Giải pháp năng lượng tái tạo phát triển bền vững ngành năng lượng

0
436

Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch được xem là giải pháp bền vững cho ngành năng lượng thế giới. Không chỉ có trữ lượng lớn, năng lượng sạch còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch. Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh lớn trong việc khai thác và phát triển nguồn năng lượng nói trên.

Cùng CHINT Global tìm hiểu về các nguồn năng lượng có thể tái tạo và tiềm năng phát triển của ngành năng lượng này tại Việt Nam qua bài viết sau đây.

Xem thêm:

cung-tim-hieu-ve-giai-phap-ben-vung-cho-nganh-nang-luong-the-gioi-chint-global

Cùng tìm hiểu về giải pháp bền vững cho ngành năng lượng thế giới

1. Xu hướng sử dụng năng lượng của thế giới hiện nay

Năng lượng tái tạo là gì? Đây là năng lượng sạch hoàn toàn và được tạo ra từ những nguồn hình thành liên tục, vô hạn như ánh sáng mặt trời, mưa, gió, thủy triều, sóng biển… Phát triển năng lượng sạch có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí nhà kính và đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.

Ưu điểm lớn nhất của nguồn năng lượng này là có thể tái tạo được, trữ lượng cực lớn, gần như là vô tận. Năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, địa nhiệt có ở khắp mọi nơi, các quốc gia có thể tự do sử dụng mà không phải tốn một khoản chi phí nhiên liệu nào. Năng lượng sinh khối cũng có trữ lượng rất lớn và mức chi phí nhiên liệu thấp. Trong khi đó, các nguồn năng lượng truyền thống như khí đốt tự nhiên, than đá hay dầu mỏ đang có dấu hiệu cạn kiệt dần.

nang-luong-sach-co-vai-tro-quan-trong-voi-moi-truong-va-an-ninh-nang-luong-the-gioi-chint-global

Năng lượng sạch có vai trò quan trọng với môi trường và an ninh năng lượng thế giới

Sự tương quan giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo còn đến từ khía cạnh môi trường. Năng lượng sạch được đánh giá cao về tính thân thiện với môi trường, ít phát thải carbon trong quá trình sản xuất và biến đổi. Do đó, sử dụng các nguồn năng lượng sạch được xem là giải pháp để bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, mỗi dạng năng lượng sạch lại có một thế mạnh riêng. Chẳng hạn như năng lượng gió không đòi hỏi nhiều không gian khai thác, năng lượng sinh khối từ phế phẩm công nghiệp, nông nghiệp góp phần giảm thiểu số lượng bãi chôn xử lý rác. Ngoài ra, việc phát triển các giống cây trồng để cung cấp cho năng lượng sinh khối còn giúp tăng hàm lượng khí oxy, giảm lượng khí CO2.

ung-dung-nang-luong-tai-tao-mang-den-nhieu-loi-ich-tuyet-voi-chint-global

Ứng dụng năng lượng tái tạo mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời

Thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam khá đa dạng với các nguồn năng lượng từ thủy điện nhỏ, mặt trời, địa nhiệt, gió và điện sinh khối. Trong đó, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng đã đóng góp 8.7% tổng sản lượng điện đầu ra. Đặc biệt, Chính phủ còn đặt mục tiêu sẽ tăng mức đóng góp của loại năng lượng này lên 20% vào năm 2020.

Năm 2018, các dự án điện mặt trời với tổng mức công suất 15.000 MW đã được đưa vào phát triển. Cũng trong khoảng thời gian này, 748 dự án điện áp mái năng lượng mặt trời đang hoạt động với tổng công suất 11.55 MW đã đạt được mức công suất 325 MW trong năm 2019.

Ninh Thuận là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời nhất tại Việt Nam với hơn 140 dự án. Các khu vực khác như Bình Thuận, Khánh Hòa, DakLak cũng đã chứng minh được khả năng phát triển ngành năng lượng tái tạo – năng lượng mặt trời với rất nhiều dự án. Cụ thể, Bình Thuận có 100, DakLak có 13 và Khánh Hòa có 12 dự án.

2. Tiềm năng và thách thức cho lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển năng lượng sạch. Việc khai thác các nguồn năng lượng nói trên có ý nghĩa quan trọng cả về mặt an ninh năng lượng, kinh tế, xã hội và phát triển bền vững. Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đường bờ biển dài và nền kinh tế nông nghiệp, Việt Nam phù hợp để khai thác, sản xuất điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt, sinh khối, thủy điện và nhiên liệu sinh học.

2.1 Tiềm năng cho năng lượng sạch

Việt Nam là quốc gia có thời gian nắng nhiều trong năm, thích hợp cho phát triển năng lượng mặt trời. Trong đó, miền Nam và miền Trung là những khu vực có cường độ bức xạ rất lớn. Theo thống kê, các tỉnh vùng Tây Bắc như Sơn La và Lai Châu có số giờ nắng trong năm khoảng 1897 – 2102 giờ. Các tỉnh thành phía Bắc còn lại và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có 1400 – 1700 giờ nắng mỗi năm. Các tỉnh từ Huế trở vào miền Nam là 1900 – 2700 giờ nắng / năm.

viet-nam-co-tiem-nang-lon-ve-phat-trien-dien-nang-luong-mat-troi-chint-global

Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển điện năng lượng mặt trời

Dựa trên tính toán của các chuyên gia, các khu vực có số giờ nắng hàng năm từ 1.800 giờ trở lên được xem là đủ tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo – năng lượng mặt trời. Như vậy, Việt Nam có rất nhiều vùng có khả năng đáp ứng tiêu chí nói trên, đặc biệt là các tỉnh thành ở phía Nam.

2.2 Thách thức cho năng lượng sạch

Bên cạnh những lợi thế kể trên, ngành năng lượng sạch ở Việt Nam vẫn phải đối diện với vô vàn thách thức. Cụ thể, đó là những vấn đề liên quan đến chi phí đầu tư, cơ sở hạ tầng, hệ thống vận hành và cơ chế chính sách.

  • Cơ chế chính sách

Những thành tựu bước đầu trong việc khai thác năng lượng sạch ở nước ta phần lớn đến từ chính sách khuyến khích và mục tiêu phát triển của Chính phủ. Mặt khác, sự phối hợp tích cực giữa địa phương, nhà đầu tư và các bộ, ngành cũng mang đến hiệu quả tích cực cho quá trình triển khai dự án.

Bộ Công Thương và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chẳng hạn như biểu giá cố định FIT dành cho điện gió, mặt trời, sinh khối và điện sản xuất từ chất thải rắn nhằm khuyến khích sự phát triển của năng lượng tái tạo. Đồng thời, Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu tiên cung cấp tín dụng, sử dụng PPA…

co-che-chinh-sach-tao-thach-thuc-cho-su-phat-trien-cua-nganh-nang-luong-tai-tao-chint-global

Cơ chế, chính sách tạo thách thức cho sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì các dự án điện gió phải đáp ứng được thời gian triển khai và hoàn thành nếu muốn nhận chính sách ưu đãi giá điện tại Quyết định 39/2018/QĐ – TTg. Cơ chế ưu đãi vốn đầu tư thuế, đất đai và giá mua điện mặt trời theo Quyết định 11/2017/QĐ – TTg cũng đã hết hiệu lực từ 01/11/2019. Đây đều là những thách thức rất lớn cho các dự án điện mặt trời trong tương lai.

Thực tế cho thấy, số lượng dự án thực hiện và tỷ trọng điện tái tạo trong tổng sản lượng điện sản xuất là không tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân xuất phát từ việc: Thiếu chính sách mạnh và đồng bộ trong khâu điều tra, đánh giá tiềm năng khai thác, sử dụng; Thiếu quy hoạch tổng thể trong phát triển điện tái tạo quốc gia; Thiếu cơ quan đầu mối tập trung và điều hành.

  • Công nghệ và kỹ thuật

Ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cụ thể là điện mặt trời đang gặp thách thức liên quan đến việc vận hành hệ thống điện. Các nguồn năng lượng sạch tác động lên lưới điện quốc gia khiến nhà máy điện phải tăng dự phòng hệ thống điện để đảm bảo sự ổn định. Đồng thời, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cũng gây ảnh hưởng đến việc đánh giá tiềm năng phát triển của từng khu vực.

cong-nghe-ky-thuat-la-rao-can-cua-viet-nam-chint-global

Công nghệ, kỹ thuật là rào cản của Việt Nam trong sản xuất, khai thác năng lượng tái tạo

Bên cạnh đó, nước ta còn đang thiếu các đơn vị cung ứng thiết bị và dịch vụ điện từ năng lượng sạch. Phần lớn công nghệ phải nhập khẩu từ nước ngoài và chưa có dịch vụ sau lắp đặt. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa có công nghệ nào hoàn chỉnh được thử nghiệm ở những điều kiện khí hậu đặc trưng cũng như các loại hình công nghệ sinh khối hiệu suất cao.

  • Kinh tế tài chính

Yếu tố kinh tế cũng là một trong những rào cản lớn của ngành năng lượng tái tạo Việt, bao gồm vốn đầu tư và khả năng thu xếp nguồn vốn của các chủ đầu tư. Nhiều dự án không thể tiếp cận với nguồn tài chính phù hợp do vấn đề liên quan đến thời hạn vay. Thời hạn vay 5 – 8 năm của hệ thống ngân hàng thương mại khiến thời gian hoàn vốn kéo dài, làm các nhà đầu tư e dè hơn.

3. Các mô hình thành công của năng lượng tái tạo trên thế giới

Với xu hướng sử dụng năng lượng sạch, trên thế giới đã có nhiều mô hình ứng dụng thành công loại năng lượng này. Tháng 7 vừa qua, một nhà máy điện mặt trời nổi với quy mô lớn nhất thế giới đã được khánh thành tại Singapore. Khả năng sản xuất của nhà máy lên đến 60 MW, đồng thời làm giảm 32 tấn khí thải mỗi năm. Mục tiêu của Singapore là năng lượng mặt trời sẽ cung cấp 3% tổng lượng điện tiêu thụ khi công suất đạt 1.5 GW vào năm 2025 và 2 GW năm 2030.

turbine-nang-luong-gio-o-ha-lan-chint-global

Turbine năng lượng gió ở Hà Lan

Ở châu Âu, Hà Lan là cái tên đi đầu trong ngành năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới có hệ thống xe điện, tàu hỏa công cộng chạy bằng năng lượng gió. Toàn lãnh thổ Hà Lan hiện có hơn 2.200 turbine điện gió với mục tiêu nâng công suất điện gió ngoài khơi lên 11.5 GW, đáp ứng 40% nhu cầu điện vào năm 2030.

Ngoài Singapore và Hà Lan thì những quốc gia như Mỹ, Anh, Indonesia cũng đang phát triển ngành năng lượng tái tạo với việc triển khai các dự án nhà máy điện địa nhiệt. Ở châu Á, mới đây Nhật Bản đã thử nghiệm hệ thống sinh năng lượng từ sức gió của các cơn bão.

4. Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

CHINT Global là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp điện từ năng lượng sạch – năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Với thế mạnh về công nghệ và sự am hiểu thị trường năng lượng Việt, thương hiệu CHINT Global đã và đang đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong việc tư vấn, thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống điện áp mái năng lượng mặt trời.

giai-phap-cua-chint-global-trong-cong-cuoc-phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-chint-global

Giải pháp của CHINT Global trong công cuộc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Hệ thống năng lượng mặt trời của CHINT Global ứng dụng các mô – đun và biến tần PV tiên tiến nhất trên thế giới. Mục tiêu của hệ thống là là giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí điện năng, gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. Ngoài ra, CHINT Global Việt Nam còn đang triển khai rất nhiều dự án hỗ trợ xây dựng mô hình điện áp mái năng lượng mặt trời cho các doanh nghiệp.

Năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối sẽ là tương lai của ngành năng lượng thế giới. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về năng lượng tái tạo và tiềm năng phát triển của nó tại thị trường Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, hợp tác xây dựng hệ thống điện áp mái năng lượng mặt trời có thể liên hệ với CHINT Global để được tư vấn và hỗ trợ.

Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi CHINT Global Việt Nam.

———————————

CHINT GLOBAL VIETNAM – Thương hiệu cung cấp thiết bị điện an toàn, tin cậy và giải pháp năng lượng thông minh hàng đầu thế giới.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus – Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here