Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Chi Dưới Cho Người Bị Tai Biến

0
16491

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm mà sau khi mắc phải, người bệnh có thể sẽ chịu những di chứng nặng nề về tinh thần, ngôn ngữ, tay chân, gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống hằng ngày của họ. Việc phục hồi chức năng sau tai biến là vô cùng quan trọng, bởi người bệnh có phục hồi sức khỏe thì mới có thể vui sống, sinh hoạt bình thường và không cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, người thân.
Đối với các bệnh nhân gặp di chứng về thân dưới gây ảnh hưởng đến việc đi lại, thì việc phục hồi là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Để có thể điều trị tốt, ngoài việc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì việc tự luyện tập cũng là một cách giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Dưới đây là các bài tập vật lý trị liệu chi dưới cho bệnh nhân sau tai biến tại nhà. Tùy theo tình trạng của cơ thể mà người bệnh có thể lựa chọn bài tập phù hợp với mình. Nếu muốn an tâm hơn, người bệnh có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có thể lựa chọn cách luyện tập phù hợp với bản thân.

Xem thêm về Các phòng tập vật lý trị liệu

1. Dang/ áp khớp hông
Nằm ngửa, trượt chân ra phía bên và đưa về lại.

Dang/ áp khớp hông

Dang/ áp khớp hông

2. Bài tập trượt gót
Nằm ngửa, trượt chân yếu tịnh tiến tới mông cùng bên, gập gối của bạn và sau đó trượt xuống cho đến khi đầu gối thẳng.

Bài tập trượt gót

Bài tập trượt gót

3. Bài tập duỗi gối
Nằm ngửa, đặt một cái trục lăn dưới khớp gối (hoặc dùng  một chiếc khăn cuộn lại) rồi cố gắng đá thẳng chân lên và hạ từ từ xuống.

Bài tập duỗi gối

Bài tập duỗi gối

4. Bài tập cho gót chân và ngón chân
Ngồi trên ghế, nâng ngón chân lên và xuống (như hình minh họa), sau đó nâng gót lên và xuống.

Bài tập cho gót chân và ngón chân

Bài tập cho gót chân và ngón chân

5. Kiểm soát cơ tam đầu đùi (hamstring)
Chuyển trọng tâm thân người sang chịu sức 1 bên lành, gập gối, cố gắng đưa gót chân yếu hướng về phía mông, giữ lại và từ từ hạ xuống trở lại vị trí cũ, làm ngược lại với chân yếu chịu sức.

 Kiểm soát cơ tam đầu đùi

 Kiểm soát cơ tam đầu đùi 

6. Đứng dang hông
Chuyển trọng tâm thân người sang chịu sức 1 bên lành, dang chân yếu ra phía bên, giữ lại, và từ từ về vị trí cũ, làm ngược lại với chân yếu chịu sức.

Đứng dang hông

Đứng dang hông

Xem thêm các chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here