Là xu hướng phổ biến tại các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu, thịt gốc thực vật đang lan nhanh đến khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Doanh số thịt thực vật đang tăng trưởng đáng kể do số người có xu hướng chuyển sang ăn thực vật và đồ ăn tốt cho sức khỏe đang ngày một nhiều lên. Với đà phát triển này, các thương hiệu và nhà sản xuất sẽ không thể cung ứng đủ cho lượng cầu toàn thế giới. Với những lợi thế về nông nghiệp, địa lý và tài nguyên, Việt Nam có thể trở thành nhà cung cấp các nguyên liệu chính của thịt thực vật cho thế giới và giải bài toán cung cầu.
Việt Nam hội tụ điều kiện cần và đủ để trở thành nhà sản xuất thịt chay hàng đầu
1. Vì sao người tiêu dùng nên chuyển sang tiêu thụ thịt thực vật?
Thịt thực vật (hay còn được gọi là thịt chay) được làm từ protein đậu, nước, dầu dừa tinh luyện, dầu hạt cải ép và một số hương liệu khác. Vì vậy, chúng có hình dáng, kết cấu và mùi vị đặc trưng tương tự thịt thật. Theo thời gian, nguyên liệu tạo ra thịt thực vật cũng đa dạng hơn để mô phỏng hương vị của nhiều loại thịt động vật khác như gà, tôm, cá…
Với người tiêu dùng Việt Nam, dòng sản phẩm này có nhiều điểm tương đồng với thịt chế biến bằng phương pháp nấu chay giả mặn trong bữa ăn của những tín đồ Phật giáo hoặc những người ăn chay trường. Hiện nay, Liên Hợp Quốc đã khuyến khích người dùng Việt Nam nói riêng và trên khắp thế giới nói chung giảm tiêu thụ thịt thật bởi những nguyên nhân dưới đây.
Đột phá về thành phần
Cách đây hai thập kỷ, các doanh nghiệp tạo ra thịt thực vật bằng đậu phụ. Tuy nhiên, sau nhiều năm thử nghiệm, các thương hiệu đã phát triển các sản phẩm này bằng những thành phần thực vật mới như rễ đậu tương, protein đậu để tạo thành những loại thịt có kết cấu, hương vị như thịt thật và đáp ứng khẩu vị đa dạng của người tiêu dùng.
Thịt thực vật được làm từ protein đậu, dầu hạt cải và các hương liệu khác
Sự công nhận
Dấu hiệu tích cực nhất chính là sự đón nhận của các thương hiệu F&B lẫn nhà sản xuất. Từ các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn như White Castle, Wendy’s, Burger King, Domino Pizza… cho đến Tyson Food, Nestlé, Cargill.. đều đang đầu tư vào các lựa chọn thịt thay thế dựa trên thực vật.
Sức khỏe người tiêu dùng
Hiện nay, ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra sự liên quan giữa việc tiêu thụ thịt với các vấn đề như béo phì, bệnh tim, ung thư, tiểu đường… Bằng cách kết hợp thịt thực vật vào chế độ ăn uống hàng ngày, người tiêu dùng có thể cắt giảm lượng thịt tiêu thụ và cải thiện sức khỏe bản thân.
Xem thêm: Top 5 sản phẩm F&B thuần chay ra mắt trong năm 2021
KFC là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa thịt thực vật vào thực đơn
Bảo vệ môi trường
Theo FAO, chăn nuôi là một trong những ngành công nghiệp tạo ra khí nhà thải kính và tốn kém tài nguyên để sản xuất nhiều nhất. Ước tính lượng khí nhà kính thải ra từ sản xuất thịt bò nhiều gấp 17,7 lần đậu phụ và 180 lần so với các loại hạt.
Nạn đói trên thế giới
Hiện nay, thế giới có đến 815 triệu người bị thiếu dinh dưỡng. Do đó, các quốc gia được khuyến khích trồng các loại cây giàu dinh dưỡng hơn thay vì đầu tư vào sản xuất thịt để tạo ra dây chuyền sản xuất bền vững hơn.
Xem thêm: Vì sao tế bào là tương lai của ngành công nghiệp thịt vào năm 2040
Trồng các loại thực vật ít gây tác động đến môi trường hơn so với ngành công nghiệp chăn nuôi
2. Thị trường thịt thực vật trên thế giới diễn biến như thế nào?
Theo kết quả báo cáo của MarketsandMarkets, giá trị thị trường thịt gốc thực vật toàn cầu đã chạm mức 4.3 tỷ USD trong năm 2020 và dự kiến đạt 8,3 tỷ USD vào năm 2025, ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm kép CAGR là 14,0%. Trong đó, Bắc Mỹ đang chiếm giữ thị phần cao nhất thế giới, theo sau là châu Á Thái Bình Dương và châu Âu. Đồng thời, Bắc Mỹ cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng thị trường nhanh nhất hiện nay.
Khi xét đến nguồn thực vật tạo ra sản phẩm, đậu nành là nguyên liệu “thống thị” thị trường hiện nay nhờ hàm lượng protein dồi dào. Trong khi đó, đậu hà lan là nguyên liệu tạo ra thịt thực vật có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Khi xét đến ngách thành phẩm, thịt bò và thịt gà gốc thực vật đang nắm giữ thị phần cao nhất toàn thế giới với rất nhiều dòng sản phẩm ra mắt trong năm 2020 như miếng thịt phi lê, burger, xúc xích, thịt viên… Bên cạnh đó, thị trường thịt thực vật đang có sự tham gia và cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu như Nestlé, Yves Veggie Cuisine, Beyond Meat, Tyson Foods, The Vegetarian Butcher, Impossible Foods…
Xem thêm: Định vị sản phẩm thịt thực vật tại thị trường Trung Quốc – Con đường tưởng dễ mà khó
Châu Á Thái Bình Dương lọt top 2 khu vực có thị phần thịt thực vật cao nhất thế giới
Trong suốt đại dịch Covid-19, Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ thịt thực vật nhiều nhất, do lo ngại khi sử dụng thịt tươi được sản xuất từ các nhà máy chế biến có nhân công nhiễm dịch. Một báo cáo của Nielsen chỉ ra rằng tính đến tháng 4/2020, nhu cầu dùng thịt thực vật thay thế hẳn cho thịt động vật đã tăng vọt tới 272,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là quốc gia dẫn đầu về lượng tiêu thụ thịt gốc thực vật hiện nay với giá trị thị trường tăng từ 10 tỷ lên đến 12 tỷ trong giai đoạn (2018 – 2023), theo Euromonitor. Xu hướng này xuất phát từ hàng loạt vụ bê bối về nhiễm khuẩn và dịch bệnh liên quan đến thịt tươi kéo dài từ 2019 đến nay tại nước này.
3. Việt Nam có thể trở thành nhà sản xuất thịt thực vật hàng đầu thế giới
Theo báo cáo mới của Good Food Institute, quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng trong tiêu dùng nội địa của khu vực châu Á đang dần trở lại quỹ đạo bất chấp ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh. Đồng thời, khu vực này cũng có rất nhiều cơ hội để chế biến, sản xuất và bán thịt thực vật ra toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia “thiên thời địa lợi nhân hòa” nhất.
Có sẵn tài nguyên
Việt Nam là một cường quốc nông nghiệp với khả năng phát triển và trồng trọt nhiều dòng thực vật. Các loại đậu vốn là nguyên liệu chính để sản xuất thịt thực vật có thể được trồng tại các nông trường khắp cả nước và đồng thời cũng là một lựa chọn tối ưu giúp khôi phục đất bạc màu. Ngoài ra, khoai nưa (konjac) và mít cũng là những nguyên liệu làm thịt thực vật mới nổi trong thời gian gần đây. Cả hai loại cây này đều rất phổ biến tại nước ta, đặc biệt là khoai nưa sẽ phát triển tốt nhất khi trồng cùng cao su.
Xem thêm: Nestlé gia nhập thị trường hải sản thuần chay với cá ngừ làm từ thực vật
Việc dồi dào tài nguyên nông nghiệp giúp Việt Nam có nhiều điện kiện phát triển ngành sản xuất thịt thực vật
Sản phẩm vốn lạ mà quen
Đặc biệt, thịt gốc thực vật chủ yếu được làm từ đậu nành và lúa mì đã tồn tại ở Việt Nam nhiều thế kỷ trước. Theo thời gian, loại thực phẩm này được mở rộng với nhiều phiên bản sáng tạo trong mùi vị, kết cấu và hình thức. Từ đó, thịt thực vật đã bắt đầu xuất hiện trong các món truyền thống (bánh bao, bánh tét..) và thực đơn của nhiều thương hiệu đại chúng như Starbucks, Pizza Hut, KFC, Burger King, Mcdonald’s… Đây cũng là một cơ hội cho Việt Nam khi các cửa hàng này có mặt trên hầu hết các thành phố lớn khắp cả nước.
Sự quan tâm từ cả trong và ngoài nước
Trong năm qua, việc nhiều dự án kinh tế đổ dồn vào châu Á và nhiều nhà máy lớn bắt đầu tập trung vào sản xuất protein thay thế thịt với mức vốn huy động lên đến 230 triệu USD cũng tạo lợi thế cho Việt Nam về vị trí địa lý trong tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ các doanh nghiệp, ngay cả các nhà lãnh đạo trong nước cũng dành sự quan tâm cho thịt thực vật. Hiện nay, Việt Nam đã có các chương trình kinh tế mở rộng trồng trọt các nguyên liệu làm thịt thực vật và khuyến khích sự phát triển của nông nghiệp sạch, công nghệ cao thân thiện với môi trường bằng các ưu đãi về thuế. Đồng thời, Việt Nam cũng đặt mục tiêu thu hút 8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho nông nghiệp nước ta.
Xem thêm: Firmenich tạo ra hương thịt bò nướng từ trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới
Việt Nam sẽ sớm có sản phẩm thịt thực vật made-in-Vietnam
Với những lợi thế kể trên, Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành nhà sản xuất thịt thực vật hàng đầu thế giới, dù trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, từ các lợi thế được liệt kê và tổng hợp trong bài viết trên của MQ International, bạn đọc có thể tin tưởng vào tiềm năng phát triển của nước ta trong lĩnh vực này trong tương lai gần.
__________
Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?
Hãy để chúng tôi giúp bạn!
MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:
- Hương thực phẩm tự nhiên
- Hương thực phẩm mặn
- Hương thực phẩm ngọt
- Chiết xuất tự nhiên, chiết xuất dược liệu
- Collagen thực phẩm – Collagen mỹ phẩm
- Bột trà: bột trà đen, bột trà xanh, bột matcha, bột trà lài
Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MQ – WIN FLAVOR
Tel: (+84) 28 3724 5191
Hotline: 0909 086 896
Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphamwinflavor
Địa chỉ: HO – 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
RO – R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, TP. Dĩ An, Bình Dương.