99% các mẹ không biết sự khác nhau giữa bánh gạo ăn dặm Apple Mokey và Gerber

0
709

Chọn bánh ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng nếu thực sự chú ý, đây cũng là vấn đề khiến không ít mẹ đau đầu.

Hiện nay có 2 dòng bánh đang được đề cập đến khá nhiều trên thị trường chính là Apple Monkey của Thái Lan và Gerber từ Mỹ. Hôm nay Earthmama sẽ đặt lên bàn cân hai loại bánh này để mẹ có cái nhìn tổng quan nhất trong việc lựa chọn bánh cho bé.

Bài viết liên quan: 

Ngày nay, bánh gạo ăn dặm trở thành một lựa chọn yêu thích của mẹ vì sự tiện lợi mà vẫn cung cấp chất dinh dưỡng cho con

1. Khi nào nên mua bánh gạo cho bé ăn dặm

Theo các hướng dẫn về nuôi dưỡng trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thời điểm sớm nhất được khuyến cáo để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. 

Đây là thời điểm tốc tộc phát triển cơ thể và trí tuệ của em bé bước vào giai đoạn nhanh. Bé cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn, do đó, sữa mẹ sẽ không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho bé nữa. Tuy nhiên, bé vẫn cần được duy trì bú sữa mẹ đến khi 1 tuổi.

Mặc dù ăn dặm từ 6 tháng, bé vẫn cần được duy trì sữa mẹ đến khi 1 tuổi

Ngoài ra, mẹ cũng còn có thể quan sát bé để đưa ra quyết định bắt đầu ăn dặm và cho bé dùng bánh gạo ăn dặm khi nào:

  • Bé có thể ngồi thăng bằng (trên giường, ghế em bé), giữ được đầu, cổ thẳng, ổn định (không bị lắc lư). Đó là dấu hiệu cho thấy bé đã đạt đến điểm cứng cáp nhất định, sẵn sàng cho việc tập cầm nắm, ăn dặm.
  • Bé có các cử chỉ phối hợp giữa tay, mắt, miệng. Như khi đòi ăn gì đó, với tới để bốc các đồ vật cho vào miệng.

Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 11, khi tập cho bé ăn dặm, mẹ vẫn nên duy trì như là một bữa ăn chính. Các món như cơm, cháo loãng, bột, bánh ăn dặm Apple Monkey hay bánh gạo Gerber chỉ nên thêm vào các bữa ăn phụ (khoảng giữa 2 lần bú sữa mẹ). 

Cho bé ăn dặm với bánh chỉ nên diễn ra vào ban ngày

Bên cạnh đó, các bữa ăn phụ sau 18 giờ tối, mẹ chỉ nên cho bé ăn các món lỏng, mềm, ấm thay cho các loại bánh ăn dặm vì có thể làm cho bé dễ bị ho khan, nôn trớ, khó ngủ (do sau 19 giờ, tốc độ và khả năng tiêu hóa thức ăn của bé sẽ giảm xuống).

1.1. Vì sao nên phối hợp bánh gạo ăn dặm cho bé

 Đây là giai đoạn chuẩn bị để cho bé tự lập trong việc ăn uống sau này, để không bị biếng ăn, chán ăn và chỉ uống được sữa mẹ. 

Các lợi ích của việc phối hợp nhiều thức ăn cho bé ăn dặm

Phối hợp các loại thực phẩm khác nhau trong quá trình tập ăn dặm cho bé sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú với nhiều loại mùi vị khác nhau ngoài sữa mẹ. Một số lý do khác mẹ nên cho bé ăn dặm với các loại bánh gạo organic là vì:

  • Đa dạng các loại chất dinh dưỡng cho bé: Trên thị trường bánh ăn dặm nhập khẩu hiện nay, các loại bánh ăn dặm sẽ được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như: Đạm, Canxi, Vitamin A, Vitamin C, Omega, DHA,… với hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.
  • Bé luyện tập cầm, nắm, bốc đồ ăn, tập phối hợp giữa mắt, tay và miệng. Mẹ có thể tham khảo các kiểu tập ăn dặm khá phổ biến hiện nay như: phương pháp ăn dặm truyền thống của mẹ Việt, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu BLW (ăn dặm tự do).
  • Giúp mẹ giảm bớt khối lượng công việc trong ngày: bé ăn dặm theo nhiều bữa phụ trong ngày, với khối lượng ăn không nhiều, mẹ không thể cứ nương theo đó mà nấu nướng các món ăn dặm nhiều lần trong ngày sẽ rất lỉnh kỉnh và mất thời gian
  • Kích thích hệ tiêu hóa của bé: phối hợp các kết cấu thực phẩm khác nhau như: lỏng, khô, mềm tan, giòn của bánh gạo ăn dặm,… sẽ kích thích hệ tiêu hóa của bé phát triển hơn so với chỉ tập trung vào các món có tính chất tương đồng nhau như cháo, cơm loãng, bột.
  • Kích thích vị giác: Đa dạng mùi vị, loại thức ăn sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú hơn vào mỗi giờ ăn. Điều này sẽ kích thích vị giác cho bé, tăng cường sự ngon miệng.

Giai đoạn tập ăn dặm có khả năng tác động 80% đến việc ăn uống của bé sau này

1.2. Lưu ý khi chọn mua bánh gạo cho bé

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sự lựa chọn về bánh ăn dặm khác nhau như Apple Monkey, Gerber bánh ăn dặm, Pigeon, Danalac,… Làm thế nào để mẹ có thể lựa chọn được loại bánh phù hợp với bé? Sau đây sẽ là một số lưu ý để mẹ chọn mua bánh ăn dặm cho con.

  • Hãy mua bánh có bao bì, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn, phù hợp cho bé sử dụng.
  • Tiếp đến chính là mua bánh ở các cửa hàng lớn, uy tín để tránh tình trạng mua phải hàng giả.
  • Tìm hiểu trước thông tin của các loại bánh có trên thị trường, tránh việc bị nhân viên tư vấn không trung thực, chèo kéo để bán được hàng.
  • Nếu được, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia sinh dinh dưỡng về chế độ ăn dặm phù hợp cho con.
  • Đối với các khẩu phần ăn, bé cần nhận được hơn 12% năng lượng từ chất đạm, 25% từ chất béo và 50 – 60% là từ bột đường.
  • Ưu tiên các loại bánh có gắn nhãn Gluten Free. 
  • Hãy chọn các loại bánh được chia sẵn thành các gói nhỏ, phù hợp cho mỗi lần ăn, tránh tình trạng mở ra đóng lại nhiều lần khiến gió luồn vào bao bì, thức ăn dễ bị hư, mất chất dinh dưỡng.
  • Ngoài ra, để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng cơ thể, mẹ cũng nên loại bỏ các sản phẩm có thành phần từ đậu phộng, đậu nành. Không đường hoặc ít đường.
  • Một mẹo để bé làm quen với bánh chính là nhúng bánh vào nước khoảng 2 đến 5 giây để bánh thâm và có độ mềm, mau tan và cho bé ăn thử.

Các lưu ý mẹ cần nắm khi mua các loại bánh cho bé ăn dặm

1.3 Top 5 thành phần nguyên liệu mẹ tuyệt đối không chọn khi mua bánh cho bé

  • Chất bảo quản: mẹ có thể bắt gặp các chất bảo quản hóa học với các tên gọi thường gặp như: BHT, BHA, Sodium Nitrate, Sodium Benzoat, Kali Nitrate, Acid Benzoic,…
  • Hương nhân tạo: nếu bánh cho bé có đi kèm với các loại mùi vị nhưng lại không có chứng nhận hữu cơ 100% thì loại bánh ăn dặm cho bé ấy có khả năng đã dùng hương liệu nhân tạo.
  • Màu nhân tạo: tương tự như hương liệu nhân tạo. Thường được dùng để món ăn trông hấp dẫn, màu sắc hơn.
  • Đường nhân tạo: đường nhân tạo chính là nguyên nhân chính của các loại bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch,…
  • Gluten: thường xuất hiện trong các loại bánh gạo ăn dặm yến mạch, lúa mạch giúp mang lại độ dẻo cho bánh. Tuy nhiên nhóm chất này lại dễ khiến trẻ nhỏ bị khó tiêu, táo bón, đầy hơi, nôn mửa, kích ứng…

Nhiều báo cáo khoa học đã chứng minh rằng nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều Gluten chính là bắt nguồn của nhiều căn bệnh về sau này. Thành phần này cũng đặc biệt không phù hợp với trẻ nhỏ. 

Cần hạn chế mua các sản phẩm có thành phần trên cho bé ăn

2. So sánh bánh gạo ăn dặm organic Apple Monkey và Gerber – mẹ nên chọn mua loại nào?

2.1 Về mặt xuất xứ

Apple Monkey có xuất xứ từ tập đoàn thực phẩm của Thái Lan – Healthy Food. Hãng chuyên sản xuất các loại bánh hữu cơ, phân phối trên nhiều quốc gia ở Châu Á như Singapore, Trung, Hàn, Nhật,…

Healthy Food hiện đã được cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn trong dây chuyền sản xuất và chứng nhận hữu cơ từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Bánh gerber cho bé được sản xuất bởi tập đoàn thực phẩm Nestlé nổi tiếng. Bánh cũng đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Mỹ và được đông đảo mẹ Tây yêu thích.

Hình bánh Gerber tại Việt Nam được nhắc đến khá nhiều mẹ nhắc đến do là sản phẩm của tập đoàn Nestlé quen thuộc. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn có một số vấn đề cần đặt ra khi lựa chọn cho bé ăn bánh này.

Bánh gạo ăn dặm Gerber có hình giống như ngôi sao

Cũng Earthmama đi qua một số sự so sánh sau đây:

2.2 Đặc điểm

Apple Monkey

Bánh Gerber

Bánh được chia thành hộp, với các gói nhỏ bên trong. Mỗi hộp có 1 loại hương vị khác nhau như bắp, bí đỏ, dâu – chuối, khoai lang, rau bina, dâu việt quất, socola – nho khô,…

Bánh chia thành 2 dòng chính là cho trẻ từ 6 – 7 tháng và cho trẻ từ 12 tháng.

Bánh được chia làm 2 loại hộp: 

Hộp cao với các mùi vị như: chuối, khoai lang, dâu tây – táo, việt quất, đào, hộp thấp: Phô mai, cà chua – tỏi.

Bánh ăn dặm cho bé gerber được khuyến cáo là cho trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay nhiều nhà phân phối đã đưa ra thông tin rằng bánh phù hợp cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi.

Nhận xét:

  • Cả hai dòng bánh đều có các mùi vị riêng, khá đa dạng. Tuy nhiên Apple Monkey có số lượng mùi vị của bánh phong phú hơn so với bánh gerber. 
  • Bánh Gerber không có phân chia rõ ràng thành các dòng bánh theo độ tuổi. Do đó, mẹ cần cân nhắc nếu mua loại bánh này cho bé chỉ khoảng 6 tháng tuổi. Thông tin bánh ăn dặm gerber cho bé 4 tháng là hoàn toàn không chính xác về mặt khoa học, bản thân hãng cũng không đề cập đến điều này.
  • Khẩu phần mỗi lần ăn của bé khá ít, nên về mặt bao bì đóng gói, Apple Monkey là sự lựa chọn tối ưu hơn do bé có thể ăn hết 1 gói bánh trong 2 lần dùng. Mặt khác, Gerber lại chỉ đóng gói theo hộp, mẹ phải mở ra mỗi lần lấy bánh và điều đó có thể làm giảm chất lượng của đồ ăn khi tiếp xúc nhiều với gió, không khí.

Cùng Earthmama đưa ra cái nhìn tổng quan để lựa chọn mua bánh ăn dặm phù hợp cho bé

2.3 Hình dạng, kích thước

Apple Monkey

Bánh Gerber

  • Bánh hình thoi thuôn dài, phù hợp cho việc cầm nắm với bàn tay em bé đối với loại bánh cho bé từ 6 tháng.
  • Bánh có hình trụ cỡ ngón tay đối với dòng bánh cho bé từ 1 tuổi. 
Bánh có hình sao, nhỏ cỡ một đốt ngón tay dành cho hộp bánh cao và có hình trụ ngắn cho hộp thấp.
Nhận xét: 

  • Ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi, bé có xu hướng cầm nắm đưa đồ vật nên miệng cắn, gặm vì ngứa nướu. Do đó nếu cho bé ăn các loại bánh nhỏ hơn thì bé sẽ dễ cho thẳng luôn vào miệng, dẫn đến bị mắc nghẹn, nuốt trọng bánh.
  • Bên cạnh đó, với giai đoạn tập cầm nắm, bánh quá bé sẽ khiến bé gặp khó khăn trong việc cầm. Đây cũng chính là nhược điểm của bánh gạo gerber khi cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi ăn.
  • Nếu chọn cho bé ăn bánh Gerber, mẹ phải luôn để mắt để bé trong khi cho bé ăn vì bé sẽ có thể nuốt hoặc mắc nghẹn bánh. Gerber lại có hình dạng ngôi sao, sẽ dễ làm cuống họng bé bị tổn thương nếu bánh không kịp tan mềm ra khi nuốt xuống.
  • Bánh gạo của Apple Monkey trong trường hợp này lại có lợi thế hơn vì bánh mỏng, hình thoi mềm dài, không cạnh giúp mẹ hạn chế được tối đa các tình huống nguy hiểm khi cho bé ăn dặm.

Bánh cho bé ăn từ 6 – 8 tháng tuổi nên có hình dạng dễ cầm, không quá bé

2.4 Màu sắc

Do đều là sản phẩm cho trẻ nhỏ, cả hai hãng bánh Apple Monkey và bánh gạo gerber organic đều là hai sản phẩm hữu cơ, chuyên dùng cho trẻ nhỏ nên có màu sắc trắng ngà của gạo khá giống nhau. 

Hai loại bánh này đều không có màu sắc khác dù là màu thực vật. Đối với dòng bánh cho bé lớn hơn của Apple monkey với hương Socola thi bánh sẽ có màu của hương vị này.

2.5 Thành phần

Nguyên liệu của các loại bánh ăn dặm 

Apple Monkey

Bánh Gerber

Thành phần chính của bánh Apple monkey thường có: bột mì gluten free (45%), dầu dừa & dầu cọ (20%), trứng (16%), đường mía (8%), 6g DHA/hộp, các loại Vitamin, protein, canxi,…

Tùy thuộc vào hương vị của bánh mà các loại bánh sẽ có thêm thành phần hương vị tự nhiên khác.

Các loại bánh của Gerber có các thành phần như: bột yến mạch, bột lúa mì, bột gạo, đường, tinh chất táo, hương trái cây tự nhiên, các loại Vitamin, sắt, kẽm, canxi và một số chất phụ gia tạo mùi khác.
Hai loại bánh ăn dặm cho bé Apple Monkey và Gerber đều là bánh ăn dặm organic. Tuy nhiên, nếu xét về phương diện loại bánh nào an toàn và phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi thì Apple Monkey sẽ là sự lựa chọn sáng suốt của mẹ.

Với các ưu điểm được tuyên bố và chứng nhận công khai như: không gluten (gluten free), không sữa bò, không trứng, không đậu nành, đậu phộng,… là các loại chất dễ gây dị ứng cho bé. Trong khi đó, Gerber hoàn toàn không có các tuyên bố này trên bao bì sản phẩm và không có chứng minh về mặt an toàn đối với các thành phần này.

Tuyên bố về thành phần trên bao bì của bánh gạo ăn dặm cho bé Apple Monkey

2.6 Đánh giá của cộng đồng mẹ bỉm Việt:

Nếu chỉ dựa trên thương hiệu để mua hàng thì hẳn, Gerber sẽ là lựa chọn đầu tiên của nhiều mẹ. Tuy nhiên, nếu đã thực sự tìm hiểu kỹ lưỡng về chất dinh dưỡng và các thành phần phù hợp cho bé, hẵn, Apple Monkey sẽ là sự chọn chắc chắn hơn.

Nếu mẹ đang tìm kiếm bánh để cho bé ăn dặm vào giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ nên ưu tiên các dòng bánh đến từ Thái này. Khi bé lớn hơn, khoảng 8 – 9 tháng tuổi, mẹ có thể mua các dòng của Gerber để đa dạng hơn các loại bánh cho bé. 

Chọn đúng bánh ăn dặm, bé khỏe mẹ vui

Trên đây là những phân tích của Earthmama dựa trên các tổng hợp về kiến thức về dinh dưỡng và kinh nghiệm mua bánh gạo ăn dặm cho bé giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình trong việc mua bánh để tập cho bé ăn.

Nếu mẹ vẫn còn bất kỳ điều gì lăn tăn trong việc lựa chọn hay có vấn đề gì cần được giải đáp về vấn đề nuôi dưỡng con hay chăm sóc mẹ sau sinh, đừng ngần ngại liên hệ với Earthmama để được đội ngũ tư vấn, chia sẻ ngay bạn nhé!

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here