Để bé chào đời khỏe mạnh là cả một quá trình thai nghén vất vả và thiêng liêng của mẹ. Bởi lẽ, cơ thể mẹ phải chịu rất nhiều thay đổi để thích hợp với sự phát triển của bé trong 9 tháng 10 ngày. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ có cái nhìn bao quát về sự thay đổi cả bên trong và bên ngoài ở cơ thể khi mang thai.
Cơ chế đáp ứng nhu cầu oxy cao của hệ hô hấp
Khi mang thai, lượng oxy nhận vào cơ thể mẹ sẽ tăng lên để cung cấp cho cả thai nhi, do đó quá trình trao đổi khí diễn ra nhiều hơn. Tử cung của mẹ bầu cũng sẽ không ngừng co mở cùng với sự thay đổi về lượng oxy nhận vào khiến mẹ bầu cảm thấy hụt hơi, thở gấp, suy giảm một số chức năng…. Các triệu chứng trên là hoàn toàn bình thường nên không cần quá lo lắng. Chỉ cần vận động nhẹ nhàng, ăn uống hợp lí sẽ dần điều hòa được hô hấp và thích nghi được với những sự thay đổi trên.
Thay đổi ở hệ tuần hoàn
Trong thai kì, nhu cầu về chất của mẹ bầu tăng lên rõ rệt để nuôi dưỡng không chỉ cơ thể mẹ mà còn thai nhi trong bụng. Hoạt động của hệ tuần hoàn thay đổi đáng kể, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng cao, tim phải co bóp nhiều hơn vì thế mẹ bầu thường có nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, áp lực của tử cung khiến máu di chuyển ngược lại tim ít đi làm huyết áp giảm sẽ khiến các mẹ bầu thấy mệt mỏi. Để tránh các tác động xấu tới thai nhi, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả để bổ sung chất xơ, giảm lượng muối vào cơ thể…
Cơ chế thích nghi của hệ tiêu hóa
Nồng độ progesterone gia tăng nhanh giúp cơ tử cung co giãn và làm quen với thai nhi. Tử cung mở rộng nhô ra khỏi khung xương chậu, dẫn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác bị đẩy ra khỏi vị trí của mình. Điều này khiến mẹ bầu thường gặp triệu chứng về dạ dày: ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày, táo bón.
Cơ chế thay đổi vùng ngực, tạo sữa cho bé
Sự thay đổi rõ nét nhất chính là vùng ngực của mẹ bầu. Dưới sự gia tăng nhanh chóng của progesterone, estrogen kích thích ngực lớn hơn và tuyến sữa phát triển để sẵn sàng cung cấp sữa cho em bé sau khi sinh. Từ tháng thứ 6 còn có chất màu trắng ngà xuất hiện quanh núm vú chính là sữa non.
Cơ chế thay đổi ở vùng bụng:
Khi vùng bụng ngày càng lớn thì xương chậu cũng được mở rộng. Đến cuối tháng thứ 6, đỉnh tử cung sẽ chạm đến khung xương sườn, dẫn đến hiện tượng đau lưng, đau bụng do dây chằng bị kéo căng.
Ngoài ra, khi thai nhi càng lớn thì da bụng càng căng, sự đàn hồi càng giảm. Da bị kéo giãn ở giữa và cuối thai kì phá vỡ các sợi collagen và elastin, làm các liên kết bị đứt đoạn và co rút tạo nên các vết rằn trên bề mặt da, thường gọi là vết rạn da.
Ban đầu bà bầu bị rạn da sẽ thấy xuất hiện những đường rãnh teo da, dài và hẹp, các vết rạn thường có màu hồng hay đỏ tía. Sau khi sinh, vết rạn chuyển thành các vết sẹo có màu trắng đục làm da bị nhăn nheo, kém săn chắc.
Để hạn chế tình trạng này, ngay từ tháng thứ 3 của thai kỳ, các mẹ bầu nên sử dụng sữa chống rạn. Trong số các sản phẩm ngừa rạn, Sữa chống rạn da Happy Event sẽ là lựa chọn tốt cho mẹ bầu vì chứa đến 33% tinh dầu Olive nguyên chất giúp dưỡng ẩm da tự nhiên, tăng tính đàn hồi cho mô liên kết, ngăn ngừa sự hình thành các vết rạn. Ngoài ra,Happy Event còn đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và bé vì không chứa paraben, chất tạo mùi, tạo màu.
Có thể mẹ quan tâm:
- Kem chống rạn da nào tốt
- Kem thoa ran da cho ba bau
- Kem ran da danh cho ba bau
- Cách phòng ngừa rạn da
- Ngăn ngừa rạn da khi mang thai