NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ SUY DINH DƯỠNG NẶNG

0
2194

Không ít ông bố, bà mẹ rất lo lắng khi con của mình mắc phải chứng suy dinh dưỡng thấp còi và loay hoay tìm giải pháp cho con. Dưới đây là một số cách để khắc phục tình trạng này cho bé, mời các mẹ cùng tham khảo.

Nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em thì tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn hiện nay đang là một vấn đề đáng báo động và làm đau đầu những gia đình có con nhỏ.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có dấu hiệu biếng ăn

Việc nhận biết các dấu hiệu biếng ăn, suy dinh dưỡng của trẻ nhỏ là điều cần thiết mà ba mẹ cần biết để đưa ra chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các loại sữa giúp trẻ tăng cân, các thực phẩm chứa vitamin phù hợp giúp bé phát triển thể chất một cách tối ưu nhất, chẳng hạn mẹ có thể nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng nặng hay không thông qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu tiên: Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện chậm tăng cân kéo dài, thậm chí là sụt cân.

Giai đoạn toàn phát: Ở giai đoạn này, trẻ sẽ có hiện tượng mệt mỏi, không hoạt bát, ít ngủ, hay quấy khóc, chán ăn, hay bị bệnh, chậm phát triển như đi đứng, mọc răng so với trẻ cùng lứa tuổi. Khi đưa trẻ đi khám thấy các biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.

– Thể phù: Trẻ thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Triệu chứng thường gặp là: Phù nề trắng, mềm toàn thân, da xanh xao, suy thoái ở da, lông, tóc, móng, còi xương…

– Thể teo đét: Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường, toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, tứ chi, trẻ teo đét, chỉ còn da bọc xương, tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, hay quấy khóc, không chịu chơi, không ăn hoặc kém ăn và thường gặp các vấn đề về tiêu hóa. Đây cũng là tình trạng cho thấy trẻ suy dinh dưỡng nặng.

– Thể hỗn hợp: Là dạng  thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.

Bên cạnh đó, dựa vào cân nặng hiện tại của bé, mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng ở bé nhà mình thuộc cấp độ nào trong 3 cấp độ sau:

Suy dinh dưỡng cấp độ I: Trọng lượng còn 90% so với chuẩn theo tuổi

Suy dinh dưỡng cấp độ II: Trọng lượng còn 75% so với chuẩn theo tuổi

Suy dinh dưỡng cấp độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với chuẩn theo tuổi

Chăm sóc cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn

Mẹ nên đảm bảo đầy đủ các nhóm thực phẩm có chất đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay. Ngoài ra, cần tăng cường chất đạm, chất béo cho trẻ, đồng thời cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin và rau xanh.

Mẹ nên tăng cường chất đạm cho trẻ trong chế độ dinh dưỡng

Các trẻ bị suy dinh dưỡng hầu hết đều có hiện tượng biếng ăn, vì vậy, việc điều trị không phải một sớm một chiều mà cần thời gian khá lâu và sự phối hợp tốt giữa gia đình cũng như nhà trường nếu trẻ đã đi học.

Mẹ nên khuyến khích cho trẻ ăn và đặc biệt không ép buộc trẻ ăn sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ ăn. Thay vì đó, nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn và có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, đồng thời tăng dần lượng calo cho bé, đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng cấp độ III.

Giữ vệ sinh cho trẻ

Mẹ cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

Việc giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và môi trường sống của trẻ được đảm bảo, tránh bụi bẩn, ô nhiễm cũng như khói thuốc là điều mẹ nên làm, vì khi bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng và miễn dịch rất yếu nên dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân có hại sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.

Trẻ dưới 5 tuổi, cơ thể chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, để nuôi con khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh này, tránh gặp phải tình trạng suy sinh dưỡng xảy ra ở trẻ, mẹ nên giữ ấm, giữ vệ sinh cơ thể và răng miệng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ thường tỷ lệ thuận với thời gian mắc bệnh của trẻ nên mẹ cần lưu ý về vấn đề này cho bé nhé.

Suy dinh dưỡng thường diễn biến từ nhẹ đến nặng. Vì vậy, cha mẹ cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho trẻ, tránh để tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ khó điều trị.

Tham khảo các bài viết liên quan:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here