Gamification là một công cụ được doanh nghiệp sử dụng nhằm bổ trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp và thực hiện hành động. Thế nhưng điều gì tạo nên sự thành công của chiến dịch marketing gamification cho doanh nghiệp? Cùng Woay tìm hiểu ngay sau đây.
Gamification Marketing được biết đến rộng rãi và áp dụng nhiều hơn trong doanh nghiệp
1. Ưu và nhược điểm khi ứng dụng Gamification vào chiến dịch truyền thông
Với sự ứng dụng rộng rãi của gamification, không thể phủ nhận những lợi ích của hình thức này mang lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định khi áp dụng phương pháp này. Vậy tại sao doanh nghiệp nên sử dụng gamification trong marketing và đâu là những rào cản cần tránh? Xem ngay thông tin dưới đây
1.1 Ưu điểm
Việc ứng dụng chiến dịch marketing gamification sẽ giúp khách hàng tiềm năng nhận diện được danh tính của nhau. Đồng thời doanh nghiệp có thể phân khúc rõ ràng về hành vi của tệp khách hàng và đưa ra những đề xuất mang tính cá nhân khiến khách hàng cảm thấy thích thú.
Việc ứng dụng Gamification làm tăng sự tham gia của khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng và đối tác. Việc tặng thưởng sẽ giúp họ cảm nhận được sự trân trọng mà doanh nghiệp. Từ đó tăng lòng trung thành và có cái nhìn tích cực hơn về doanh nghiệp.
Áp dụng chiến lược gamification marketing góp phần kích thích sự cạnh tranh và mong muốn thành tích trong khách hàng. Họ sẽ nhận được sự chú ý nhờ bảng xếp hạng thành tích và các phần thưởng hấp dẫn. Khi được vinh danh, người tiêu dùng sẽ cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn.
Gamification giúp khách hàng tin yêu thương hiệu hơn
1.2 Nhược điểm
Gamification tạo ra những ưu điểm vượt trội, thế nhưng doanh nghiệp đôi khi còn áp dụng khá chung chung và đơn giản. Điều này vô tình kìm hãm khả năng phát triển và sáng tạo của nhân viên.
Việc bắt buộc mọi người tham gia Gamification đôi khi tạo ra sự ép buộc vô hình cho khách hàng. Khiến cho họ chán nản, mất đi sự yêu thích doanh nghiệp và không muốn tiếp tục nữa.
Nếu trò chơi tẻ nhạt không thu hút được khách hàng mới và không tạo được động lực chơi cho khách hàng trung thành sẽ khiến doanh nghiệp gặp trở ngại lớn. Điều này trở thành thách thức lớn cho nhà phát triển ý tưởng gamification marketing, buộc họ phải đổi mới liên tục và nắm bắt được tâm lý khách hàng.
2. Các yếu tố Gamification tăng hiệu quả cho chiến dịch truyền thông
Mạng xã hội được xem là công cụ phổ biến cho các chiến dịch truyền thông quảng cáo của nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Khi yếu tố Gamification của doanh nghiệp thực sự thú vị, sẽ khiến khách hàng lan tỏa chúng trên mạng xã hội và tăng tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng.
Các yếu tố khiến chiến dịch marketing gamification thành công
2.1 Xây dựng động lực từ cơ chế phần thưởng
Yếu tố phần thưởng trong chiến dịch marketing gamification khiến cho khách hàng tương tác nhiều hơn thương hiệu. Với mỗi lượt quay, khách hàng sẽ nhận về những ưu đãi cũng như mã giảm giá cho những lần mua kế tiếp. Chính vì vậy số lượng người tham gia ngày càng đông sẽ tạo ra sự đột phá về doanh số cho các doanh nghiệp nếu áp dụng đúng chiến thuật.
2.2 Sử dụng thời gian như một công cụ để quản lý
Thời gian chính là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp thu hút người dùng một cách triệt để vì yếu tố này sẽ gây áp lực cho người chơi, tạo bản năng chinh phục. Trong trường hợp này, khách hàng là người chơi và doanh nghiệp là người đặt ra giới hạn thời gian.
Cơ sở của việc sử dụng sự áp lực về thời gian chính là phương pháp FOMO (Fear of missing out) tạo ra nỗi sợ khi không đủ thời gian làm điều gì đó. Tận dụng tâm lý xuất phát từ tâm trí của con người sẽ giúp thương hiệu đặt ra khung thời gian phù hợp cho từng chiến dịch.
Thúc đẩy sự yêu thích bằng việc quản lý thời gian trò chơi
2.3 Các điểm thưởng
Bên cạnh việc thiết lập thời gian cho trò chơi, doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống điểm thưởng trong chiến dịch marketing gamification để thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp cụ thể hóa mục tiêu mà người dùng cần đạt được.
Điểm thưởng nên chia thành nhiều mốc nhỏ nhằm tạo động lực hướng đến các mục tiêu lớn hơn để giành được phần thưởng giá trị. Cách này vừa định hướng được người dùng, vừa thu hút họ nhưng cũng không hề gây ra sự chán nản nào.
2.4 Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng được xem là công cụ tạo ra sự thúc đẩy giữa những người chơi với nhau. Tính cạnh tranh sẽ nảy sinh trong tâm lý người chơi, gia tăng sự nỗ lực và giành lấy vị trí dẫn đầu từ người chơi khác.
Bảng xếp hạng giúp người chơi cảm thấy thích thú hơn vì tính cạnh tranh
2.5 Xây dựng một chiến lược Gamification độc lập
Doanh nghiệp nên xây dựng ngay cho mình một chiến lược Gamification độc lập và tập trung khai thác tối đa những ưu điểm trong chiến lược này. Chiến lược có thể xây dựng dưới dạng mini game giúp mang về nhiều sự tương tác hơn từ người dùng và đẩy mạnh hiệu quả truyền thông.
3. Các bước áp dụng Gamification vào chiến lược Marketing
Khi áp dụng Gamification vào chiến lược Marketing cần phải theo trình tự các bước như sau, có như vậy mới mang lại thành công.
3.1 Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu được xem là việc làm khá quan trọng, bạn cần phải nắm rõ nhóm khách hàng mà bạn đang muốn hướng đến để xây dựng kịch bản và luật chơi phù hợp. Nhóm đối tượng khách hàng này được dựa trên nhu cầu khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Hiểu rõ khách hàng mục tiêu xem họ đang cần điều gì
3.2 Xác định mục tiêu chiến dịch Gamification
Vào các ngày lễ lớn, các doanh nghiệp nên tập trung tạo nên các chiến lược một cách mới mẻ và có tính sáng tạo cao. Để đạt được điều này, cần phải lên kế hoạch thật cụ thể và chi tiết. Bởi vì khi có mục tiêu rõ ràng thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.
- Dùng Gamification để xả hàng tồn
Khi bạn đang có lượng hàng tồn kho, có thể dùng Gamification là một giải pháp bạn có thể áp dụng. Có thể thực hiện chương trình quay số trúng thưởng tạo hấp dẫn cho người chơi.
- Thu thập thông tin khách hàng
Bạn có thể sử dụng những quà tặng hấp dẫn có giá trị về mặt tinh thần hoặc chi phí đầu tư không quá cao để tặng khách hàng nhưng phải chắc chắn rằng khách hàng sẽ để lại thông tin cho bạn.
Cần xác định mục tiêu của chiến dịch marketing gamification
3.3 Tăng nhận diện thương hiệu, tương tác
Sự kết hợp giữa bài đăng trong chiến dịch marketing gamification và những luật chơi như: like, share, comment sẽ nhận được thêm 1 lượt chơi hoặc tag bạn bè để nhận được phần thưởng,… sẽ tăng sự tương tác. Lúc này mục tiêu là việc tăng nhận diện và sẽ không quá đặt nặng vào lợi nhuận nhưng nếu lượt tương tác nhiều sẽ nâng cao khả năng bán được hàng.
3.4 Tri ân khách hàng/ Món quà cộng thêm
Tri ân khách hàng hoặc tặng thêm quà là kịch bản xảy ra khi khách hàng đã mua. Ví dụ như khách hàng mua hàng có hóa đơn trên 500.000 VND sẽ được tham gia gamification, quà tặng thêm sẽ là voucher mua hàng hoặc sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp.
Tuy nhiên đối với việc tri ân này chỉ nên áp dụng vào mùa thấp điểm trong năm hoặc dịp cực kỳ đặc biệt. Đồng thời doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ về tình trạng nhân viên có thể chăm sóc khách hàng.
3.5 Upsell/ Tăng doanh số
Tăng doanh số là việc mà các doanh nghiệp đều muốn làm. Do đó, việc cần làm ngay lúc này là việc thiết lập ngay các gói tặng voucher/ quà tặng hiện vật và xem xét lượng nhân viên hiện tại có đủ để upsell cho lượng khách hàng đã để lại thông tin hay không.
Việc lên chiến dịch marketing gamification rất quan trọng, có thể dễ dàng áp dụng mang lại những hiệu quả khác nhau, mang lại phản ứng tích cực cho người tiêu dùng. Từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu, khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh số bán hàng.
Gamification nếu biết tận dụng sẽ trở thành vũ khí sắc bén cho doanh nghiệp.
Gamification có thể được ứng dụng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm phù hợp mục đích đặt ra của doanh nghiệp. Để có được chương trình gamification tốt, hãy nhanh tay liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.
Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing
Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Hotline: 089 888 4169
Email: support@woay.vn