Khi mưa gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm khuẩn, nhất là những chỗ bùn lầy. Nếu tiếp xúc nhiều với nước bẩn, vi khuẩn và nấm trong nước sẽ bám vào da, gây bệnh nấm da.
Nước ăn chân là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong mùa mưa, lũ, vùng bị ngập nước kéo dài mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước.
Bệnh này cũng có thể xem là bệnh nghề nghiệp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, vớ bít kín mà không thay giặt thường xuyên, hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi. Tuy không hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng cũng ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt và lao động.
Khi mưa gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm khuẩn, nhất là những chỗ bùn lầy. Nếu tiếp xúc nhiều vi khuẩn do lội nước, chỗ có bùn lầy, nấm sẽ bám dính vào da gây bệnh nấm da.
Dân gian gọi bệnh này ở phần chân là nước ăn chân, còn y học gọi bệnh nước ăn chân là nấm kẽ chân, thường chủ yếu do Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây ra. Thỉnh thoảng, cũng do Epidermophyton Floccosum gây nên.
Bệnh có thể biểu hiện bằng hình thức tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ. Ở các kẽ ngón, thường là ở các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, ngón chân áp út, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt. Ở lòng bàn chân, gót chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn. Chúng có thể nhỏ, nằm ở vài vùng rải rác trên chân, nhưng cũng có thể tạo một mảng lớn trùm cả bàn chân. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ, bàn chân bị sưng tấy lên, có mủ và vẩy da, có thể sốt, nổi hạch bẹn. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy, khó chịu.
2. Một số bài thuốc chữa nước ăn chân
Bài 1: Dùng lá trầu không
Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.
Bài 2: Dùng phèn chua
Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng.
Bài 7: Dùng chè khô
Bài 8: Sử dụng dấm
Bài 9: Sử dụng muối
Bài 10: Sử dụng gừng
3. Những sai lầm khi điều trị “nước ăn chân”
– Nhiều người thường quan niệm, khi bị “nước ăn chân” cần “cách ly” chân với bên ngoài, tức là đi tất hoặc giày kín để vi khuẩn không tiếp tục xâm nhập được. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Việc để bàn chân kín mít sẽ tạo thêm độ ẩm để các vi khuẩn gây viêm nhiễm cho các kẽ chân. Do đó, trong quá trình điều trị “nước ăn chân”, nên đi giày dép thoáng, để hở các ngón chân.
– Một quan niệm sai lầm khác nhiều người thường mắc phải là điều trị chưa dứt điểm đã tiếp tục để chân tiếp xúc với nước bẩn. Khi đó, lớp biểu bì da non mới hình thành ở các kẽ chân rất dễ bị các vi khuẩn tấn công và bị bệnh trở lại. Vì vậy, trong quá trình bôi thuốc, phải giữ cho chân luôn khô thoáng, tránh tiếp xúc với các nguồn nước khác, nhất là nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm.
– Để chữa “nước ăn chân” một số người dùng giẻ hoặc đũa cả hơ nóng để chườm vào các nốt nước li ti cho chúng xẹp xuống. Đây là cách làm nguy hiểm, có thể làm bỏng da hoặc tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu các vật dụng trên không đảm bảo vệ sinh.
Lưu ý:
– Khi bị “nước ăn chân”, không được gãi mạnh nhất là gãi làm trầy xước hoặc vỡ các mụn nước li ti giữa các kẽ chân. Việc làm này sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi nấm lan rộng ra vùng chân xung quanh, vừa làm tăng thêm thời gian điều trị vừa có nguy cơ gây bội nhiễm vi khuẩn, khó điều trị dứt điểm.
– Không dùng chung giày, dép với những người đang bị “nước ăn chân”, tránh nguy cơ bị lây bệnh.
– Các loại lá dùng để chà trực tiếp lên vùng bị viêm nhiễm cần phải được rửa sạch sẽ, vì nếu lá bụi bẩn hoặc chứa trứng của các ấu trùng gây bệnh sẽ gây hại khi tiếp xúc với các vết thương hở dưới kẽ chân.
– Nếu dùng thuốc, vẫn bị viêm loét, cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.