Đi bộ là phương pháp luyện tập thể thao hiệu quả nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách luyện như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phương pháp luyện tập này nhé!
1. Lợi ích của việc đi bộ?
Đi bộ là phương pháp thích hợp cho nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau. Duy trì việc đi bộ đều đặn sẽ có những lợi ích sau: chống loãng xương, tăng độ dẻo dai, rắn chắc của gân cốt, cơ bắp, kích thích tiêu hóa, chống mỡ máu cao, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim, giảm stress, tăng đề kháng, giảm cảm cúm, nhiễm trùng, tăng lưu thông khí huyết giúp tăng cường trí nhớ, tư duy sáng tạo,…
Đi bộ là phương pháp thích hợp cho nhiều người, nhiều lứa tuổi
2. Nên đi bộ vào thời gian nào?
Các nhà nghiên cứu chỉ ra thời gian đi bộ hợp lý nhất là vào khoảng từ 6h-10h sáng và 16h-18h chiều, không nên đi bộ nhiều vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn. Trung bình người bình thường đi bộ tối đa 60 phút, 5km/ngày. Theo đúng kỹ thuật vật lý trị liệu thì không nên đi bộ trước và sau bữa ăn chính. Tốt nhất tránh bữa ăn khoảng từ 1-2 giờ. Môi trường đi bộ cần trong lành, không nắng gắt.
Thời gian đi bộ hợp lý nhất là vào khoảng từ 6h-10h sáng và 16h-18h chiều
3. Tốc độ đi bộ như thế nào?
Đối với người bình thường đi với mức độ vừa phải. Đối với phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và người béo phì nên đi với tốc độ chậm. Tốc độ 80-100 bước/phút dành cho người khỏe mạnh.
Phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và người béo phì nên đi với tốc độ chậm
4. Động tác khi đi bộ nên như thế nào?
Nhiều người cho rằng vung tay thoải mái giúp họ đi nhanh hơn và nhiều hơn nhưng như thế là phản khoa học. Nếu bạn vung tay quá mạnh cả về phía trước và phía sau, chân sải dài khiến bạn tieu hao năng lượng nhanh chóng dẫn đến cảm giác mệt mỏi và dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng khi đi bộ. Không những thế việc vung tay mạnh còn khiến bạn bị đau khớp vai, khớp chân khiến bạn phải nghỉ tập.
Vậy nên khi đi bộ bạn nên đi các bước vừa phải, không quá dài cũng không quá ngắn, vung tay nhẹ nhàng không cần quá mạnh để cho tâm trạng thoải mái thư giản nhất có thể.
Đi các bước vừa phải, không quá dài cũng không quá ngắn, vung tay nhẹ nhàng
5. Những ai không nên đi bộ?
Mặc dù phương pháp này thích hợp cho nhiều người, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên đi bộ. Đó là những người đang có một dấu hiệu: chóng mặt, khó thở, rối loạn tuần hoàn não nặng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm xương khớp, khớp lỏng lẻo, viêm gót chân, bàn chân, tác động kháng viêm, tĩnh mạch, chân suy tĩnh mạch, phù 2 thấp hơn tứ chi, đau cơ, teo cơ, mệt mỏi, kinh nguyệt, hen suyễn,…
Xem thêm các chủ đề:
- Phòng tập vật lý trị liệu
- Phòng tập vật lý trị liệu Tphcm
- Trung tâm vật lý trị liệu
- Trung tâm phục hồi chức năng Tphcm
- Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
- Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
- Vật lý trị liệu thái hóa đốt sống cổ
- Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
- Chữa liệt dây thần kinh số 7