Sự Nguy Hiểm Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Cột Sống

0
3819

Bệnh về cột sống là một căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi hiện nay. Dân số mắc bệnh về cột sống  lên đến con số 90% và trong đó 80% các bệnh nhân là các công viên chức làm việc ở những nơi văn phòng, ngồi trên máy tính hàng giờ, tài xế… tại những người này thường phải ngồi một chỗ ít vận động đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh về cuộc sống bộc phát. “Nếu các bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong thì nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế lại là các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.”Một cuộc khảo sát tại Mỹ trên 3000 người đang ở độ tuổi trung niên (45 tuổi) chưa từng bị đau lưng, kết quả chụp MRI cho thấy như sau:

– 38% có biểu hiện phình đĩa đệm.

– 37% bị thoát vị đĩa đệm

– 11% thoát vị đĩa đệm đã bị tràn nhân nhầy ra ngoài.

– 4% đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh.

Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thần kinh Mỹ (AANS) cũng đưa ra con số hơn 65 triệu người Mỹ bị đau lưng mỗi năm. Chỉ sau 30 tuổi là đĩa đệm cột sống đã có dấu hiệu suy thoái và 1/3 số người ở độ tuổi này bị mắc thoát vị đĩa đệm.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị đau lưng mỗi năm và con số này ngày càng tăng lên đáng kể.

Khi bạn làm việc quá sức như: thường xuyên khuân vác vật nặng, tập tạ… hoặc tư thế vận động sai sẽ làm các nhóm cơ bị huy động quá mức chịu đựng. Đây chính là nguyên nhân gây tổn thương gân và cơ. Mà các nhóm gân, cơ này lại được nối với dây thần kinh trong cột sống nên sẽ gây đau cột sống.

Đôi khi bị căng cơ hay bong gân người ta cảm thấy đau ngay, nhưng có những trường hợp chỉ thấy đau và lưng cứng đơ về sau. Một cơ bị tổn thương có thể thắt lại gây ra chứng co thắt nhằm giữ cho vùng bị tổn thương bất động giúp tránh bệnh trở thành nặng hơn. Tùy thuộc vào tình trạng căng cơ hay bong gân mà mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau khác nhau. Ví dụ ở một số trường hợp thì bệnh chỉ thấy thắt lưng đau ê ẩm liên miên 2 – 3 ngày.

Bệnh đau cột sống khởi phát có thể là do người bệnh mắc một số căn bệnh xương khớp như: Bệnh nhân bị chấn thương vùng xương cột sống, thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị của các đĩa liên hợp sẽ làm mất chất đệm giữa các đốt sống, làm cho các đốt sống này dồn ép vào nhau khiến toàn phần lưng, cột sống bị đơ cứng, đau nhức.

Khi ta hoạt động quá sức, hay do tuổi già sẽ làm cho các đĩa đệm bị bào mòn, thoát khỏi vị trí gây chấn thương ảnh hưởng đến cột sống.

Trong đó, đĩa đệm là thớ sợi chắc xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo. Nó có tác dụng làm cho cột sống cử động uyển chuyển và làm giảm sóc của cơ thể. Một khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài chèn ép vào một trong 50 dây thần kinh từ đốt sống thì người bệnh sẽ cảm thấy đau gay gắt, nhói đau tại vị trí lưng dưới gần mông và chân. Nếu bệnh nhân gặp phải những biểu hiện tương tự như chúng tôi đã liệt kê chứng tỏ bạn đã mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Khi tuổi cao lượng calcium trong xương giảm và mật độ xương giảm theo làm cho xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy làm cho xương không thể làm tốt chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống.

Nhưng tại sao bệnh loãng xương lại liên quan mật thiết tới bệnh đau cột sống? Bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi, y bác sĩ phòng khám Đa khoa Xương khớp – Mayo Clinic sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây nên bệnh lý đau cột sống như: bệnh vẹo cột sống, bệnh ung thư cột sống, bệnh nhiễm khuẩn cột sống, hội chứng đuôi ngựa hoặc bệnh lao cột sống, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi có triệu chứng đau cột sống bạn không nên xem nhẹ mà cần phải tìm ra nguyên nhân để có cách hỗ trợ điều trị dứt điểm.

Nếu cơ thể bạn đang có biểu hiện tương tự như chúng tôi vừa chia sẻ, hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh đau cột sống, thì nên tìm đến địa chỉ hỗ trợ chữa bệnh xương khớp uy tín, tránh chủ quan bệnh lý liên quan tới cột sống gây ra nhiều hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để phòng ngừa các loại bệnh về cột sống thật ra không khó.

Những nghiên cứu gần đây của ngành sinh học phân tử tế bào cho thấy, với các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp, tình trạng hư tổn sụn và xương dưới sụn đồng thời xảy ra ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Khi sụn bị hư hại, xương dưới sụn lập tức biến đổi cấu trúc, hình dạng. Đầu tiên là xuất hiện tổn thương vi thể, tiếp đến hình thành hốc xương rỗng và đặc xen kẽ nhau, nhất là tại các khớp chịu lực lớn như gối, cột sống… Giai đoạn nặng, xương dưới sụn phản ứng mạnh lại bằng cách hình thành nên các gai xương, chúng cọ vào các đầu mút dây thần kinh làm người bệnh đau đớn kéo dài. Tình trạng xương dưới sụn lồi lõm, gồ ghề, mọc gai ảnh hưởng tới việc hỗ trợ chịu lực và cung cấp dinh dưỡng cho sụn, làm sụn nhanh thoái hóa hơn.

Từ phát hiện về vai trò của sụn và xương dưới sụn trong bệnh lý xương khớp, y học đã có nhiều bước tiến giúp con người chủ động phòng và điều trị bệnh. Sau dưỡng chất Collagen tuýp 2 không biến tính giúp phục hồi và tái tạo sụn khớp hiệu quả, gần đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra giải pháp tối ưu là tinh chất Peptan được chứng minh khả năng tác động kép cùng lúc vào sụn và xương dưới sụn nhằm chăm sóc khớp toàn diện.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tại sụn, Peptan giúp tăng 3,2 lần lượng collagen tuýp II (chất căn bản của sụn khớp) và 3,6 lần lượng Aggrecan (thành phần tham gia cấu tạo sụn khớp và dịch khớp) chỉ sau 8 ngày sử dụng. Đồng thời, Peptan còn bảo vệ và phục hồi xương dưới sụn đáng kể bằng cách kích thích các tế bào tạo xương (tạo cốt bào) cạnh tranh với các tế bào tiêu xương (hủy cốt bào), làm tăng mật độ xương một cách hiệu quả.

Có thể khẳng đỉnh, với tác động cùng lúc vào sụn và xương dưới sụn, Peptan giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý xương khớp từ gốc, qua đó làm giảm tối đa các triệu chứng đau nhức, đơ cứng khớp và cả nguy cơ tàn phế cho con người.

Nhưng thật ra cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tự tạo cho mình các thói quen tốt:

– Đứng thẳng lưng không cong chân hay ưỡn ngực.

– Ngồi thẳng trên ghế có đồ dựa lưng, ghế có độ cao vừa phải, sau khoảng thời gian ngồi liên tục từ 45 phút- 1 tiếng cần đứng dậy đi lại.

– Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày.

– Chế độ ăn ít đường, ít béo, tránh tăng cân không cần thiết.

– Bổ sung canxi thông qua thức ăn đầy đủ mỗi ngày

Hầu hết các bệnh về cuộc sống là do các thói quen xấu trong sinh hoạt  và làm việc trong cuộc sống hằng ngày cho nên nếu duy trì được các thói quen tốt thì các căn bệnh này sẽ không là vấn đề đáng lo ngại nữa.

Nhưng nếu chúng ta đã bị mắc những bệnh này thì cũng không nên lo lắng ta vẫn có thể trị được qua các bài tập vật lý tại trung tâm phục hồi chức năngtrung tâm vật lý trị liệu.

Mọi thắc mắc về bệnh lý cột sống chúng tôi xin được giải đáp miễn phí khi bạn liên hệ.

Phòng khám Hữu Nhân – Phục hồi chức năng và Vật lý trị liệu

205 Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM

Liên hệ (08) 66601777 – 0933358008

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here