Ý tưởng chiến dịch gamification độc đáo – Bí quyết thiết kế game play

0
275

Là một yếu tố rất quan trọng trong thiết kế game, gameplay sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người chơi và quyết định sự thành bại của chiến dịch gamification. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về thuật ngữ này và biết cách để vận dụng tốt gameplay vào hoạt động game hóa để đạt được hiệu quả tối ưu. 

Nếu bạn cũng đang cảm thấy “mơ hồ” về vấn đề này thì hãy cùng Woay đi tìm lời giải qua bài viết sau đây nhé!

Bài viết liên quan:

Gameplay là một yếu tố quan trọng trong thiết kế game
(Nguồn: pinterest.com)

1. Hiểu về gameplay

Thuật ngữ này được dùng để chỉ các cơ chế mà người chơi tương tác với game và cách thức game phản hồi lại người chơi. Gameplay thường sẽ bao gồm các yếu tố như: quy tắc, cốt truyện, nhiệm vụ, mối liên hệ giữa các thử thách, mục tiêu,…. 

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì gameplay chính là việc thiết kế lối chơi, giúp nâng cao trải nghiệm và tạo ra động lực để người chơi gắn bó với tựa game lâu dài. 

Gameplay được dùng để chỉ các cơ chế mà người chơi tương tác với game và cách thức game phản hồi lại người chơi.
(Nguồn: CCCB)

2. Các yếu tố thiết kế gameplay hiệu quả

Như đã đề cập, gameplay có tác động trực tiếp đến trải nghiệm của người chơi. Do đó, để tạo ra chiến dịch gamification thành công thì việc thiết kế gameplay (lối chơi) phù hợp, hấp dẫn là cực kỳ quan trọng. Trong quá trình thực hiện, có 3 yếu tố chính bạn cần phải quan tâm, đó là vòng lặp cốt lõi, cơ chế & các yếu tố trong game, và hệ thống nhiệm vụ.

2.1. Vòng lặp cốt lõi

“Vòng lặp cốt lõi” là một chuỗi các thao tác, hành động mà người chơi cần lặp lại trong suốt quá trình chơi để đạt được phần thưởng hoặc mục tiêu đề ra. 

Ví dụ, trong game Candy Crush, người chơi cần di chuyển các viên kẹo giống nhau thành một hàng để nhận thưởng và qua màn. Tuy độ khó của game sẽ tăng lên theo từng level nhưng hành động “xếp kẹo” vẫn được người chơi thực hiện lặp đi lặp lại.

Dựa trên yếu tố “vòng lặp” này, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều loại kịch bản thiết kế game khác nhau. Trong đó, có 3 dạng phổ biến nhất, đó là:

  • Trúng thưởng nhanh: Ở mỗi lượt chơi, người tham gia sẽ thực hiện một thao tác cụ thể và nhận quà ngay lập tức. Ví dụ như trong trò chơi vòng quay may mắn, người chơi chỉ cần quay để nhận thưởng.
  • Tích lũy nhận thưởng: Game có các hệ thống nhiệm vụ và điểm thưởng. Khi đã hoàn thành xong một số nhiệm vụ nhất định và tích lũy đủ điểm, người chơi sẽ được nhận phần thưởng tương ứng (ví dụ chương trình tích điểm đổi quà). Với kịch bản này, bạn có thể tạo ra một bảng xếp hạng để thúc đẩy, tạo động lực cho người tham gia.
  • Kịch bản kết hợp: Dạng kịch bản này vừa cung cấp các thử thách “ngắn hạn” để nhận quà ngay, vừa cho phép người chơi tích lũy điểm thông qua hệ thống nhiệm vụ. Thông thường, kịch bản kết hợp sẽ phù hợp cho các chiến dịch gamification marketing có mục tiêu dài hạn.

Dựa vào vòng lặp cốt lõi, bạn có thể xây dựng rất nhiều kịch bản game khác nhau
(Nguồn: linkedin.com)

2.2. Cơ chế game và yếu tố trong game

Yếu tố trong game (game element) là các thành phần cấu thành nên trò chơi, đơn cử như: nhân vật, vật phẩm, thanh tiến trình, huy hiệu, phần thưởng, bảng xếp hạng,….

Còn cơ chế game (game mechanic) là phương pháp kết hợp các game element để xác định cách thức trò chơi sẽ diễn ra. Ví dụ, cơ chế điều khiển nhân vật trong game, cơ chế tính điểm, cơ chế thắng – thua, cơ chế nhận thưởng,…

Để đơn giản hơn, bạn có thể hình dung game element giống như các nguyên liệu nấu ăn (nấm, bò, rau,…). Còn game mechanic sẽ là cách thức đầu bếp sử dụng nguyên liệu để nấu ra món ăn (luộc rau, xào nấm, hầm bò,…). Hai yếu tố này luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế game play của bạn.

Thông qua element và mechanic, bạn có thể xây dựng game sử dụng một trong 3 thuộc tính sau:

  • Thuộc tính xác suất: Dạng game này vận hành theo cơ chế phát thưởng theo xác suất (trò chơi gieo quả, vòng quay may mắn, đổ xí ngầu, cào trúng thưởng,…).
  • Thuộc tính kỹ năng: Đối với thể loại game này, người chơi sẽ cần nhập vai vào nhân vật và thực hiện một chuỗi các nhiệm vụ. Một số trò chơi kỹ năng có thể kể đến như: giải mê cung, chém trái cây,….
  • Thuộc tính giải đố: Đây là game thử thách trí nhớ, logic, trí tuệ của người chơi (ví dụ game trả lời câu hỏi, điền ô chữ,…). Bạn có thể thông qua những trò chơi như vậy để giáo dục khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình.

2.3. Hệ thống nhiệm vụ

Có 2 loại nhiệm vụ thường gặp trong thiết kế game, đó là: nhiệm vụ hàng ngày (điểm danh, hoàn thành vòng chơi trong ngày,…) và nhiệm vụ tiến trình (tích lũy điểm để mở khóa huy hiệu, mở khóa nhân vật,…). Tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch marketing mà doanh nghiệp cần cân nhắc, lựa chọn hình thức nhiệm vụ phù hợp.

Bạn có thể xây dựng nhiệm vụ hàng ngày hoặc nhiệm vụ tiến trình tùy theo mục tiêu marketing

3. Bí quyết chọn game và kịch bản phù hợp

Sau khi đã nắm rõ các yếu tố của gameplay, bạn có thể dựa vào mô hình dưới đây để xây dựng kịch bản trò chơi phù hợp với mục tiêu của chiến dịch gamification.

Cụ thể, nếu mục tiêu chính của bạn là thúc đẩy doanh số hoặc thu thập lead tiềm năng thì trò chơi nên đơn giản, liên quan đến xác suất và sử dụng cơ chế trúng thưởng ngay.

Còn nếu bạn muốn tăng nhận diện thương hiệu thì các dạng game xác suất kết hợp kỹ năng, sử dụng cơ chế tích lũy nhận thưởng sẽ là giải pháp tối ưu để hình ảnh doanh nghiệp khắc sâu vào tâm trí khách hàng.

Game xác suất sẽ phù hợp để giúp doanh nghiệp thu thập lead và tăng doanh số

4. Một số chiến dịch gamification độc đáo

4.1. Kho game kết hợp các yếu tố về kỹ năng, giải đố, xác suất – Traveloka

Nắm bắt xu hướng gamification trong marketing, vào tháng 9/2021, Traveloka đã cho ra mắt kho trò chơi “Game Farm” tại thị trường Đông Nam Á với hơn 20 tựa game kỹ năng, giải đố thú vị.

Sau đó, đến tháng 1/2022, Traveloka tiếp tục cập nhật thêm tính năng Reward Zone để người dùng nhận được Traveloka Point sau khi chơi game. Các điểm thưởng này có thể thành phiếu giảm giá, voucher khi người dùng đặt phòng, mua vé máy bay,… trên ứng dụng Traveloka.

Một số trò chơi nổi bật của Traveloka Farm có thể kể đến như:

  • Teka-Teki Traveloka: Game theo hình thức giải đố. Người chơi cần trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức du lịch, ẩm thực, điện ảnh,… để nhận điểm thưởng.
  • Sodaloka: Đây là một dạng game kỹ năng và nhận thưởng theo xác suất. User sẽ cần chơi cùng với 2 người khác và thay phiên nhau lắc lon soda mà không để bị đổ. Người cuối cùng giữ được lon soda an toàn sẽ chiến thắng và có cơ hội nhận được 200.000 điểm Traveloka Point.

Nhờ thiết kế game có tính giải trí cao, lối chơi đa dạng nên Traveloka Game Farm đã đạt được kết quả rất ấn tượng:

  • Hơn 500.000 người đã chơi Sodaloka kể từ khi game ra mắt vào 10/2021. 
  • Cuộc thi Game Farm International Championship tổ chức ở Đông Nam Á (từ 6 – 19/12/2021) có khoảng 900 người dùng tham gia.
  • Chỉ trong vòng 1 tháng, lượng daily user đã tăng 15% và thời gian sử dụng của người dùng Indonesia tăng khoảng 60%.

Các trò chơi trong Game Farm kết hợp với Reward Zone đã giúp lượng daily user tại Indonesia tăng 15%
(Nguồn: gizmologi.id)

4.2. Game về kỹ năng kết hợp xác suất – BIDV

Trước làn sóng gamification lan rộng trong ngành tài chính, BIDV đã quyết định thiết kế game BIDV CITY để tăng lượng giao dịch trên SmartBanking, thu hút user sử dụng hệ thống tích điểm Membership Rewards và tri ân khách hàng nhân dịp 65 năm thành lập.

Đây là trò chơi kỹ năng kết hợp xác suất. Game được xây dựng dựa trên concept một thành phố thông minh mang tên “BIDV City”, sử dụng cơ chế tích lũy điểm để nhận thưởng và có hệ thống nhiệm vụ theo tiến trình.

Người chơi cần nhập vai để khám phá, xây dựng “thế giới ảo” với cách thiết kế gameplay tương tự trò chơi Temple Run. 

Thông qua các nhiệm vụ hàng ngày (xem video giới thiệu, ghi danh, trả lời câu hỏi về BIDV,…), người chơi sẽ sưu tập icon BIDV Membership Rewards và điểm thưởng. Với số icon thu thập được, user có thể tham gia vòng quay may mắn để nhận phần thưởng (tổng giá trị lên đến 1 tỷ đồng).

Kết quả, sau khoảng 2 tháng triển khai, chiến dịch gamification “BIDV City” đã có được tổng cộng 93.119 người chơi, 2.458.965 lượt chơi và giúp giá trị thương hiệu của BIDV tăng thêm 2 bậc so với tháng trước (xếp hạng 3 trên mạng xã hội).

BIDV City xây dựng một thành phố ảo và người chơi cần nhập vai, hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày
(Nguồn: bidv.com.vn)

4.3. Game về giải đố – AIA

Vào tháng 1/2022, AIA đã tung ra gói bảo hiểm trọn đời “Khỏe trọn vẹn” dành cho bệnh nhân ung thư và người bị bệnh hiểm nghèo. Để quảng bá cho gói sản phẩm mới này, công ty đã thiết kế game “Khỏe trọn vẹn – Hái sức khỏe – Nhận niềm vui” với hình ảnh linh vật là chú thỏ H100.

Đây là dạng trò chơi giải đố và sử dụng cơ chế trao thưởng ngay. Luật chơi khá đơn giản, người tham gia sẽ điều khiển chú thỏ để vượt chướng ngại vật và thu thập các bao lì xì có chứa quyền lợi của gói bảo hiểm “Khỏe trọn vẹn”. 

Nếu người chơi đạt được 600 điểm trong thời gian 45 giây thì sẽ có cơ hội nhận được voucher Got It với trị giá từ 20.000 – 500.000 đồng.

Minigame “Khỏe trọn vẹn – Hái sức khỏe – Nhận niềm vui” của AIA
(Nguồn: AIA)

Để biết thêm các chiến dịch game hóa hiệu quả khác, bạn có thể tham khảo thêm Thư viện Gamification của Woay.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về gameplay và biết cách lên kịch bản, xây dựng lối chơi phù hợp với mục tiêu marketing của công ty. Nếu có hứng thú với gamification nhưng vẫn chưa biết thiết kế game thế nào cho hiệu quả, hãy liên hệ ngay với Woay để được tư vấn hỗ trợ ngay.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here