Thị trường thiết bị điện ở Việt Nam 2023

0
415

Là một trong lĩnh vực quan trọng làm nên sự phát triển của đất nước, ngành điện Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà Nước. Hiện nay, nhiều hội thảo, diễn đàn được tổ chức, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, cập nhật kiến thức, từ đó thúc đẩy thị trường thiết bị điện Việt Nam phát triển. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, hãy cùng CHINT tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Bài viết liên quan: 

tong-quan-tinh-hinh-dien-tai-viet-nam

Tổng quan tình hình điện tại Việt Nam 

1. Tình hình tổng quan về thị trường điện trong 8 tháng đầu năm 

Trong tháng 8 vừa qua, thị trường điện Việt Nam liên tục được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm bảo cung cấp nguồn điện an toàn, liên tục nhằm phục vụ quá trình xây dựng kinh tế – xã hội và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, EVN lên kế hoạch tháng 9 để chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, tăng cường ứng trực 24/24h, nhanh chóng sửa chữa các khu trạm biến áp xảy ra vấn đề.

Tổng quan sản lượng điện cung cấp 

Tính đến 8/2022, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống EVN đạt 23,9 tỷ kWh và lũy kế 8 tháng đạt 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. 

Thêm vào đó, trong 8 tháng đầu năm 2022, điện sản xuất của EVN và tổng công ty phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 84,57 tỷ kWh, chiếm 46,49% sản lượng điện trên toàn hệ thống. Điều đáng lo ngại nhất hiện tại là giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (bao gồm: than, dầu, khí) biến động liên tục. Điều này khiến chi phí sản xuất điện của EVN tăng cao hơn và gặp nhiều khó khăn về tài chính.

TÍnh đến cuối năm 2022, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống EVN đạt 77800 MW, tăng khoảng 1400 MW so với năm trước. Các nguồn điện năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) có công suất 20.165 MW, chiếm 26,4%. Nhiệt điện than có 25.312 MW, chiếm 32,5%. Nhiệt điện khí có 7.160 MW, chiếm 9,2%. Thủy điện (kể cả nhỏ) có 22.544 MW, chiếm 29,0%.

Sản lượng điện thương phẩm quý 1/2023 đạt 61,8 tỷ kWh, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng công suất nguồn điện vào cuối quý 1/ 2023 đạt 79.351 MW, tăng nhẹ so với đầu năm. 

Về công tác xây dựng các công trình, hệ thống điện lưới

EVN và các đơn vị đã khởi công 88 công trình, vận hành 65 công trình có mức điện năng: 110kV đến 500kV để cung cấp năng lượng cho thị trường thiết bị điện Việt Nam (gồm: 6 công trình 500kV, 13 công trình 220kV và 46 công trình 110kV).

Cụ thể hơn, EVN đã:

  • Đóng điện đường dây 500kV Quảng Trạch – Vũng Áng 
  • Sân phân phối 500kV Trung tâm Điện lực Quảng Trạch và trạm biến áp 220kV Chư Sê 
  • Nâng công suất cho trạm biến áp 220kV Bỉm Sơn và trạm biến áp 220kV Đô Lương
  • Dự án đấu nối 110kV sau trạm biến áp 220kV Chư Sê, chuyển đổi đường dây 110kV cấp điện cho trạm biến áp 110kV XM Đại Dương.
cac-cong-trinh-tai-evn-da-duoc-khoi-cong

Các công trình tại EVN đã được khởi công

Đối với các công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng 

Đến hết tháng 8/2022, tỷ lệ khách hàng thanh toán hóa đơn online đạt 90,72%; tỷ lệ thanh toán không tiền mặt toàn quốc lên đến 97,32%. Đây là bước tiến lớn thay đổi so với 5 năm trước khi các hình thức ví điện tử và Internet Banking được người dân ưa chuộng hơn. 

Bên cạnh đó, các đơn vị trong toàn EVN đã hoàn thành 86,5% kế hoạch công tác chuyển đổi số trong năm 2021-2022, đặc biệt một số lĩnh vực đạt tỉ lệ cao như: quản trị nội bộ (98,98%), kinh doanh – dịch vụ khách hàng (97,56%), đầu tư xây dựng (94,8%). 

2. Các tín hiệu khả quan về sự phục hồi thị trường điện tại Việt Nam 2023

Sự biến động và thiếu ổn định trong giai đoạn 2019 – 2021 

Trong giai đoạn 3 năm 2019 đến 2021, thị trường điện và cung cấp các thiết bị điện Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, không giữ được phong độ như trước đó. Điển hình như: 

Năm 2019, hiện tượng mực nước thấp bất thường gây ảnh hưởng lớn đến các nhà máy thủy điện. Mực nước hồ đạt 210,89 m, thấp gần 12m so với mực nước dâng bình thường 222,5 m; Tần suất nước về mùa khô liên tục ở mức xấp xỉ 99% và không có mưa lớn vào mùa mưa.

Năm 2020 – 2021, do tác động của đại dịch COVID-19 nên phụ tải hệ thống điện tăng trưởng kém và hầu như phụ thuộc vào các đợt dịch. Phụ tải hệ thống điện năm 2020 tăng nhẹ 3% và đạt gần 4% trong năm 2021. Thông thường các năm trước, các phụ tải có mức tăng từ 8 đến 11%. 

su-anh-huong-cua-thuy-dien-den-san-xuat-dien-nang-viet-nam

Sự ảnh hưởng của thủy điện đến sản xuất điện năng Việt Nam

Tín hiệu thay đổi khả quan năm 2022 

Tính đến 8/2022, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống EVN đạt 23,9 tỷ kWh và lũy kế 8 tháng đạt 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, khi các hoạt động kinh tế – xã hội dần được khôi phục và có mức tăng trưởng dự báo 6-6,5% thì phụ tải hệ thống điện sẽ có mức tăng đạt 8% như trước đó. Bên cạnh đó, giá trần thị trường điện năm 2022 so với năm 2021 tăng từ 1.503,50 đồng/kWh lên 1.602,30 đồng/kWh; Giá công suất thị trường trung bình năm 2022 tăng từ 150,7 đồng/kWh lên 379,4 đồng/kWh. 

Đây là những điểm sáng rõ rệt trong năm 2022 đã góp phần tích cực cho công tác thị trường điện Việt Nam. Bên cạnh những thay đổi tích cực về mặt kinh tế, tình hình thủy văn đầu năm 2022 cũng tương đối thuận lợi, giúp các hệ thống thủy điện hoạt động năng suất và đảm bảo cung ứng sản lượng điện ổn định hơn.

su-chuyen-bien-tich-cuc-cua-tinh-hinh-dien-nang-tai-viet-nam

Sự chuyển biến tích cực của tình hình điện năng tại Việt Nam 

3. Triển vọng trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam tại thị trường thiết bị điện dân dụng

Với tình hình tăng trưởng điện ổn định trong năm 2022, thị trường thiết bị điện dân dụng là một trong những ngành nghề mũi nhọn được nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn.  Trong giai đoạn 3 năm 2019 đến 2021, sự phát triển của ngành điện tử có thể thấy rõ như sau: 

Trong năm 2019, giá trị xuất khẩu ngành điện tử tại Việt Nam đạt trên 87 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 50%, cao nhất thế giới. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử ước đạt khoảng 69 tỷ USD. 

Sang đến năm 2021, dù Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của dịch bệnh COVID nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện Việt Nam (máy tính, điện thoại và các linh kiện điện tử) đạt 51 tỷ USD, tăng 14,4% so với 2020. 

trien-vong-phat-trien-thi-truong-thiet-bi-dien-viet-nam

Triển vọng phát triển thị trường thiết bị điện Việt Nam

Theo khảo sát mới nhất của S&P Global Electronics PMI, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu điện tử tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2022, với lượng xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng 16,4%, đạt tổng trị giá 29,2 tỷ USD. Từ đó có thể thấy, triển vọng ngắn hạn cho ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam và APEC đang tiếp tục được mở rộng. 

Các doanh nghiệp thiết bị điện Việt Nam (gồm doanh nghiệp trong nước và FDI) đều đã tự sản xuất được các sản phẩm điện tử thiết yếu như điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại,… Thậm chí, các sản phẩm trong nước còn đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã, đáp ứng chất lượng và nhu cầu sử dụng của người dân và xuất khẩu đi các nước trên thế giới.    

Đặc biệt, với tiềm năng phát triển tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nổi bật là CHINT Việt Nam đã mang đến cho các doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn về điện tử thông minh và tiết kiệm năng lượng. Với các mặt hàng điện tử chất lượng hàng đầu khu vực, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại nhất, CHINT tự hào là nhà cung cấp số 1 về chất lượng và hiệu quả. 

Năm 2023, nhiệt điện than và nhiệt điện khí sẽ được hưởng lợi trong năm nay khi hiện tượng El Nino quay trở lại khiến thủy điện suy yếu và năng lượng tái tạo gặp trở ngại.

Nhiệt điện than sẽ tăng tỷ trọng lên 34% tổng công suất nhờ sự bổ sung của 2.632MW đi vào vận hành, theo sau là thủy điện, chiếm 29% tổng công suất với 1.636MW nguồn bổ sung.

Sản lượng thủy điện giảm mạnh trong 2023 do điều kiện thời tiết không thuận lợi và phục hồi từ 2024. Nhiệt điện khí có thể sẽ ghi nhận tình trạng huy động tích cực hơn với 12% tổng tỷ trọng nhờ thủy điện thoái trào và giá khí đầu vào hạ nhiệt. Sản lượng điện năng lượng tái tạo dự kiến tăng nhờ 2.000MW dự án chuyển tiếp bổ sung.

thiet-bi-dien-chint-viet-nam-la-lua-chon-phu-hop-cho-moi-cong-trinh

Thiết bị điện CHINT Việt Nam là lựa chọn phù hợp cho mọi công trình

Vì vậy, lựa chọn sử dụng thiết bị điện cao cấp tại CHINT chính là góp phần tiêu dùng năng lượng sạch, bền vững và đóng góp chung vào sự phát triển của thị trường điện năng toàn quốc. 

4. Tổng kết

Thị trường điện năng nói chung và thị trường thiết bị điện dân dụng Việt Nam nói riêng là một trong các lĩnh vực mũi nhọn đang được Nhà Nước, Chính Phủ cùng toàn thể các ban ngành quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Sự vươn lên của các nhà máy sản xuất điện và các đơn vị cung cấp thiết bị đã cho thấy tiềm năng phát triển vượt trội. 

Thành quả này không chỉ được xây dựng bởi các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI, tiêu biểu như CHINT. Thiết bị điện CHINT chính là giải pháp hữu ích nhất cho các công trình nhà xưởng lớn, tòa chung cư cao tầng và hộ gia đình. 

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông từ tổng quan đến chi tiết về tình hình hiện tại của thị trường thiết bị điện Việt Nam trong năm 2022. Để cập nhật thêm những tin tức mới nhất về các chủ đề liên quan, hãy theo dõi ngay website CHINT Việt Nam.  

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.

———————————

CHINT VIETNAM – Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus – Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here