Các chuỗi cà phê trong nước đang đối mặt với Covid-19 như thế nào?

0
544

Là quốc gia có sản lượng cà phê lớn thứ 2 thế giới, Việt Nam là một trong những thị trường nhiều tiềm năng phát triển nhất dành cho các thương hiệu kinh doanh chế phẩm hương cà phê nói chung, đặc biệt là những chuỗi cà phê. Tuy nhiên, dưới sức ép của đại dịch Covid-19,  mô hình này phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về lượng khách, doanh số, nhân sự lẫn mặt bằng. Vậy, các chuỗi cà phê hoạt động tại Việt Nam đang giải quyết những “bài toán” này như thế nào?

Các chuỗi cà phê tại thị trường Việt Nam có biện pháp riêng để thích nghi với tình hình dịch Covid-19

Các chuỗi cà phê tại thị trường Việt Nam có biện pháp riêng để thích nghi với tình hình dịch Covid-19

1. Chuỗi cà phê trong nước đang phải đối mặt với những vấn đề gì?

Tại thị trường Việt Nam, cà phê là một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất. Theo kết quả thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam, tính đến tháng 3/2020, cả nước hiện có khoảng 540.000 cửa hàng thuộc lĩnh vực F&B với 430.000 quầy hàng đường phố, 7.000 nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, bar và hơn 80.000 nhà hàng hoạt động theo mô hình chuỗi. Riêng với ngách cà phê và chế phẩm hương cà phê, dù phát triển với số lượng ngày càng nhiều nhưng các thương hiệu cà phê dạng chuỗi không thể “lấn át” các đối thủ khác trên thị trường. Theo đó, 5 chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam (Highland Coffee, The Coffee House, Starbucks, Phúc Long, Trung Nguyên) chỉ nắm giữ thị phần 15.3%.

Giá cà phê hạ thấp nhiều tháng liền khiến các chuỗi cà phê lẫn công ty bán hương cà phê lao đao

Giá cà phê hạ thấp nhiều tháng liền khiến các chuỗi cà phê lẫn công ty bán hương cà phê lao đao

Bước sang quý I/2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của nền kinh tế. Theo ghi nhận của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, có đến 6.553 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong tháng 3 bởi tình hình khó khăn do đại dịch gây ra. Điều tương tự cũng diễn ra với thị trường cà phê trong nước 3 tháng đầu năm khi giá cà phê sụt giảm nghiêm trọng, đồng thời, các chuỗi cà phê trong nước đồng loạt đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, theo khảo sát từ Nielsen, 82% người tiêu dùng Việt Nam giảm tần suất ăn uống bên ngoài và 63% tự nấu nướng tại nhà thường xuyên hơn. Vì vậy, việc chỉ phục vụ khách hàng thông qua kênh trực tuyến không thể giúp các thương hiệu bù đắp doanh thu.

>> Xem thêm: Xu hướng phát triển của các mặt hàng thực phẩm làm từ hương cà phê

Bên cạnh đó, các chuỗi cà phê tại Việt Nam, đặc biệt là ở những đô thị trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, còn chịu thiệt hại lớn về chi phí khi tiền thuê mặt bằng không thay đổi dù doanh thu sụt giảm. Giám đốc Thương mại và Marketing thương hiệu The Coffee House, ông Võ Duy Phú cho biết chi phí mặt bằng cho mỗi cửa hàng của chuỗi cà phê này dao động trung bình từ khoảng 100 triệu đồng – 150 triệu đồng/tháng. Vì vậy, khi nhân lên với số lượng chi nhánh khắp cả nước, tổng số tiền phải bỏ ra sẽ lên đến gần 20 tỷ.

Phí thuê mặt bằng là một trong những vấn đề tài chính mà nhiều chuỗi cà phê gặp phải

Phí thuê mặt bằng là một trong những vấn đề tài chính mà nhiều chuỗi cà phê gặp phải

2. Thay đổi mô hình và cách thức hoạt động để tồn tại

Trên thị trường F&B nói chung và cà phê nói riêng, Covid-19 được xem như sự “chọn lọc tự nhiên”. Sự tự thân thay đổi giúp doanh nghiệp “sống”, tuy nhiên, nếu vẫn đứng yên và không thích nghi, doanh nghiệp sẽ “chết”.  Vì vậy, đứng trước ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều mô hình chuỗi cà phê đã nhanh chóng đẩy mạnh hình thức phục vụ thức uống qua kênh trực tuyến.

Trước khi bước vào giai đoạn cách ly xã hội, The Coffee House đã ngừng phục vụ nước lọc tại hệ thống 160 cửa hàng để đảm bảo giảm thiểu khả năng tiếp xúc của khách hàng. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi được tung ra để khuyến khích người tiêu dùng đặt đồ uống qua ứng dụng trực tuyến của thương hiệu và thưởng thức tại nhà. Hình thức khuyến mãi này cũng được các đối thủ như Starbucks, Highlands áp dụng. Trong thời gian giãn cách, “chiêu bài” marketing này tiếp tục được sử dụng nhằm kích cầu và góp phần cải thiện doanh số đang giảm sút.

>> Xem thêm: Toàn cảnh bức tranh thị trường cà phê hòa tan Việt Nam 2018

Mua hàng trực tuyến là cách các thương hiệu cà phê “cứu vãn” doanh thu

Mua hàng trực tuyến là cách các thương hiệu cà phê “cứu vãn” doanh thu

3. Hậu dịch – Bước lấy đà để trở lại đường đua thị trường

Ngay sau khi cách ly xã hội kết thúc vào cuối tháng 4, nhiều chuỗi cà phê trong nước đã bắt đầu mở cửa trở lại toàn bộ hoặc hầu hết các chi nhánh. Tính đến ngày 25/4, The Coffee House đã đưa vào hoạt động 110/160 cửa hàng trên toàn quốc, trong đó, Hà Nội và Huế mở cửa toàn bộ, TPHCM và Đà Nẵng lần lượt mở cửa 70% và 30%. Tương tự The Coffee House, Cộng Cà Phê, Starbucks và Trung Nguyên chưa mở cửa toàn bộ chi nhánh. Ngoài ra, các thương hiệu này phải sắp xếp lại không gian cửa hàng với số lượng bàn ghế giới hạn và khoảng cách đảm bảo giãn cách xã hội.

>> Xem thêm: Ứng dụng của hương cà phê trong ngành công nghệ thực phẩm

Quy định chỉ được phục vụ cùng lúc 20 khách hàng và lượng khách chưa ổn định hậu dịch sẽ gây thiệt hại cho doanh thu của nhiều chuỗi cà phê tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc hoạt động trở lại giúp mang đến nhiều lựa chọn dịch vụ cho người tiêu dùng đồng thời duy trì công việc và thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian tạm ngừng kinh doanh tại cửa hàng, nhiều chuỗi cà phê đã tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh R&D và xây dựng thực đơn mới phù hợp với bối cảnh hiện tại. Đây được xem là bước chạy đà để tiếp tục phát triển trong quý II.

Nhiều chuỗi cà phê đã rục rịch mở cửa trở lại sau cách ly xã hội

Nhiều chuỗi cà phê đã rục rịch mở cửa trở lại sau cách ly xã hội

Dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường cà phê Việt Nam nói chung, các thương hiệu kinh doanh chế phẩm hương cà phê và chuỗi cà phê nói riêng đều chịu những thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhìn về phía tích cực, đây lại là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn lại và thay đổi nhằm hướng đến xây dựng một phiên bản tốt hơn trong tương lai.

__________

Bạn đang tìm kiếm hương liệu tự nhiên cao cấp?

Hãy để chúng tôi giúp bạn!

MQ International là chuyên gia cung cấp hương liệu thực phẩm tự nhiên cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:

  • Hương tự nhiên
  • Hương mặn
  • Hương ngọt
  • Chiết xuất tự nhiên
  • Nước ép trái cây cô đặc
  • Bột tự nhiên

Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:

Tel: (+84) 28 3724 5191

Hotline: 0909 086 896

Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphammq/

Địa chỉ: 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, TPHCM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here