Theo dõi phân để nắm rõ tình trạng sức khỏe của con

0
1606

Làm sao để bố mẹ biết về tình trạng sức khỏe của con khi mà con còn rất bé? Câu trả lời đó chính là nhìn vào PHÂN, chắc hẳn rất ít ông bố bà mẹ có thể ngờ được rằng việc quan sát phân của con sau mỗi lần đi ngoài chính là cách theo dõi sức khỏe của bé chính xác nhất. Vì vậy, bố mẹ hãy cùng Moby khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc quan sát phân của con qua bài viết bên dưới.

Khi trẻ còn quá bé, bố mẹ có thể theo dõi sức khoẻ của con bằng cách quan sát phân

 

Khi trẻ còn quá bé, bố mẹ có thể theo dõi sức khoẻ của con bằng cách quan sát phân

1/ Quan sát bỉm của trẻ sơ sinh để biết thêm nhiều điều

Những chiếc bỉm be bét phân là một phần quan trọng, gắn liền với cuộc sống của bất kì ai khi mới làm bố mẹ. Bạn có thể tưởng tượng được rằng một đứa trẻ bé xíu có thể dùng hết hơn 2000 chiếc bỉm mỗi năm không?

Với sự đa dạng về hình dạng, độ đặc sệt và mùi, thì không có gì ngạc nhiên khi nhiều ông bố bà mẹ luôn băn khoăn, lo lắng về những gì họ nhìn thấy trong bỉm của con mình. Bên cạnh một số mẫu phân điển hình, thì trẻ sơ sinh và trẻ tập đi thường có những lần đại tiện ra những mẫu phán rất đặc biệt. Việc tìm hiểu về các mẫu phân sẽ giúp bố mẹ hiểu được như thế nào là phân bình thường, như thế nào là phân có vấn đề để nhanh chóng đưa ra phương án điều trị thích hợp cho con.

Hai ngày sau khi chào đời là khoảng thời gian hầu hết các bé sẽ đi vệ sinh. Loại phân này được gọi là phân su, nó sền sệt và rất dính. Phân su được tạo ra bởi các tế bào da mà trẻ đã thải ra sau đó lại nuốt vào khi trẻ đang ở trong tử cung của mẹ.

Sau khi phân su được thải ra, phân của bé sẽ thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào thì còn phụ thuộc vào việc bé uống sữa mẹ hay sữa bột.

Phân của trẻ bú sữa mẹ sẽ lỏng, có hạt và màu giống mù tạt, ngoài ra trẻ sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Việc một đứa trẻ 2 tuần tuổi nuôi bằng sữa mẹ có thể đi vệ sinh từ 8 đến 10 lần trong một ngày là hoàn toàn bình thường. Đối với  bé uống sữa bột pha thì phân sẽ có màu vàng nhạt, vàng nâu và đặc hơn phân của bé bú mẹ, hơn nữa trẻ sẽ đi ngoài ít hơn nhưng lượng phân lớn hơn và nặng mùi hơn so với bé bú mẹ.

Khi bé được 1 tháng tuổi, trẻ sẽ đi ngoài ít hơn cho dù bé được nuôi theo cách nào đi chăng nữa. Số lần đi ngoài của bé nuôi bằng sữa mẹ sẽ giảm, chỉ còn bốn lần một ngày, còn bé nuôi bằng sữa bột sẽ đi ngoài khoảng 2 lần một ngày, thậm chí có thể từ 3 đến 4 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên nếu hơn 5 ngày ( ở trẻ uống sữa bột và hơn 3 ngày ở trẻ bú mẹ) trẻ không đi ngoài lần nào, thì mẹ nên thông báo cho bác sĩ của bé nhé.

Quan sát phân của bé giúp mẹ nắm bắt tình trạng sức khỏe của con

 

Quan sát phân của bé giúp mẹ nắm bắt tình trạng sức khỏe của con

2/ Quan sát màu sắc của phân để biết tình trạng sức khỏe của bé

Khi bé bắt đầu ăn dặm (khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi) mẹ sẽ cần chú ý đến màu sắc phân trên bỉm của bé. Ví dụ, nếu bé ăn các loại rau xanh (đậu Hà Lan, rau bina, các loại hạt xay nhuyễn) thì phân của bé có thể có màu hơi xanh, còn với các thực phẩm màu cam (như cà rốt, bí ngô) thì phân có thể là màu vàng cam. Mẹ đừng lo lắng, dù phân có màu xanh, vàng, cam hay nâu thì đều là hiện tượng bình thường.

Thực phẩm ăn dặm có thể giúp phân của các bé nuôi bằng sữa mẹ trở nên đặc hơn, còn phân của các bé nuôi bằng sữa bột sẽ mềm hơn, nhưng cả hai loại phân này đều có mùi rất nặng.

Thông thường, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ sẽ cho bé ăn gạo, ngũ cốc, các loại thực phẩm như chuối, táo,.. Tất cả các loại  thực phẩm này đều làm cho phân của bé đặc hơn. Mặc dù đa số những loại thực phẩm này hầu như không gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở trẻ, nhưng thỉnh thoảng trẻ có thể bị táo bón do ăn các món này. Để tránh việc trẻ bị táo bón, hãy cân bằng chế độ ăn của trẻ bằng các món giúp làm mềm phân như lê, đào, mận tươi, mơ, đậu Hà Lan, hay mận sấy.

Phân có màu đỏ cũng là do ăn uống của trẻ, như uống nước trái cây hoặc ăn cà chua. Nhưng thỉnh thoảng, màu đỏ ở phân có thể là máu. Nếu điều này thường xuyên xảy ra, sẽ gây hoang mang cho bố mẹ, tuy nhiên hầu hết các trường hợp này là do xuất hiện một vết nứt rất nhỏ ở trực tràng của bé, và nó sẽ tự lành lại. Vết nứt này có thể là do bố mẹ chà xát quá mạnh hậu môn của trẻ hoặc do trẻ mới bị táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên máu trong phân của trẻ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng với sữa bò trong sữa bột. Nếu trẻ bị dị ứng với sữa bột có thành phần là sữa bò, trẻ có thể xuất hiện các tình trạng sau:

  • Tiêu chảy.

  • Nôn mửa.

  • Nổi phát ban.

  • Sụt cân.

Khi trẻ xuất hiện bất kì triệu trứng nào, mẹ cũng cần thông báo cho bác sĩ của bé. Nếu bé bị dị ứng, bé buộc phải chuyển sang dùng loại sữa bột không chứa các thành phần gây dị ứng mẹ nhé.

Khi trẻ được 9 tháng hoặc 1 tuổi, trẻ sẽ có thể ăn được nhiều loại thực phẩm hơn. Từ 1 tuổi, trẻ bắt đầu có thể uống được sữa nguyên chất. Trong khoảng thời gian này phân của trẻ sẽ có hình dạng và màu gần nâu giống như phân của trẻ em và người trưởng thành. Bởi vì, trẻ mới tập đi chưa thể nhai kĩ thức ăn, nên có thể thường xuyên bắt gặp những viên thức ăn chưa tiêu hóa hết, như ngô, đậu Hà Lan ở trong phân của trẻ.

Bố mẹ có thể đoán sức khỏe của trẻ qua màu phân

 

Bố mẹ có thể đoán sức khỏe của trẻ qua màu phân

3/ Hiểu hơn về bệnh táo bón ở trẻ nhỏ qua mỗi giai đoạn

Nhiều trẻ mới tập đi có khẩu vị đa dạng, nên mẹ sẽ dễ nhận ra các dấu hiệu cho biết bé bị táo bón. Nếu bé uống quá nhiều sữa (khoảng 960ml sữa một ngày) cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón.

Có thể hiểu đơn giản, bệnh táo bón là tình trạng trẻ khó đi vệ sinh vì phân quá rắn. Nhưng làm sao để mẹ biết trẻ có bị táo bón hay không? Nhiều trẻ sơ sinh sẽ cau có, nhăn nhó khi đi vệ sinh và những phản ứng này là hết sức bình thường. Khi trẻ khó đi vệ sinh, mẹ có thể nâng bé lên, giữ đầu cao hơn chân để dồn trọng lực giúp bé dễ đi hơn hoặc mẹ có thể nâng nhẹ chân bé lên và giữ bé trong tư thế ngồi xổm. Mặc dù hơi nhăn nhó khi đi vệ sinh là điều bình thường nhưng kêu khóc khi đi ngoài thì có nghĩa là bé đã bị táo bón và việc đi vệ sinh với bé là rất khó khăn đấy mẹ.

Trẻ 4 tháng tuổi: Khi trẻ được 4 tháng tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng táo bón là do trẻ không được cung cấp đầy đủ chất lỏng. Bé nên uống đủ lượng sữa mẹ hoặc sữa bột pha nhưng nếu mẹ cho bé dùng sữa bột thì hãy đảm bảo mẹ dùng đủ lượng nước để pha theo như hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không có vấn đề gì thì mẹ có thể khuyến khích trẻ uống nhiều chất lỏng hơn, điều này không có nghĩa là nên uống nhiều sữa bột pha hơn bình thường. Mẹ có thể cho bé uống 30-40 ml nước sôi để nguội hoặc sử dụng các loại nước trái cây. Bác sĩ có thể khuyên mẹ nên cho thêm chất đường như xi-rô Cho trẻ em vào sữa mẹ hoặc sữa bột, vì chất đường có thể hút nước vào ruột bé, làm mềm phân và không gây hại gì cho dạ dày của bé. Bên cạnh việc cho bé uống thêm chất lỏng, mẹ có thể dùng ngón út để kích thích hậu môn của bé và giúp bé đi ngoài dễ hơn.

Trẻ từ 5 đến 11 tháng tuổi: Với trẻ hơn 4 tháng tuổi bị táo bón và đã bắt đầu ăn đặc hơn, mẹ có thể giúp bé tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày bằng việc bổ sung hoa quả, rau vào mỗi bữa ăn của bé. Việc bổ sung thêm từ 60 đến 120 ml nước hoa quả như nước ép táo, nước ép mận pha loãng sẽ giúp bé dễ tiêu hơn. Ngoài ra, Bác sĩ cũng có thể giới thiệu cho mẹ loại thuốc nhét hậu môn không cần kê đơn.

Trẻ hơn 1 tuổi: Với trẻ hơn 1 tuổi bác sĩ có thể kê cho bé các loại thuốc thông ruột, nhuận tràng, làm mềm phân, mặc dù các loại này chỉ dùng cho những trường hợp bị táo bón nặng. Nếu mẹ cho rằng nguyên nhân dẫn tới táo bón là do bé uống quá nhiều sữa, mẹ nên hạn chế lượng sữa bé uống mỗi ngày chỉ dao động từ 720 – 960ml.

Mẹ có thể nghe ai đó nói rằng chất sắt trong sữa bột là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, nhưng không có bằng chứng nào chứng minh điều này là ĐÚNG. Mẹ không nên cho bé dùng sữa bột có hàm lượng sắt thấp, trừ khi bác sĩ khuyên như vậy. Vì trẻ sinh ra đủ tháng chỉ tích đủ lượng sắt từ 4 đến 6 tháng, vì vậy sau 6 tháng lượng sắt trong sơ thể bé quá thấp nên trẻ có nguy cơ bị thiếu máu trong nhiều tháng. Sữa bột giàu chất sắt (hoặc ngũ cốc có chất sắt) có thể giúp bé có đầy đủ lượng sắt trong năm đầu tiên.

Táo bón sẽ làm bé bị khó chịu, vì vậy mẹ nên đồng hành cùng con để bé cảm thấy thoải mái hơn

 

Táo bón sẽ làm bé bị khó chịu, vì vậy mẹ nên đồng hành cùng con để bé cảm thấy thoải mái hơn

4/ Hiểu hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ qua mỗi giai đoạn

Việc chẩn đoán bệnh tiêu chảy khá phức tạp, vì mỗi loại phân bình thường của trẻ có nhiều mức độ lỏng sệt khác nhau. nhưng tiêu chảy có thể hiểu là đột nhiên phân của trẻ lỏng hơn so với bình thường. Điều đáng lo ngại là bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ tập đi sẽ gây ra tình trạng thiếu nước cho trẻ.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy, đặc biệt khi bé dưới 4 tháng tuổi, hoặc bị mất nước (miệng khô, khóc không ra nước mắt hoặc 8 giờ liền bé không đi tiểu).

Nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy là sự thay đổi trong chế độ ăn của trẻ, sử dụng thuốc kháng sinh, và nhiễm các loại vi-rút đường ruột. Trẻ rất dễ bị nhiễm các loại vi-rút này nếu trẻ có anh chị lớn tuổi hơn và đang nhiễm vi-rút này hoặc trẻ được chăm sóc tại các trung tâm giữ trẻ. Bởi vì các loại vi-rút này có thể lây truyền từ tay lên miệng nên cách tốt nhất để phòng tránh chính là thường xuyên rửa tay cho bé.

Trẻ 4 tháng tuổi trở xuống: Tiêu chảy là bệnh rất nguy hiểm với trẻ từ 4 tháng tuổi trở xuống, vì trẻ sẽ nhanh chóng bị mất nước do đi ngoài liên tục. Nếu mẹ cho con bú bằng sữa mẹ, thì hãy tiếp tục, vì sữa mẹ có thể giúp ngăn không cho bệnh này trở nên nghiêm trọng hơn và hỗ trợ việc hồi phục của bé. Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm nước sôi để nguội để bổ sung nước cho bé.

Nếu bé uống sữa bột có thành phần sữa bò, thì mẹ có thể liên hệ với bác sĩ để trao đổi về việc chuyển sang dùng sữa bột đậu nành, điều này sẽ giúp cho bệnh tiêu chảy của bé đỡ hơn. Mẹ có thể đổi sữa cho con cho đến khi bé hết tiêu chảy (thường thì mất khoảng 7 đến 10 ngày). Nếu bệnh tiêu chảy của trẻ không có chuyển biến tốt hơn trong khi bé đang bú sữa, bác sĩ có thể khuyên mẹ chỉ cho bé uống các chất lỏng ít nhất là 6 giờ và không quá 24 giờ trước khi lại cho bé uống sữa – điều này giúp ruột của bé được nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu sau 24 giờ uống chất lỏng mà phân của bé vẫn quá lỏng thì hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên: Nếu trẻ lớn hơn và đã ăn thức ăn đặc, mẹ có thể chống lại bệnh tiêu chảy bằng cách cho bé uống chất lỏng, ăn chuối, ngũ cốc, táo, bánh mì nướng,.. tất các các thực phẩm này đều giúp việc đi ngoài chậm lại. Sự kết hợp của các thực phẩm này gọi là chế độ ăn BRAT.  Tránh dùng các loại nước trái cây, lê, đào, mận tươi, mận sấy, mơ cho đến khi phân của bé trở lại bình thường.

Trẻ tập đi thường không chịu ăn uống khi bị ốm. Chúng có thể thích uống soda gừng, ăn bánh quy giòn và chế độ ăn BRAT. Thực phẩm có lợi khác bao gồm nước luộc gà, súp, mỳ ống. Tránh dùng món cay, nhiều dầu mỡ, cam quýt hoặc các chế phẩm từ sữa cho tới khi bé hết tiêu chảy mẹ nhé.

Nguyên nhân lây nhiễm bệnh tiêu chảy nghiêm trọng và phổ biến nhất là vi-rút Rota. Nó là loại vi-rút rất dễ lây truyền và hầu hết trẻ em đều nhiễm vi-rút này một lần. Vi-rút Rota phát triển mạnh từ tháng 12 năm trước tới tháng 4 năm sau. Trẻ em ở các nhà trẻ hoặc có anh chị em mắc tiêu chảy sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao.

Sự khác biệt giữa vi-rút Rota và vi-rút đường ruột thông thường là nó gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu của sự nhiễm bệnh là sốt, kèm theo nôn mửa. Tình trạng nôn mửa có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày, tiếp theo là tiêu chảy nước từ 3 đến 9 ngày. Điều quan trọng là phải giúp bé bù lại lượng nước đã mất. Để xác định xem bé có bị nhiễm vi-rút Rota không, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phân của bé. Nếu bé bị nhiễm vi-rút Rota, bác sĩ sẽ khuyên mẹ tích cực đảm bảo cung cấp chất lỏng cho bé đều đặn.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy

 

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy

Qua các thông tin ở trên, chắc hẳn bố mẹ đã hiểu thêm nhiều về việc quan sát phân của con sau khi đi ngoài rồi phải không?

Việc này sẽ giúp bố mẹ nắm bắt tường tận về sức khỏe của con cũng như tìm ra phương pháp giúp con phòng tránh một số loại bệnh về đường ruột, táo bón và tiêu chảy. Nếu mẹ cần tìm một sản phẩm về tã, bỉm chất lượng phù hợp với con yêu thì hãy ghé Moby Shop tham khảo nhé!

Moby Shop – Chuyên quần áo – đồ dùng cho bé với chất liệu tốt, mẫu mã độc lạ cập nhật xu hướng mới, kinh doanh uy tín. Bên cạnh đó, Moby còn xây dựng hệ thống kiến thức cho các ông bố bà mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé nhà mình được tốt hơn.

Liên hệ hotline 0986.680.500 hoặc Fanpage https://www.facebook.com/mobyshoptreem/ để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ bán hàng tận tâm.

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here