5 phân khúc người mua sắm mùa lễ hội cuối năm trong bối cảnh “bình thường mới”

0
576

Các tháng cuối năm luôn là thời điểm người tiêu dùng dồn nhiều chi phí cho hoạt động mua sắm. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế khó khăn hậu Covid-19, “túi tiền” của người dùng toàn thế giới ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời, việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn do tác động của lệnh giãn cách xã hội. Chính hai yếu tố này đã tác động mạnh đến tâm lý và khả năng chi tiêu của đại đa số người tiêu dùng khi bước vào mùa mua sắm cuối năm. Trong bài viết này, MQ International sẽ tổng hợp và phân tích các nhóm khách hàng đặc trưng cũng như insight quan trọng trong giai đoạn “bình thường mới”.

Covid-19 là bối cảnh ra đời của 5 nhóm người tiêu dùng đặc trưng dịp lễ hội

Covid-19 là bối cảnh ra đời của 5 nhóm người tiêu dùng đặc trưng dịp lễ hội

1. Top 5 nhóm người tiêu dùng mùa lễ hội cuối năm

Dựa trên dự báo được công bố gần đây của Nielsen, người tiêu trong mùa lễ hội cuối năm sẽ được chia làm 5 nhóm dựa trên khả năng tài chính và khả năng di chuyển. Theo đó, các doanh nghiệp F&B có thể dựa trên những đặc điểm của mỗi nhóm khách hàng để phát triển chiến lược cụ thể trong giai đoạn này.

Nhóm người bị hạn chế tài chính và di chuyển

Đây là phân khúc khách hàng không có đủ thu nhập khả dụng để phục vụ hoạt động mua sắm cho dịp cuối năm do ảnh hưởng của Covid-19. Khó khăn về mặt tài chính này có thể đã phát sinh từ trước hoặc trong thời gian gần đây. Đồng thời, chính sách giãn cách xã hội chưa kết thúc tại nơi đang sống cũng là một rào cản khiến họ không có nhiều cơ hội ra ngoài gặp gỡ bạn bè hay mua hàng. Theo đó, họ cũng không thể dạo quanh các khu trung tâm thương mại để tìm kiếm các sản phẩm mong muốn với mức giá tốt nhất.

Không thể đi lại nhiều là hạn chế lớn của nhóm đối tượng này

Không thể đi lại nhiều là hạn chế lớn của nhóm đối tượng này

Nhóm người bị hạn chế tài chính nhưng tự do di chuyển

Tương tự nhóm trên, những người tiêu dùng thuộc phân khúc này cũng chịu thiệt hại về mặt thu nhập do tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, những người tiêu dùng được xếp vào nhóm này có tư duy tiết kiệm và cắt giảm chi phí mua sắm cho mùa lễ hội cuối năm. Tuy nhiên, vì không bị hạn chế di chuyển, họ vẫn có thể tổ chức lễ tiệc hay tụ họp cùng bạn bè và ra ngoài săn khuyến mãi.

Nhóm người thận trọng

Khác với hai nhóm trên, đây là phân khúc tập hợp những người tiêu dùng chưa bị ảnh hưởng về mặt tài chính cũng như không bị giới hạn trong việc đi lại. Tuy nhiên, do tâm lý lo lắng về rủi ro thiếu hụt hàng hóa trong thời gian sắp tới, họ thận trọng hơn khi chi tiêu và ưu tiên mua quà cho những người thân thiết nhất với mình.

Nhóm thận trọng cân nhắc chi phí mua sắm nhiều hơn

Nhóm thận trọng cân nhắc chi phí mua sắm nhiều hơn

Nhóm người tài chính ổn định nhưng bị hạn chế di chuyển

Dù không gặp khó khăn về tài chính, song, phân khúc này lại bị ảnh hưởng do giãn cách xã hội tại nơi đang sống. Theo đó, những người tiêu dùng thuộc nhóm này có xu hướng tổ chức các bữa tiệc quy mô nhỏ và chi tiêu ít hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, việc dư dả về tài chính cũng kéo theo tâm lý tìm kiếm các trải nghiệm mới thay thế cho những hoạt động không thể thực hiện do Covid-19 (điển hình như du lịch).

Nhóm người tài chính ổn định và tự do di chuyển

Vừa không bị giới hạn trong việc đi lại và vừa có thu nhập ổn định, đây được xem là nhóm người tiêu dùng “tự do” nhất trong mùa lễ hội cuối năm 2020.  Tuy nhiên, hoạt động mua sắm và ăn mừng dịp lễ của nhóm này sẽ bị ảnh hưởng bởi những người thân của họ – những ai bị cản trở về mặt di chuyển hoặc tài chính. Hành vi chung của phân khúc này là tổ chức tiệc tùng như thường lệ, chi tiêu thoải mái, tìm kiếm những trải nghiệm xa xỉ hơn và có xu hướng giúp đỡ những ai kém may mắn, nhất là những người thân thiết.

Người dùng không bị giới hạn về thu nhập và di chuyển chọn các dịch vụ xa xỉ hơn

Người dùng không bị giới hạn về thu nhập và di chuyển chọn các dịch vụ xa xỉ hơn

2. Các insight mới thúc đẩy quyết định mua hàng mùa lễ hội cuối năm

Bên cạnh những phân tích về 5 nhóm người tiêu dùng mới, Nielsen cũng tìm ra bốn khuôn mẫu hành vi mua sắm của người tiêu dùng được áp dụng nhiều nhất trong mùa lễ hội. Từ đó, cân nhắc những insight hay khuôn mẫu sau đây sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn những cơ hội và tăng tỷ lệ chuyển đổi trong dịp mua sắm lớn nhất năm.

Tái thiết lập giỏ hàng và quà tặng

Người tiêu dùng toàn cầu có xu hướng mua sắm cho mùa lễ hội lẫn quà tặng cho người thân một cách có chọn lọc hơn. Trong đó, tiêu chí hàng đầu chính là sự cần thiết và phù hợp với túi tiền. Do đó, những sản phẩm mà người tiêu dùng xem là quà tặng cuối năm nay sẽ thuộc về các nhóm hàng “phi lễ hội”. Ngoài ra, những mặt hàng quan trọng nhưng vượt quá ngân sách sẽ khó bán trong năm nay. Bên cạnh đó, Nielsen cũng chỉ ra rằng, sự an toàn, nâng cấp trải nghiệm hàng ngày và sức khỏe là 3 xu hướng mua sắm mùa lễ hội năm 2020. Trong đó, dung dịch rửa tay (450%), cà phê (31%) và bánh ngọt (16%) lần lượt là 3 dòng sản phẩm dẫn đầu mỗi ngách về tốc độ tăng trưởng.  

Người dùng sẽ mua sắm chọn lọc hơn những tháng cuối năm

Người dùng sẽ mua sắm chọn lọc hơn những tháng cuối năm

Tập trung tại nhà

Với ảnh hưởng của Covid-19 và chính sách giãn cách xã hội, ngôi nhà sẽ là trung tâm của những bữa tiệc cuối năm. Đồng thời, quy mô những sự kiện này sẽ nhỏ hơn và thậm chí có thể được chỉ định cận ngày. Bên cạnh đó, để cắt giảm chi phí, người tiêu dùng dù có xu hướng tự nấu nướng hoặc làm quà thủ công tại nhà. Với những nhóm khách hàng có thu nhập ổn định, họ sẽ tìm kiếm các trải nghiệm ẩm thực cao cấp hơn tại gia. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn bằng cách cho phép đặt hàng trực tuyến, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa tận nhà hay phiếu mua hàng trực tuyến.

Xem thêm: Xu hướng đồ uống mùa lễ hội cuối năm 2020 – Tổ hợp của yếu tố truyền thống và hiện đại

Các hoạt động tiệc tùng ăn mừng sẽ diễn ra tại nhà

Các hoạt động tiệc tùng ăn mừng sẽ diễn ra tại nhà

Hướng đến bản thân và gia đình

Khó khăn tài chính là hạn chế dịch chuyển thời kỳ Covid-19 khiến nhiều người phải cân nhắc lại ngân sách và thay đổi những ưu tiên trong danh mục mua sắm cuối năm. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho bản thân trong năm 2020. Các thương hiệu phải cho khách hàng bận rộn thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình là hữu ích. Ngoài ra, vì diễn biến phức tạp của dịch nên một số người có thể sẽ không sum họp được với gia đình mà phải đón lễ một mình. Vì vậy, điều doanh nghiệp cần làm là giúp người dùng cảm thấy họ sẽ không lãng phí tiền bạc dù kế hoạch ăn mừng mùa lễ hội có thay đổi.

Người tiêu dùng có xu hướng tự làm các món quà tặng tại nhà

Người tiêu dùng có xu hướng tự làm các món quà tặng tại nhà

Tái cân bằng khả năng chi trả

Với giới hạn về tài chính, người tiêu dùng sẽ mua sắm có chọn lọc hơn và sử dụng những công cụ tìm kiếm trực tuyến để tham khảo mức giá tốt nhất. Bên cạnh đó, người mua hàng trực tuyến cũng tận dụng các sự kiện mua sắm để tối đa hóa những gì nhận được, đặc biệt là với các giao dịch giá trị lớn. Do đó, thương mại điện tử sẽ “thống trị” thị trường cuối năm, quy mô giỏ hàng của người tiêu dùng sẽ lớn hơn và lượng khách hàng tham gia mua sắm cũng cao hơn. Cũng theo phân tích của Nielsen, giá trị tăng trưởng hàng năm của lĩnh vực thương mại điện tử tại Ý, Pháp và Tây Ban Nha ước tính lần lượt đạt 110%, 50% và 125% vào cuối năm 2020.

Thương mại điện tử sẽ là hình thức mua hàng chính trong giai đoạn lễ hội cuối năm 2020

Thương mại điện tử sẽ là hình thức mua hàng chính trong giai đoạn lễ hội cuối năm 2020

Tài chính eo hẹp cùng với hạn chế đi lại mang đến nhiều thách thức cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp F&B khi bước vào mùa mua sắm cho chuỗi lễ hội cuối năm. Với các tổng hợp và phân tích từ MQ International trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng, bạn đọc đã có được các thông tin cần thiết và biết cách nắm bắt xu hướng thị trường để thấu hiểu người tiêu dùng để tạo cho mình lợi thế cạnh tranh.

__________

Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?

Hãy để chúng tôi giúp bạn!

MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:

  • Hương thực phẩm tự nhiên
  • Hương thực phẩm mặn
  • Hương thực phẩm ngọt
  • Chiết xuất tự nhiên, chiết xuất dược liệu
  • Collagen thực phẩm – Collagen mỹ phẩm
  • Bột trà: bột trà đen, bột trà xanh, bột matcha, bột trà lài

Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ MQ – WIN FLAVOR

Tel: (+84) 28 3724 5191

Hotline: 0909 086 896

Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphamwinflavor

Địa chỉ: HO – 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

RO – R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, TP. Dĩ An, Bình Dương.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here