Áp xe và tắc tia sữa nổi cục khác nhau như thế nào?

0
1046

60% mẹ bỉm có thể mắc phải tình trạng tắc tia sữa thành cục cứng sau sinh và trong suốt thời gian cho con bú. Tuy nhiên, nếu vệ sinh không cẩn thận và tìm cách chữa trị sớm, triệu chứng này có thể chuyển thành áp xe. Vậy làm sao mẹ có thể phân biệt được hai tình trạng một cách rõ ràng nhất?

Xem thêm:

phan-biet-ap-xe-va-tac-sua-von-cuc-de-me-co-cach-chua-tri-kip-thoi

Phân biệt áp xe và tắc sữa vón cục để mẹ có cách chữa trị kịp thời

1. Tắc tia sữa nổi cục

1.1. Hiện tượng

Thông thường, các nang sữa ở bầu ngực sẽ tạo ra sữa rồi đưa sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa phía sau quầng vú. Khi bé bú mẹ hoặc có tác động giống như lực bú của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Nhưng có thể nhiều lý do (khách quan và chủ quan) dẫn đến hiện tượng ống dẫn sữa bị tắc bên trong, sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ.

Sữa vẫn về nhưng bị đọng lại ở bên trong ống dẫn, lâu dần hình thành nên các vón cục và gây đau nhức. Đây chính là hiện tượng tắc tia sữa thành cục cứng mà mẹ sau sinh hay mắc phải.

1.2. Nguyên nhân

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc tia sữa ở mẹ. Các nguyên nhân ấy có thể là:

  • Vấn đề từ đầu vú mẹ: Đầu vú chưa làm sạch và khai thông để sữa chảy ra; Núm vú mẹ phẳng hoặc tụt vào bên trong gây khó khăn cho bé trong quá trình bú, đồng thời cản trở sữa thoát ra ngoài.
  • Em bé bú mẹ quá ít còn sữa dư nhiều nhưng mẹ không lau và vắt sạch.
  • Vi khuẩn xâm nhập do tư thế bú của bé không đúng cách, núm vú bị tổn thương, khi con bú mẹ không cẩn thận vệ sinh lưỡi, miệng bé,…

vung-nguc-khi-co-dau-hieu-tac-sua-co-the-dau-nhuc-va-lam-me-kho-chiu

Vùng ngực khi có dấu hiệu tắc sữa có thể đau nhức và làm mẹ khó chịu

1.3. Dấu hiệu

  • Thời gian 1 2 ngày đầu mẹ cảm thấy bầu ngực căng tức, cảm giác cứng và đau đau nhức, lượng sữa ra ít.
  • Mức độ tắc tia sữa thành cục cứng ngày càng tăng dần khiến mẹ vô cùng đau đớn, khó chịu. Bên ngực bắt đầu nổi cộm một hoặc nhiều cục cứng, sữa tiết ra ngày càng ít thậm chí không có.
  • Người mẹ có dấu hiệu sốt.

1.4. Cách chữa

Khi không biết mắc phải tình trạng tắc tia sữa nổi cục phải làm sao, mẹ có thể xử lý theo các cách làm sau đây:

  • Cố gắng xoa bóp vùng ngực bị tắc sữa theo hướng vòng tròn.
  • Kết hợp chườm nóng bằng túi chườm hoặc khăn ấm trên vùng ngực bị tắc tia sữa.
  • Có thể dùng đến các bài thuốc dân gian, đông y như đắp lá để làm tuyến sữa thông hơn.
  • Tập cho con bú thường xuyên hơn hoặc dùng máy hút sữa để tạo tác động hút – đẩy lên tuyến nang, làm thông ống dẫn.
  • Sử dụng thêm bộ sản phẩm Khơi dòng sữa mẹ để kết hợp xoa bóp vùng ngực, làm dịu cơn đau và kéo sữa cho con.

trong-thoi-gian-tac-tia-sua-von-cuc-van-cho-be-bu-de-kich-thich-tuyen-sua-hoat-dong

Mẹ cố gắng trong thời gian tắc tia sữa vón cục vẫn cho bé bú để kích thích tuyến sữa hoạt động

2. Áp xe ngực ở mẹ sau sinh

2.1. Hiện tượng

Khi triệu chứng tắc tia sữa nổi cục để lâu và phát triển nặng sẽ thành áp xe. Áp xe là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú do vi khuẩn xâm nhập gây ra. Hiện tượng này đặc biệt hay gặp đối với các mẹ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi áp xe hay hình thành trong các liên cầu khuẩn và tụ cầu đi theo ống dẫn sữa, đi vào bên trong gây nên các tụ khuẩn và tạo mủ.

2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân đầu tiên là do phần ngực của mẹ bị vi khuẩn xâm nhập thông qua tuyến vú, tạo mủ và là sưng các tuyến nang bên trong.

tac-tia-sua-lau-ngay-dan-den-ap-xe-vu

Tắc tia sữa lâu ngày dẫn đến áp xe vú

Thứ hai, hiện tượng này có thể xảy ra ở những mẹ bị tắc tia sữa mà không biết cách điều trị sớm có nguy cơ biến chuyển thành áp xe vú cao hơn. Lượng sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày là ổ vi khuẩn khiến mẹ bị đau ngực và viêm mủ, sưng tấy tạo thành các ổ áp xe.

2.3. Dấu hiệu

  • Dấu hiệu của áp xe vú cũng bắt đầu từ tình trạng tắc tia sữa thành cục cứng kéo dài, mẹ sờ vào ngực sẽ thấy cục cứng và cảm giác các nang phình to.
  • Bên trong có nang chứa đầy mủ. Đồng thời mẹ cũng sẽ nhận thấy các vùng da bên ngoài tại vị trí đó sẽ mẩn đỏ và sưng tấy.
  • Cơ thể mẹ xuất hiện các cơn đau ngực khi cho con bú,  kèm theo đó là tình trạng sốt cao, mất nước nghiêm trọng, môi khô, cơ thể xanh xao, yếu ớt.

me-bi-ap-xe-khong-co-du-sua-cho-con-bu-vi-luong-sua-co-the-dinh-mu

Mẹ bị áp xe không thể có đủ sữa cho con bú vì lượng sữa có thể dính mũ

  • Tình trạng nặng mẹ sẽ cảm thấy đau nhức sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay. Bên vú bị áp xe sẽ sưng to ra, cứng chắc, hạch nách cũng phát triển.
  • Khi siêu âm sẽ thấy một vùng mủ hình thành ở vị trí cục cứng. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái.
  • Bên trong sữa mẹ có màu lạ, thậm chí có mùi khó chịu do lẫn mủ.

2.4. Cách chữa

Khi đối diện với tình trạng này, mẹ không còn giải pháp nào khác là phải tìm đến sự giúp đỡ từ đội ngũ y bác sĩ, chứ không đơn giản có thể chữa tắc tia sữa vón cục tại nhà.

tim-den-su-ho-tro-va-dieu-tri-chuyen-nghiep-tu-doi-ngu-y-bac-sy-kinh-nghiem

Khi bị áp xe, mẹ phải tìm đến sự hỗ trợ và điều trị chuyên nghiệp từ đội ngũ y bác sỹ kinh nghiệm

Theo bác sĩ CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang – Khoa Khám phụ khoa BV Từ Dũ TP. HCM, tùy thuộc vào tình trạng và tác nhân hình thành ổ áp xe mà bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp nhất đối với mẹ.

  • Nếu bị áp xe vú lần đầu, kích thước ổ viêm nhỏ bác sĩ có thể cho dùng kháng sinh trong vòng 2 tuần để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.
  • Nếu khối áp xe kích thước lớn hoặc dùng thuốc không khỏi, bác sĩ buộc phải rạch, trọc trích để tháo mủ áp xe.
  • Ổ áp xe sẽ to dần lên, đến một mức độ nào đó sẽ tự vỡ hoặc bác sĩ chủ động chọc cho vỡ để lấy mủ ra ngoài.

Trong bất kỳ triệu chứng nào, việc phòng ngừa vẫn tốt hơn là khi có bệnh rồi mới điều trị. Với các cách chữa tắc tia sữa vón cục và áp xe cũng thế. Mẹ lưu ý và tham khảo các thông tin trên đây để hạn chế tình trạng viêm tắc tia sữa cũng như các triệu chứng nguy hiểm hơn.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here