Mụn Trứng Cá – Nỗi Sợ Hãi Của Nhiều Người

0
12659

Mụn trứng cá là căn bệnh da liễu phổ biến mà nhiều người dễ mắc phải. Nguyên nhân do đâu mà xuất hiện mụn trứng cá? Cách phòng ngừa mụn như thế nào cho hiệu quả? Để biết được câu trả lời, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân và cách phòng ngừa mụn trứng cá dưới đây.

Mụn trứng cá là tình trạng viêm nang lông tuyến bã thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì và có thể ở nhiều độ tuổi khác. Như chúng ta đã biết, da có nhiều tuyến bã nhờn tiết các chất bã nhờn làm trơn ẩm bề mặt da. Khi các tuyến bã nhờn dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của hormone sinh dục Androgen, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, lượng chất bã tiết ra tăng cao. Khi các chất bã này gặp các tế bào da chết, bụi bẩn, vi khuẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn trứng cá.

Những đối tượng dễ bị mụn trứng cá

Trên thực tế không phải ai cũng mọc mụn trứng cá mặc dù đây là một bệnh ngoài da khá phổ biến. Theo Ths.Bs Hoàng Hoạt – chuyên gia da liễu thì học sinh, sinh viên, bà bầu, những người hay thức đêm,… là những nhóm đối tượng dễ bị mụn trứng cá “tấn công” nhất. Việc hiểu rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng mụn đối với từng nhóm đối tượng có vai trò quan trọng trong việc tìm ra giải pháp làm sạch mụn và ngăn ngừa mụn quay trở lại.

tri-mun-trung-ca-1

Sự hình thành và phát triển của mụn trứng cá. (Ảnh minh họa)

Học sinh, sinh viên

Mụn trứng cá xuất phổ biến nhất là độ tuổi dậy thì và kéo dài đến tuổi trưởng thành (lứa tuổi học sinh, sinh viên từ 12 -25 tuổi). Khi vào tuổi dậy thì, những thay đổi về hormone giới tính sẽ khiến các tuyến nhờn hoạt động và bài tiết mạnh. Bã nhờn cùng với tế bào da chết, bụi bẩn, các vi khuẩn trên bề mặt da tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nên tình trạng mụn. Hơn thế nữa, đối tượng ở độ tuổi này thường hay thức đêm và có hay ngồi trường máy tính, màn hình điện thoại nhiều giờ cũng dễ gây stress và làm gia tăng tình trạng mụn.

nan-mun-trung-ca

Mụn trứng cá xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi dậy thì. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang bầu hoặc sau sinh

Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ thường có nhiều sự thay đổi, nhất là về nội tiết. Một trong những ảnh hưởng của sự thay đổi này là làn da sẽ trở nên xấu xí và xuất hiện những nốt mụn. Mụn trứng cá trong thời gian mang thai có thể nhẹ nhưng cũng có thể nặng. Nó có thể mất đi nhưng cũng có thể duy trì trong suốt thai kỳ, thậm chí kể cả sau khi sinh.

mun-trung-ca-2

Quá trình mang bầu khiến làn da xấu xí và xuất hiện nhiều nốt mụn. (Ảnh minh họa)

Người hay thức khuya, căng thẳng

Thức khuya, căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, khiến cơ thể sản sinh nội tiết tố androgen, gây ra cortisol và steroid, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Các nhân mụn dễ dàng hình thành và phát triển. Ngoài ra, stress còn ức chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, khiến làn da không tiếp nhận được các dưỡng chất cần thiết. Hệ miễn dịch của da kém nên không thể “chống lại” vi khuẩn gây mụn P.acnes. Vì vậy mà mụn nhanh chóng lây lan và phát triển thành các dạng nặng hơn.

met-moi-gay-mun

Stress là nguyên nhân kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây ra mụn. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-mun-trung-ca-1

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

1. Thay đổi nội tiết tố:
Hầu hết, mụn trứng cá thường xảy ra ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hay mang thai. Nguyên nhân là do lúc này, hormone sinh dục nam androgen hoạt động mạnh đã kích thích các tuyến bã nhờn tiết chất bã liên tục, tạo cơ hội cho mụn trứng cá sinh sôi.

2. Do yếu tố thần kinh:
Những người hay căng thẳng, stress, mất ngủ do áp lực công việc hay học tập…cũng gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, làm tăng nguy cơ gây mụn.

3. Do vi khuẩn P.A:
P.A là vi khuẩn Propionibacterium acnes có trong nang lông tuyến bã, khi kết hợp với một số vi khuần khác gây ra tình trạng viêm nhiễm khiến cac mụn bọc, mụn mủ xuất hiện.

4. Rối loạn tiêu hóa:
Người bị rối loạn tiêu hóa như táo bón; ăn đồ cay nóng; chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café… khiến cơ thể khó đào thải các chất thừa, chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể, gan và thận không lọc hết được sẽ tự bài tiết qua da, khiến da bị ảnh hưởng, gây mụn.

5. Chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng hóa chất, mỹ phẩm:
Chăm sóc da không đúng cách, thói quen nặn mụn, sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng và không phù hợp với da hay lạm dụng các chế phẩm bôi ngoài da chứa corticoid cũng khiến tình trạng da xấu đi, mụn trứng cá phát triển nặng hơn, điều trị mụn trứng cá cũng khó khăn hơn.

6. Môi trường sống:
Môi trường sống với nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất độc hại, nóng ẩm cũng khiến lượng mồ hôi và chất bã tiết ra nhiều hơn, khi gặp bụi bẩn càng dễ sinh mụn mụn trứng cá.

Phòng ngừa mụn trứng cá

nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua-mun-trung-ca-21

Phòng ngừa mụn trứng cá

Để phòng ngừa mụn trứng cá , chúng ta phải biết được các nguyên nhân gây mụn trên đây, từ đó có phương pháp điều chỉnh hợp lý theo khuyến cáo của các chuyên khoa da liễu:

1. Chăm sóc da hợp lý và khoa học:
Chăm sóc da một cách khoa học chính là bước đầu tiên trong việc phòng ngừa mụn trứng cá. Việc chăm sóc da phải được thực hiện đều đặn và thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sau khi đi ra ngoài đường về nhà phải rửa mặt để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Sử dụng loại sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da, không chà xát quá mạnh. Tuyệt đối đừng tự ý ặn mụn vì dễ khiến da bị tổn thương, vi khuẩn lây lan khiến tình trạng mụn khó điều trị hơn.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là những khi thời tiết oi bức hay làm việc nặng khiến mồ hôi ra nhiều bằng cách tắm và lau sạch cơ thể cũng giúp da thông thoáng, hạn chế gây mụn.

2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt điều độ:
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, hạn chế các chất ngọt-béo, chất kích thích, thực phẩm cay nóng, thay bằng rau xanh, hoa củ quả, trái cây chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tự nhiên giúp cơ thể tăng sức đề kháng, làn da hồng hào, mịn màng… Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng, stress, lo âu… khiến cơ thể được thư giãn, thần kinh thoải mái, cơ thể được cân bằng cũng giúp phòng tránh mụn trứng cá hiệu quả.

3. Sử dụng sản phẩm điều trị mụn đúng cách:
Khi bị mụn, có thể bôi các sản phẩm chứa kháng sinh chống viêm, kháng khuẩn hoặc các chế phẩm giảm sừng hóa, tiêu nhân mụn… theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Bên cạnh đó, kết hợp uống thảo dược có tác dụng cân bằng sinh lý da, giúp tăng cao hiệu quả điều trị mụn tốt hơn, giúp mau lành mụn, liền sẹo, ngăn ngừa mụn tái phát.

4. Tránh xa mỹ phẩm khi bị mụn:
Khi bị mụn trứng cá, nên tránh sử dụng các loại mỹ phẩm vì nó chỉ khiến da bạn phản ứng ngược trờ lại, tiết bã dầu và gây mụn nặng hơn. Chưa kể đến nhiều loại mỹ phẩm khiến mụn bị nhiễm trùng và lây lan ra các vùng da xung quanh. Tuyệt đối tránh các chế phẩm chứa corticoid nếu không muốn mụn trứng cá ngày càng khó điều trị.

Hiểu biết về các nguyên nhân gây mụn, chúng ta sẽ biết được cách phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc phòng ngừa mụn trứng không thể nào hoàn toàn triệt để được, nếu mụn xuất hiện và ngày càng tiến triển nặng, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị kịp thời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here