Bé thường xuyên bị tấn công bởi nhiều loại côn trùng như muỗi, kiến, ong,… Có những trường hợp không quá nguy hiểm, nhưng cũng có những trường hợp bé cần phải nhờ đến sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp của bác sĩ. Vậy làm sao để có thể phân biệt được các vết cắn của côn trùng để xử lý kịp thời cũng như sử dụng các loại thuốc bôi côn trùng cắn cho bé?
Xem thêm: Remos ib của Rohto
Bé thường xuyên bị tấn công bởi nhiều loại côn trùng
1. Phân biệt vết cắn và vết đốt của côn trùng
Nhiều mẹ không phân biệt được vết cắn và vết đốt, đánh đồng làm một trong khi không biết rằng vết đốt sẽ nguy hiêm hơn rất nhiều so với vết cắn. Đối với các vết côn trùng đốt sưng đỏ nếu không sơ cứu và chữa trị cẩn thận có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng.
Vết đốt
Thường do các loài có nọc độc như kiến lửa, ong bắp cày, ong vàng,… tấn công bằng cách chích và truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi.
Biểu hiện:
Vết côn trùng đốt sưng đỏ, tấy lên, gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công rồi giảm dần vài giờ sau đó. Nguy hiểm hơn, nếu bé có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng thì sẽ chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí bé có biểu hiện sốc phản vệ như không bắt được mạch, tụt huyết áp gây trụy tim mạch, suy hô hấp, thậm chí có thể gây tử vong.
Xem thêm: chai xịt chống muỗi Remos
Vết côn trùng đốt sưng đỏ, tấy lên, gây cảm giác rát, đau dữ dội
Vết cắn
Do các loài không có nọc độc như muỗi, rận, bọ chét, chấy, ghẻ, bọ ve… gây ra. Chúng cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể người, sau đó rút máu để có thể tồn tại.
Biểu hiện:
Vết cắn côn trùng sưng đỏ và ngứa, thường sẽ hết trong khoảng 24h và không nguy hiểm như vết đốt. Tuy nhiên hãy chú ý vì một số côn trùng sẽ truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản sốt xuất huyết, sốt rét,…
2. Xử lý vết đốt và vết cắn như thế nào
Đối với trường hợp nhẹ (thông thường là các vết cắn)
Đốt với các vết côn trùng cắn thông thường, mẹ không cần phải quá lo lắng mà hoàn toàn có thể sơ cứu và điều trị vết thương cho con ngay tại nhà bằng các sản phẩm chuyên dụng cho làn da em bé là được.
Mẹ hãy rửa sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn, nếu không có gì nghiệm trọng, mẹ có thể để yên một thời gian sẽ tự khỏi. Mẹ nên thoa thuốc bôi côn trùng cắn cho bé nhằm làm giảm sưng đỏ và giảm cảm giác đau, ngứa.
Xem thêm: Remos ib của Rohto
Đốt với các vết cắn thông thường, mẹ có thể sơ cứu và điều trị cho con ngay tại nhà
Trường hợp nặng hơn (thông thường là các vết đốt)
Rửa sạch vùng da với xà phòng diệt khuẩn và nước. Trường hợp đau nhức, có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm lạnh với đá sau đó sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn để điều trị.
Nếu bé bị ong đốt, me hãy dùng nhíp hoặc đầu ngón tay nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, tránh tác động mạnh để nọc độc không lan rộng.
3. Trường hợp nào nên đưa bé đến bác sĩ
Các vết côn trùng đốt sưng đỏ thực chất sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều và mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu con có bất kỳ triệu chứng nào ở dưới đây.
– Thở khò khè hoặc khó thở.
– Nôn (trớ).
– Nổi ban, xuất hiện chấm đỏ ở một số vùng khác nhau trên cơ thể.
– Nhịp tim đập nhanh.
– Ngủ li bì, có dấu hiệu bị sốt.
Trên đây là những triệu chứng và cách xử lý khi khi bé bị côn trùng cắn, mẹ hãy ghi nhớ để luôn sẵn sàng bảo vệ bé yêu nhé!