ĐIỂM QUA CÁC DÒNG TRANH THƯỜNG DÙNG TRONG TRANG TRÍ NHÀ Ở

0
1044

diem-qua-cac-dong-tranh-thuong-dung-trong-trang-tri-nha-o-artena-decor

Ngày càng có nhiều người sử dụng tranh treo tường bàn ăn, tranh treo tường phòng khách,… để bày trí trong nhà. Đây là một xu hướng trang trí nội thất phổ biến rất được ưa chuộng hiện nay tại Việt Nam. Để giúp bạn lựa chọn loại tranh phù hợp với không gian nhà mình, sau đây Artena Decor xin giới thiệu một vài dòng tranh trang trí cơ bản. Hãy cùng tham khảo nhé!

Ngày càng có nhiều người thích sử dụng tranh treo tường để trang trí nhà ở Artena Decor

Ngày càng có nhiều người thích sử dụng tranh treo tường để trang trí nhà ở

1. Tranh màu nước

Tranh màu nước là gì?

Màu nước (watercolor) là một chất liệu hội họa phổ biến, dễ sử dụng. Nó thực chất là một dung dịch có màu sắc, được tạo ra bằng cách hòa tan các sắc tố màu (thường ở dạng bột) vào trong nước. Tranh màu nước rất đa dạng về chủ đề, ví dụ như: tĩnh vật, phong cảnh, chân dung,…

Tranh màu nước rất đa dạng về chủ đề

Tranh màu nước rất đa dạng về chủ đề – Nguồn: mythuatbui.edu.vn

Lịch sử ra đời của tranh màu nước

Tranh màu nước có mặt trên thế giới từ rất lâu. Người ta đã tìm thấy nhiều bức tranh trong hang đá sử dụng chất liệu màu nước với niên đại từ thời kỳ đồ đá cũ ở châu Âu. Nhưng phải đến thời Trung Cổ thì màu nước mới trở nên phổ biến. Sau đó vào thời kỳ Phục Hưng, nó đã trở thành một chất liệu được dùng cho hội họa.

Họa sĩ người Đức thời Phục Hưng Albrecht Dürer chính là một trong những người tiên phong sử dụng kỹ thuật vẽ tranh bằng màu nước. Cho đến tận ngày nay, tranh màu nước vẫn được sử dụng rộng rãi để làm tranh trang trí nhà ở, tranh treo tường bàn ăn, phòng khách, phòng ngủ,…

Tranh màu nước hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong đời sống

Tranh màu nước hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong đời sống – Nguồn: Paint Corner

Tính chất của tranh màu nước

Tranh màu nước có các tính chất cơ bản sau đây:

  • Do có gốc nước, tranh màu nước khi vẽ xong khô rất nhanh, hơn hẳn tranh sơn dầu.
  • Tranh màu nước có tính thuần khiết, trong suốt và nhẹ nhàng. Do đó, khi vẽ màu nước, người họa sĩ thường lợi dụng tính chất này, pha thật nhiều nước để màu nhạt hơn.
  • Tranh màu nước có sự biến hóa đậm nhạt về màu sắc khá rõ ràng. Nó thay đổi tùy theo lượng màu, các lớp màu chồng lên nhiều hay ít.

Tranh màu nước có tính thuần khiết, trong suốt và nhẹ nhàng

Tranh màu nước có tính thuần khiết, trong suốt và nhẹ nhàng – Nguồn: Pinterest

2. Tranh thêu

Tranh thêu là gì?

Tranh thêu là một sản phẩm thủ công đặc biệt, sử dụng chỉ thêu nhiều màu sắc cùng các kỹ thuật thêu thùa điêu luyện để tạo hình lên tấm vải. Chất liệu sáng tác chính của dòng tranh này là vải lụa, vải thêu chuyên dụng với màu sắc khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu đen hoặc màu trắng.

Tranh thêu là một sản phẩm thủ công đòi hỏi sự tự tỉ mỉ rất lớn của người nghệ nhân

Tranh thêu là một sản phẩm thủ công đòi hỏi sự tự tỉ mỉ rất lớn của người nghệ nhân – Nguồn: giasanpham.net

Lịch sử tranh thêu

Tranh thêu vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc và ra đời cách đây hơn 2500 năm. Theo nhiều ghi chép lịch sử, vùng đất sản sinh ra loại hình nghệ thuật này đó là Tô Châu. Với đặc điểm thuận lợi về khí hậu, Tô Châu rất phát triển trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa.

Cùng với sự phát triển đó, Tô Châu cũng bắt đầu hình thành nghề thêu truyền thống. Theo thời gian, tranh thêu dần trở thành thương hiệu của Tô Châu với nhiều tác phẩm nổi tiếng, được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử.

Tranh thêu có nguồn gốc từ Tô Châu, Trung Quốc

Tranh thêu có nguồn gốc từ Tô Châu, Trung Quốc – Nguồn: dangcongsan.vn

Tại Việt Nam, tranh thêu là một nghề thủ công có lịch sử lâu đời. Hiện nay, vẫn không ai có thể nói chính xác thời gian bắt đầu hình thành nghề thêu tại Việt Nam. Chỉ biết rằng, vào đầu thế kỷ 17, Lê Công Hành đã đúc kết các kinh nghiệm, kỹ thuật thêu tranh trong nước và Trung Quốc để biến tranh thêu trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến tại Việt Nam.

Vào thời gian này, tranh chỉ phục vụ chủ yếu cho các bậc vua chúa, quý tộc. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tranh thêu phát triển tới đỉnh cao với sự thành lập của nhiều đơn vị thêu tranh và trở nên phổ biến khắp cả nước.

Tranh thêu Việt Nam phát triển mạnh vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20

Tranh thêu Việt Nam phát triển mạnh vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20  – Nguồn: nguoicondatme.com

Tính chất tranh thêu

Dưới đây là một số tính chất đặc trưng của tranh thêu:

  • Tranh thêu đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ rất cao. Thời gian hoàn thành 1 bức tranh thêu tay thủ công là rất lâu, có thể vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí cả năm, tùy theo độ khó và kích thước bức tranh.
  • Đường nét tranh thêu mịn mượt, sự biến hóa đậm nhạt về màu sắc rõ ràng, sắc nét.
  • Tranh thêu có hiệu ứng 3D tốt, tạo cảm giác chân thật, hút mắt cho người xem.

Tranh thêu có đường nét mịn mượt, biến hóa đậm nhạt về màu sắc rõ ràng

Tranh thêu có đường nét mịn mượt, biến hóa đậm nhạt về màu sắc rõ ràng – Nguồn: vi.wikipedia.org

3. Tranh sơn dầu

Tranh sơn dầu là gì?

Tranh sơn dầu (Oil painting) sử dụng chất liệu vẽ là sơn dầu – một dung dịch gồm các sắc tố màu (thường dưới dạng bột khô) nghiền kỹ, hòa trộn với dầu lanh, dầu óc chó hoặc dầu cù túc.

Việc phối trộn màu trong tranh sơn dầu đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn vì các sắc tố có thể được làm từ nguyên liệu khoáng, hữu cơ hoặc hóa học khác nhau, không thể pha trộn tạo thành một dung dịch đồng nhất được.

Dòng tranh này hiện đang rất phổ biến trong đời sống hằng ngày và thường được dùng làm tranh treo tường phòng khách cổ điển hoặc hiện đại.

Tranh sơn dầu sử dụng chất liệu vẽ là sơn dầu

Tranh sơn dầu sử dụng chất liệu vẽ là sơn dầu – Nguồn: phongtranhthuduc.net

Lịch sử tranh sơn dầu

Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng màu trộn với dầu khi vẽ để bức tranh bền màu theo thời gian. Tuy nhiên, lúc này, chất liệu vẫn còn thô sơ và để lộ ra rất nhiều khuyết điểm. Sau đó, nhiều họa sĩ đã bỏ công sức để tìm tòi nguyên liệu mới và tự sáng chế ra sơn vẽ. Nhưng phải đến thời kỳ của anh em họa sĩ Van Eyck (khoảng 1390 – 1441) thì chất liệu sơn dầu mới được hoàn thiện.

Có thể nói, hai họa sĩ tài năng này là những người có công rất lớn trong việc phát triển kỹ thuật vẽ với chất liệu sơn dầu. Đến giai đoạn này, màu sắc sơn dầu đã tươi sáng hơn và có độ bóng đẹp, độ bền cao. Kể từ đó, tranh sơn dầu trở nên phổ biến và lan rộng ở hầu hết các nước trên thế giới.

Tranh sơn dầu có nguồn gốc khá lâu đời

Tranh sơn dầu có nguồn gốc khá lâu đời – Nguồn: shoptranh.vn

Tính chất tranh sơn dầu

Tranh sơn dầu có một số tính chất rất đặc trưng, cụ thể như:

  • Tranh sơn dầu không thấm nước, có độ che phủ mạnh. Người họa sĩ có thể dễ dàng phủ kín lớp sơn dưới bằng một lớp sơn khác chồng lên.
  • Tốc độ khô của sơn dầu khá lâu. Thường phải mất 2 tuần thì một bức tranh mới khô hẳn, một số màu có thể khô trong vài ngày.
  • Tranh sơn dầu có độ bền cao, ít bị phai màu theo thời gian. Tranh có tuổi thọ tối thiểu là 30 năm. Còn nếu bảo quản tốt thì tranh sơn dầu có thể tồn tại từ 80-100 năm.

Tranh sơn dầu có độ bền tối thiểu lên đến 30 năm

Tranh sơn dầu có độ bền tối thiểu lên đến 30 năm – Nguồn: tranhdecor.com

4. Tranh phù điêu

Tranh phù điêu là gì?

Tranh phù điêu là một dòng tranh được khá nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Loại tranh này sử dụng kỹ thuật đắp nổi hoặc khoét lõm trên mặt phẳng nền để tạo ra những họa tiết 3D sống động. Dòng tranh này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng rất cao của người họa sĩ.

Tranh phù điêu sử dụng nghệ thuật khắc lõm hoặc đắp nổi lên nền mặt phẳng

Tranh phù điêu sử dụng nghệ thuật khắc lõm hoặc đắp nổi lên nền mặt phẳng – Nguồn: vi.wikipedia.org

Lịch sử tranh phù điêu

Từ rất lâu, con người đã mong muốn tìm kiếm những chất liệu sáng tạo nghệ thuật tốt, bền vững theo thời gian. Và phù điêu là một trong những cách thức tạo hình sớm nhất mà con người đã nghĩ ra để lưu giữ các tư tưởng về văn hóa, nghệ thuật.

Từ thời kỳ sơ khai, người cổ đại đã biết khắc những hình ảnh, hoa văn trên vách đá. Đây là điểm khởi đầu cho tranh phù điêu. Sau đó, theo sự phát triển của xã hội, những đường khắc chạm này trở nên sắc sảo và có giá trị nghệ thuật, lịch sử cao hơn. Từ thời La Mã cổ đại, phù điêu đã được sử dụng phổ biến trong các lăng mộ, cung điện, đền đài,…

Chất liệu chính được sử dụng lúc bấy giờ là đá và gỗ. Theo thời gian, nhiều loại tranh phù điêu khác cũng dần xuất hiện. Trong đó, nổi bật và mới lạ nhất là tranh phù điêu thủy tinh với màu sắc chân thật, hình ảnh sống động như thật.

Tranh phù điêu thủy tinh với hình ảnh sống động như thật

Tranh phù điêu thủy tinh với hình ảnh sống động như thật

Tính chất tranh phù điêu

Tranh phù điêu nói chung có nhiều đặc điểm tính chất riêng biệt. Đơn cử như:

  • Tranh được đẽo gọt hoặc đắp nổi để tạo hình khối nên cho hiệu ứng 3D sống động, có chiều sâu.
  • Tranh điêu khắc có độ bền cao, ít chịu tác động của thời gian và thời tiết.
  • Một số loại tranh điêu khắc mới nổi gần đây như tranh phù điêu thủy tinh, tranh phù điêu đất sét trắng có màu sắc sống động, độ chân thật cao.

Tranh phù điêu thủy tinh có tạo hình sống động, màu sắc chân thật

Tranh phù điêu thủy tinh có tạo hình sống động, màu sắc chân thật

Bốn dòng tranh kể trên, mỗi loại đều có những tính chất, đặc trưng riêng. Hy vọng với các thông tin trên đây của Artena Decor, bạn sẽ chọn được tác phẩm tranh treo tường phù hợp!

Nếu có nhu cầu mua tranh phù điêu thủy tinh để làm tranh treo tường công ty hay nhà ở, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết.

Artena Decor – Chuyên cung cấp các dòng tranh phù điêu và tranh hiện đại Giá tốt – Đa dạng – Chất lượng. Các dòng tranh được cập nhật liên tục, đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm. Liên hệ Hotline: 0898 945 945 để được tư vấn miễn phí.

Trụ sở chính:

  • Tại Hà Nội: 85, Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa.
  • Tại TP.HCM: 108, Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình.

Tham khảo thêm một số mẫu tranh khác của chúng tôi:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here