Mùa hè nóng nực nên mẹ sẽ muốn hòa mình xuống những hồ nước mát. Tuy nhiên rạn da khiến nhiều mẹ không dám mặc đồ bơi và đành ngậm ngùi từ bỏ sở thích này. Để không rơi vào những trường hợp như vậy, mẹ bầu cần có những biện pháp chống rạn da trước khi quá muộn. Chống rạn da cũng là một chủ đề về làm đẹp da cho bà bầu đáng quan tâm.
Mẹ bầu ngăn ngừa rạn da tự tin đi bơi hạ nhiệt mùa hè
Đặc biệt khi mang thai, phụ nữ sẽ tăng cân do bào thai sẽ càng ngày càng lớn. Bên cạnh việc tăng cân, các Mẹ sẽ không thể tránh khỏi tình trạng rạn da. Bài viết sau đây sẽ giúp các Mẹ hiểu hơn về tình trạng rạn da khi mang thai và những cách phòng ngừa rạn da an toàn và hiệu quả để tự tin đi bơi hạ nhiệt mùa hè.
1/ Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai
Theo thống kê, có khoảng 70% mẹ bầu sẽ bị rạn da khi mang thai. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự gia tăng của trọng lượng cơ thể trong thời gian mang thai, kéo theo sự giãn ra của da, nhất là ở các vùng da ngực, da bụng, đùi,… khiến các lớp đàn hồi và các sợi collagen trên da bị phá vỡ, gây ra tình trạng đứt gãy mô liên kết ở dưới lớp trung bì của da, dẫn đến các vết rạn.
Thời điểm xuất hiện rạn da khi mang thai
Có những Mẹ các vết rạn xuất hiện rất sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng lại có mẹ tới tận tháng 8, tháng 9 mới bị rạn. Thậm chí có trường hợp trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện. Do đó, thời điểm xuất hiện rạn da phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mẹ, yếu tố di truyền và mức độ tăng cân. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh vào một thời điểm nào đó thì khả năng xuất hiện các vết rạn cũng cao hơn. Vì vậy, để làn da được bảo vệ và không trở nên xấu xí sau khi xin, các Mẹ cần sớm tìm cho mình biện pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai trước khi các vết rạn xuất hiện. Ngoài ra còn có một chế độ chăm sóc da cho bà bầu để có hiệu quả cao nhất.
2/ Dấu hiệu nhận biết rạn da khi mang thai
Khi mới hình thành, những vết rạn da thường kéo dài khoảng 5 – 10mm, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau giai đoạn mang thai chúng sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng. Nếu bạn có nước da tối màu, ngăm đen, vết rạn khi mang thai của bạn thường sẽ có màu sáng hơn tông màu da. Còn với những người da trắng, các vết rạn da thường có màu hồng nhạt nhưng những người da ngăm đen thì các vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết rạn da khi mang thai
3/ Làm thế nào phòng tránh rạn da?
- Sử dụng kem chống rạn da nào tốt
Đừng tính toán đối với kem chống rạn da, chất làm mềm da, bơ cacao và dầu dưỡng để hạn chế rạn da và làm chúng không hằn rõ hơn. Các sản phẩm này giúp giảm ngứa da rất hiệu quả (một triệu chứng của rạn da) và giữ nước cho da. Dù vậy, chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy chúng có thể phòng tránh rạn da và giảm hằn rõ trên da.
- Cung cấp nước cho da.
Thay vì chỉ thoa kem và dầu để làm ẩm da, hãy nhớ uống nhiều nước vì da đủ nước sẽ ít bị rạn hơn.
- Ăn uống đủ chất cũng là cách chăm sóc da cho bà bầu
Duy trì chế độ ăn lành mạnh là một cách để giảm rạn da. Vitamin C và A rất quan trọng cho da, nhưng bạn không nhất thiết phải uống thêm thuốc bổ. Chỉ cần bạn ăn các loại thực phẩm giàu hai sinh tố này. Nguồn vitamin C tốt nhất gồm có cam, ớt chuông, cà chua và dưa lưới; còn vitamin A chứa nhiều trong cà rốt, khoai lang và xoài.
- Tập thể dục đều đặn để kiểm soát cân nặng.
Không phải mồ hôi làm cho bạn tránh được rạn da mà chính là việc tập thể dục sẽ giúp bạn kiểm soát được mức độ tăng cân của mình một cách ổn định. Sự tăng cân nhanh và đáng kể chính là nguyên nhân chính gây rạn da.
- Điều trị sau sinh.
Nếu bạn trải qua thai kỳ với những vết rạn trên cơ thể, hãy chấp nhận là chúng sẽ không biến mất hoàn toàn. Chúng sẽ chuyển từ đỏ ửng và / hoặc tím sang trắng bạc và còn tùy cơ địa da của mỗi người mà độ rõ và kết cấu sẽ khác nhau.
Làm thế nào phòng tránh rạn da?
Không có gì là hoàn hảo 100%, dù rằng có một số phương pháp phẫu thuật điều trị rạn da. Phương pháp mài mòn da, lột hóa chất và điều trị laser có thể làm mờ vết rạn, trong đó, phương pháp laser được cho là tốt nhất vì nó có thể giúp tái tạo collagen trong da.