10 cột mốc quan trọng của con trong năm đầu đời mẹ cần biết

0
1063

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, bé phát triển rất nhanh và trải qua những giai đoạn quan trọng. Nếu có con nhỏ, mẹ cần phải nắm rõ những cột mốc này để biết con mình có phát triển bình thường không, và quan trọng nhất là có thể đồng hành cùng con trong những thời khắc ý nghĩa này.

Trong năm đầu tiên, bé phát triển rất nhanh và trải qua những giai đoạn quan trọng

1/ Mỉm cười (tuần thứ 4)

Khi mới sinh ra, trẻ chưa thể đáp lại được nụ cười của mọi người. Cho tới tuần thứ 4 sau sinh, bé mới bắt đầu biết “cười xã giao” với người khác và phản ứng lại với trò đùa.

Thời điểm này, mẹ đã có thể vui đùa với bé để kích thích bé cười như chơi ú òa, cho bé nghe nhạc,..

Cho tới tuần thứ 4 sau sinh, bé mới bắt đầu biết ‘cười xã giao” với người khác

2/ Lật úp (2 đến 3 tháng)

Lúc mới sinh, cơ thể bé còn yếu nên chưa thể tự lật. Sau 2-3 tháng, bé đã đủ mạnh để lật úp nhưng chưa có khả năng lật ngửa trở lại. Nếu thấy bé muốn lật, mẹ nên để bé ở một chiếc giường rộng và cho bé tự xoay sở. Việc chủ động lật úp sẽ giúp bé phát triển các cơ và có khả năng vận động tốt hơn.

Sau 2-3 tháng, bé đã đủ mạnh để lật úp người

3/ Chộp nắm (3 đến 4 tháng tuổi)

Từ 3 đến 4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có phản xạ và có thể cầm chặt đồ vật trong tay. Bên cạnh đó, bé cũng có thể rung lắc đồ chơi để tạo ra âm thanh.

Để khuyến khích trẻ, mẹ hãy treo đồ chơi lên trên nôi, giường để bé học cách chộp lấy, hoặc làm rớt đồ và nhặt lên để bé thấy được cách mẹ nhặt đồ và học theo.

Từ 3 đến 4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có phản xạ và có thể cầm chặt đồ vật trong tay

4/ Ôm (5 tháng tuổi)

Từ 5 tháng tuổi, trẻ đã học được cách ôm từ mọi người trong gia đình và có thể ôm mẹ khi được bế hoặc khi ngủ. Tuy nhiên, tùy tính cách mà mỗi bé có thể thích ôm hoặc không. Do đó, mẹ không nên bắt con ôm quá nhiều nếu chúng tỏ ra không thích.

Từ 5 tháng tuổi, trẻ đã học được cách ôm từ mọi người

5/ Mọc răng (6 đến 7 tháng)

Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới lúc 6 tháng rưỡi, hàm trên vào lúc 7 tháng rưỡi. Thời điểm nhạy cảm này trẻ thường khó chịu, có thể bị hành sốt, biến ăn nên mẹ phải đặc biệt chú ý.

Từ 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu mọc răng

6/ Bò (từ 6 đến 10 tháng)

Khi biết lật, bé cũng có thể quan sát được xa hơn. Lúc này, có những đồ vật bé rất muốn lấy nhưng lại không có khả năng và luôn cố rướn người về phía trước. Đến lúc nào đó, sự cố gắng sẽ được đền đáp và bé có thể tiến tới phía trước. Tuy nhiên, thời gian đầu, bé chỉ có thể trườn mà chưa bò được trên chân. Để khuyến khích con, mẹ cần đặt bé ở nơi rộng rãi cùng với đồ chơi để bé bò lên phía trước.

Từ 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể trườn lên phía trước

7/ Ngồi (7 đến 8 tháng)

Từ 8 tháng tuổi, xương của trẻ đã bắt đầu cứng cáp để có thể ngồi được. Lúc đầu, mẹ nên đỡ bé bằng gối hoặc đặt lên ghế tựa để tránh bị ngã. Sau một thời gian làm quen thì mẹ mới bắt đầu để bé tự ngồi một mình.

Thời điểm này, mẹ đã có thể cùng bé chơi các trò chơi cần có vận động và phản xạ như chuyền bóng, bắt bóng,… Đây là những hoạt động rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

8 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu tự ngồi được

8/ Đứng dậy (8 đến 9 tháng)

Lúc bé còn nhỏ, mẹ đã có thể giữ bé đứng thẳng để quen với việc đứng trên đôi chân của mình. Khi ngồi được và đã cứng cáp, bé sẽ vịn những đồ vật ở gần để đứng lên như bàn, ghế, giường,…Lúc này, mẹ cần chú ý dọn những đồ vật lỏng lẻo để tránh việc bé bị ngã và đè lên.

Đến tháng thứ 9, trẻ đã vịn đồ đứng dậy được

9/ Đi ( 9 đến 10 tháng)

Bé bắt đầu đi khi đã có thể đứng vững, và tự tin bước lên phía trước, tức là khoảng từ 9 đến 10 tháng tuổi. Đây là biểu hiện của sự phát triển về thể chất, cơ bắp, cũng như sự trưởng thành cảm xúc. Rất nhiều bé dù đã có khả năng đi được nhưng vẫn ngần ngại, không dám buông tay vì chưa quen và thấy sợ. Lúc này, mẹ cần động viên để con có thể chập chững những bước đầu tiên.

Bố mẹ cần động viên để con có thể chập chững những bước đầu tiên

10/ Nói ( từ tháng thứ 10 trở đi)

Trong 4 tuần tuổi đầu tiên, bé đã có khả năng phát ra âm thanh. Cho đến khi 1 tuổi, bé đã có thể phát ra các nguyên âm cơ bản như “ba”, “da”. Và sau 1 tuổi (tùy sức khỏe của từng bé), bé đã có thể nói “baba”, “mama”. Những bé phát triển nhanh thì có thể nói được nhiều từ cùng lúc trước khi tròn một năm tuổi.

Giai đoạn này rất quan trọng và bé thường bắt chước những gì nghe được nên mẹ cần thường xuyên nói chuyện để trẻ nhanh nói hơn.

Mẹ cần thường xuyên nói chuyện để bé nhanh nói hơn

Trên đây là những cột mốc phát triển quan trọng của con trong một năm đầu đời. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng sự phát triển của trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và khác nhau ở mỗi bé. Do đó, nếu con vẫn chưa thể ngồi, đứng dậy hoặc nói khi đủ tuổi thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé!

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

Xem thêm về các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here