Vắc Xin HPV Và Những Điều Cần Biết

0
21378

HPV là gì?

Vi rút sinh u nhú (HPV) ở bộ phận sinh dục người là loại vi rút lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Hơn một nửa số đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục bị nhiễm HPV một vài lần trong đời.

Kết quả hình ảnh cho vắc xin HPV

Có khoảng 20 triệu người Mỹ hiện đang bị nhiễm bệnh và có khoảng hơn 6 triệu người bị nhiễm bệnh mỗi năm. HPV thường lây qua đường tình dục.

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều không có bất kỳ triệu chứng nào và tự khỏi. Nhưng HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong do ung thư ở phụ nữ trên khắp thế giới. Ở Hoa Kỳ, có khoảng 12.000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung mỗi năm và dự kiến sẽ có khoảng 4.000 người chết vì căn bệnh này.

HPV cũng có liên quan với một vài căn bệnh ung thư ít phổ biến hơn, như ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, ung thư hậu môn và hầu họng (mặt sau của cổ họng, kể cả gốc lưỡi và amidan) ở cả nam giới và nữ giới. HPV cũng có thể gây ra mụn cơm sinh dục và mụn cơm ở họng.

Không có các điều trị nhiễm HPV, nhưng một số vấn đề do vi rút dây ra có thế điều trị được.

Vắc xin HPV: Tại sao cần tiêm phòng vắc xin?

Vắc xin HPV mà quý vị sẽ tiêm là một trong hai loại vắc xin có thể được dùng để ngăn ngừa HPV. Có thể dùng vắc xin HPV cho cả nam và nữ.

Loại vắc xin này có thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, nếu được tiêm trước khi tiếp xúc với vi rút. Ngoài ra, nó có thể ngăn ngừa ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, mụn cơm sinh dục và ung thư hậu môn ở cả nam giới và nữ giới.

Tác dụng bảo vệ của vắc xin HPV dự kiến sẽ  kéo dài. Nhưng tiêm phòng không phải là biện pháp thay thế cho sàng lọc ung thử cổ tử cung. Phụ nữ vẫn nên đi làm xét nghiệm Pap thường xuyên (Phết tế bào cổ tử cung).

Ai nên tiêm vắc xin HPV này và khi nào nên tiêm?

Tiêm vắc xin HPV một đợt 3 liều:
– Liều thứ nhất: Hiện tại
– Liều thứ hai: Sau liều 1 từ 1 đến 2 tháng
– Liều thứ ba: Sau liều 1 là 6 tháng

Không khuyến cáo tiêm liều bổ sung (liều tăng cường).

Tiêm chủng thông thường

Khuyến cáo tiêm vắc xin HPV này cho bé gái và bé trai 11 hoặc 12 tuổi. Có thể tiêm vắc xin này bắt đầu từ 9 tuổi.

Tại sao khuyến cáo tiêm vắc xin HPV ở tuổi 11 hoặc 12?

Có thể dễ dàng bị nhiễm HPV ngay cả chỉ với một bạn tình. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải tiêm vắc xin HPV trước khi có bất kỳ quan hệ tình dục nào. Ngoài ra, phản ứng với vắc xin ở độ tuổi này tốt hơn ở độ tuổi lớn hơn.

Tiêm chủng đơn lẻ

Khuyến cáo tiêm vắc xin này cho những người sau đây chưa tiêm đủ một đợt 3 liều: Nữ từ 13 đến 26 tuổi, Nam từ 13 đến 21 tuổi.

Có thể tiêm vắc xin này cho nam giới từ 22 đến 26 tuổi chưa tiêm đủ một đợt 3 liều.

Khuyến cáo tiêm cho nam giới qua tuổi 26 có quan hệ tình dục với nam giới hoắc có suy yếu hệ miễn dịch do nhiễm HIV, bị các bệnh khác hoặc do dùng thuốc.

Có thể tiêm vắc xin HPV cùng một lúc với các  loại vắc xin khác.

Một số người không nên tiêm HPV hoặc nên đợi:

– Bất kì ai đã từng bị phản ứng đe dọa tới tính mạng với bất cứ thành phần nào của vắc xin HPV hoặc với liều vắc xin HPV trước đó, không nên tiêm vắc xin. Hãy báo cáo cho bác sĩ biết nếu người tiêm vắc xin có bất kì phản ứng dị ứng nào, gồm dị ứng với nấm men.

– Không khuyến cáo tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, tiêm vắc xin HPV khi có thai không phải là lý do để xem xét vấn để bỏ thai. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm loại vắc xin này.

Bất kỳ phụ nữ nào biết mình đã có thai khi đã tiêm vắc xin HPV này đều được khuyến khích liên lạc với cơ quan đăng ký tiêm HPV khi có thai của nhà sản xuất theo số 800-986-8999. Điều này sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu thêm về việc phụ nữ mang thai phản ứng với vắc xin như thế nào.

– Những người bị ốm nhẹ vẫn có thể tiêm một liều vắc xin HPV theo kế hoạch. Những người bị bệnh vừa hoặc nặng nên chờ cho tới khi bình phục.

Loại vắc xin này có các nguy cơ gì?

Loại vắc xin HPV này đã được sử dụng ở dụng ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới trong khoảng sáu năm và rất an toàn.

Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra các vấn đề trầm trọng, như phản ứng dị ứng nặng. Nguy cơ gây ra tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong của bất kỳ loại vắc xin nào là vô cùng nhỏ.

Phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng của vắc xin là rất hiếm. Nếu xảy ra, thì sẽ kéo dài trong vòng một vài phút tới một vài giờ sau khi tiêm chúng.

Một vài vấn đề từ nhẹ tới vừa phải được biết là xảy ra với HPV vắc xin này. Các vấn đề này không kéo dài lâu và tự khỏi.

Các phản ứng ở cánh tay có vết tiêm:
– Đau (khoảng 8 trong số 10 người)
– Da bị đỏ hoặc sưng tấy (khoảng 1 trong số 4 người)

Sốt:
– Nhẹ (100*F) (khoảng 1 trong số 10 người)
– Vừa phải (102*F) (khoảng 1 trong số 65 người)

Các vấn đề khác:
– Nhức đầu (khoảng 1 trong số 3 người)
– Ngất xỉu: Ngất xỉu trong thời gian ngắn và các triệu chứng có liên quan khác (như các động tác co giật) có thể xảy ra sau bất kỳ thủ thuật y tế nào, bao gồm cả tiêm chủng. Ngồi hoặc nằm xuống khoảng 15 phút sau khi tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa ngất xỉu và các thương tích do ngã. Cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng hoặc có thay đổi thị lực hoặc ù tai. Giống như tất cả các loại vắc xin, người ta tiếp tục theo dõi vắc xin HPV để phát hiện các vấn đề bất thường hoặc trầm trọng.

Tôi nên theo dõi những gì?

– Bất kì tình trạng bất thường nào, như số cao hoặc hành vi bất thường. Các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng trầm trọng có thể bao gồm khó thở, khàn tiếng hoặc thở khò khè, phát ban, xanh xao, yếu, tim đập nhanh hoặc chóng mặt.

Tôi nên làm gì?

– Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa người đó tới bác sĩ ngay lập tức.
– Hãy nói cho bác sĩ biết điều gì đã xảy ra, ngày và thời gian xảy ra và đã được tiêm vắc xin khi nào.
– Hãy yêu cầu bác sĩ, ý tá hoặc sở y tế báo cáo về phản ứng đó bằng cách điều vào mẫu hệ thống báo cáo về tác dụng phụ của vắc xin

Nguồn: Translation provided by the Immunization Action Coalition

Tìm hiểu thêm các thông tin về:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here