư bắt buộc phải nắm rõ trước khi tham gia vào thị trường đầu tư này. Ngoài ra nếu bạn muốn cập nhật thêm các kiến thức về: có nên chơi Bitcoin, hướng dẫn cày Bitcoin, kỹ thuật Trade Coin, tỷ giá Bitcoin hôm nay, cách đổi Bitcoin ra tiền mặt, san giao dich Bitcoin o Viet Nam… thì có thể đến với Pink Blockchain.

Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về tiền tệ mã hóa Bitcoin, Altcoin, Trade coin, Blockchain, Đào coin. Đến với Pink Blockchain, những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình kinh doanh đồng tiền điện tử của bạn sẽ được giải đáp thấu đáo và tường tận. Pink Blockchain giúp bạn hiểu rõ hơn về xu thế của đồng tiền kỹ thuật số đang nổi trội lên trong thời gian gần đây và phân tích tình hình giá Bitcoin hiện tại cũng như các đồng tiền khác để giúp các nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác nhất có thể.

Hãy đến với Pink Blockchain – kênh thông tin về tiền mã hóa hàng đầu Việt Nam!

Nguồn: Pinkblockchain.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here