Bé bị côn trùng cắn, đốt – Khi nào nên đưa đến gặp bác sĩ?

0
3946
thuốc bôi côn trùng cắn cho bé

Trẻ bị côn trùng như muỗi, kiến,… đốt khá là phổ biến. Có những vết đốt, cắn không mấy nguy hiểm nhưng có những vết đốt do côn trùng có độc để lại thì không thể xem thường được. Vậy bé bị côn trùng đốt bôi thuốc gì, phải xử lý như thế nào và khi nào thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ?

1. Dấu hiệu khi bé bị côn trùng cắn, đốt

Do bản tính hiếu động, ưa khám phá nên bé thường hay vui chơi tại những góc tối, dễ bị côn trùng như muỗi tấn công. Khi bị côn trùng cắn, đốt; có bé chỉ bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi; một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì nơi bị côn trùng cắn đốt có thể sưng đỏ và phù nề, đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước gây đau do cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ vết cắn, ngòi, lông của côn trùng. Tùy vào loại côn trùng và cơ địa trẻ mà các thương tổn trên da của mỗi bé sẽ khác nhau:

  • Kiến, ruồi, muỗi nhỏ, rệp cắn: làm da phồng đỏ, hơi sưng, cảm giác ngứa châm chích. Riêng vết cắn của kiến lửa có thể có thêm triệu chứng sưng phù và xuất hiện mụn, gây nhức nhối. Để giảm nhanh những cơn ngứa khó chịu do muỗi gây ra mẹ có thể sử dụng những sản phẩm trị muỗi đốt cho bé.

tri muoi dot cho be

Để giảm nhanh những cơn ngứa khó chịu do muỗi gây ra mẹ có thể sử dụng những sản phẩm trị muỗi đốt cho bé

  • Ong đốt: gây nhức, khó chịu vì trong vòi ong thường có nọc độc. Trường hợp nặng có thể bị nôn ói, tim đập nhanh, khó thở, toàn thân bị phù nề, tụt huyết áp gây nguy hiểm đến tính mạng.

tri muoi dot cho be

Mẹ cần lưu ý quan sát bé khi bị ong đốt

  • Bọ, ve cắn: sốt kéo dài, kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ khắp người.
  • Nhện cắn: phồng da, sưng đỏ và nhức; có thể gây sốt, chóng mặt.

2. Xử lý vết đốt như thế nào

– Trường hợp nhẹ (sưng đỏ, và ngứa tại vết cắn):

Rửa sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn, nếu không có gì nghiệm trọng, mẹ có thể để yên một thời gian sẽ tự khỏi. Nếu mẹ cảm thấy không yên tâm có thể thoa thuốc bôi côn trùng cắn cho bé nhằm làm giảm sưng đỏ và giảm cảm giác đau, ngứa.

tri muoi dot cho be

Với vết đốt, cắn nhẹ mẹ chỉ cần rửa sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn và thoa thuốc bôi côn trùng cắn cho bé

– Trường hợp nặng hơn (sưng đỏ lan rộng kèm theo cảm giác ngứa rát, thường gặp khi bị ong đốt), mẹ nên làm theo các bước sau:

  • Dùng nhíp hoặc đầu ngón tay nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, tránh tác động mạnh để nọc độc không lan rộng.
  • Rửa sạch vùng da với xà phòng diệt khuẩn và nước. Trường hợp đau nhức, có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm lạnh với đá.
  • Thoa thuốc bôi côn trùng cắn cho bé

thuốc bôi côn trùng cắn cho bé

Nếu bé bị ong đốt, me hãy dùng nhíp hoặc đầu ngón tay nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, tránh tác động mạnh để nọc độc không lan rộng

3. Trường hợp nào nên đưa bé đến bác sĩ

Trong trường hợp bé bị đốt gần mắt, miệng hoặc xuất hiện các triệu chứng sau mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất:

  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Nôn (trớ).
  • Nổi ban, xuất hiện chấm đỏ ở một số vùng khác nhau trên cơ thể.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Ngủ li bì, có dấu hiệu bị sốt.

thuốc bôi côn trùng cắn cho bé

Với những trường hợp nặng hơn mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ

Trên đây là những triệu chứng khi bé bị côn trùng cắn và cách xử lý để mẹ tham khảo. Với những vết thương nặng kèm theo những triệu chứng lạ khác thì mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị tốt nhất nhé!

Những vấn đề đang được quan tâm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here