Bắt đúng bệnh, chọn đúng sản phẩm trị chàm sữa trong 6 bước thực hiện giản đơn

0
760

Chàm sữa là bệnh không lây lan, có độ nguy hiểm không quá cao. Thế nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé khóc và khó chịu. Vì tính nghiêm trọng nhẹ, nhiều mẹ đã tìm đến các sản phẩm trị chàm sữa kém chất lượng mà không có sự tìm hiểu trước về căn bệnh cũng như chất lượng kem. Đọc vị tốt làn da và nắm rõ cách thức sử dụng cũng như lựa chọn kem trị chàm sữa chính là cách chữa bệnh tối ưu và an toàn cho con yêu. Chính vì vậy, mẹ không thể bỏ lỡ bài viết này.

Bài viết liên quan:

kem-tri-cham-sua-chat-luong-se-giup-phuc-hoi-lan-da-mem-min-cua-tre

Kem trị chàm sữa chất lượng sẽ giúp phục hồi làn da mềm mịn của trẻ

1. Xác định bé có đang bị chàm sữa hay không?

Chàm sữa (còn gọi là lác sữa) là một dạng bệnh lý về da thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Chàm sữa không lây và có thể khỏi khi trẻ lớn dần đến 2-4 tuổi. Sau thời gian này, nếu bệnh vẫn không hết và tái diễn nhiều lần thì sẽ trở thành chàm thể trạng.

Chàm sữa thường xuất hiện ở các vùng da mặt, chủ yếu là hai bên má của trẻ và lan dần ra tay chân hoặc toàn thân. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và có thể khỏi ở độ tuổi 2-4. Thế nhưng, nếu không trị dứt điểm, chàm sữa sẽ tái diễn nhiều lần và trở thành chàm thể trạng – một biến thể nặng.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ, ban đầu chỉ sưng nhẹ, sau đó chuyển thành mụn, rịn nước rồi kết vảy và bong tróc. Phần da bị chàm sữa thường thô nhám và gây cảm giác ngứa.

Chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má của trẻ

2. Tầm soát lại các yếu tố dễ phát sinh chàm sữa

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây ra chàm sữa ở trẻ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy những trẻ bị chàm sữa thường có cơ địa nhạy cảm bẩm sinh, dễ bị dị ứng hoặc trong gia đình có cha mẹ mắc các bệnh về dị ứng, hen suyễn,…

Ngoài ra, các yếu tố về môi trường sống như thời tiết, khói bụi, nuôi động vật hoặc chế độ ăn uống, vệ sinh cũng có thể tác động gây ra chàm sữa hoặc làm bệnh tiến triển. Rà soát lại các yếu tố có thể làm phát sinh chàm sữa sẽ giúp mẹ “bắt” đúng bệnh của trẻ và có hướng giải quyết kịp thời.

Yếu tố cơ địa hoặc môi trường bên ngoài đều có thể là tác nhân gây bệnh

3. Tìm hiểu về sản phẩm dưỡng ẩm, trị chàm

Nếu trẻ chỉ mới bị chàm sữa, mẹ có thể mua các loại kem làm dịu hoặc kem trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh để thoa lên vùng da bệnh của bé. Cơ chế của các sản phẩm này đều dựa trên việc cấp ẩm cho da, giúp xoa dịu cảm giác đau ngứa và tầm soát được vùng da bị nhiễm.

Tuy nhiên, không phải tất cả sản phẩm đều có thành phần như nhau. Nếu mẹ không tìm hiểu kỹ có thể chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng, chứa thành phần gây hại cho sức khỏe bé về lâu dài.

Do đó, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như kem trị chàm sữa làm dịu da Bio Bio Baby được xem là một cách điều trị hiệu quả và an toàn cho trẻ. Sản phẩm này hiện đang có mặt tại Earthmama và được rất nhiều mẹ tin dùng lựa chọn. 

Kem làm dịu da Bio Bio Baby giúp giữ ẩm, giảm đau ngứa khi trẻ bị chàm sữa

4. Cải thiện triệu chứng ngứa, phát ban

Song song với việc sử dụng kem làm dịu da cho trẻ, mẹ cũng cần ngăn trẻ gãi, cào ở vùng da bệnh nhằm tránh nhiễm khuẩn. Khi bệnh có dấu hiệu viêm, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có được những chỉ định thuốc đặc trị phù hợp.

Mẹ không nên tự ý mua và bôi thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Đặc biệt, mẹ không nên lạm dụng các loại thuốc chứa corticoid dùng cho trẻ vì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khi sử dụng kéo dài.

Trẻ bị chàm sữa thường tỏ ra khó chịu và hay khóc

5. Tắm bằng nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm

Một trong những cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn là tắm trẻ bằng nước ấm kết hợp sử dụng kem giữ ẩm. Khi áp dụng cách này, mẹ nên pha nước ấm vừa phải, không quá nóng tránh làm khô da trẻ. Ngoài ra, mẹ không nên dùng các loại sữa tắm chứa thành phần có tính chất tẩy rửa, tạo mùi hay bọt. Sau mỗi lần tắm, mẹ cần lưu ý đến tình trạng da của trẻ để phản ứng nhanh.

Hiện nay, không ít mẹ áp dụng các phương pháp dân gian như tắm lá chỉ vì muốn trị chàm sữa cho con một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được kiểm chứng về mặt khoa học và có thể gây ra viêm nhiễm nặng hơn khi da trẻ tiếp xúc với vi khuẩn hoặc độc tố có trong lá cây.

6. Học phương pháp quấn ướt

Ở phương pháp này, mẹ tắm trẻ với nước ấm, lau khô rồi thoa kem dưỡng ẩm. Tiếp đến, mẹ dùng gạc tẩm qua nước ấm rồi đắp lên vùng da bị tổn thương của trẻ, sau đó dùng một lớp băng mỏng khô để cố định bên ngoài trong 3 đến 8 giờ.

Phương pháp quấn ướt sẽ tăng hiệu quả giữ ẩm và làm giảm triệu chứng chàm sữa. Tuy vậy, mẹ cần lưu ý khoảng cách giữa các lần phải cách nhau ít nhất 1-3 ngày và tổng thời gian áp dụng không quá 7 ngày.

Tắm bằng nước ấm cũng là một cách giúp giữ ẩm cho da trẻ

Nếu tình trạng diễn tiến không mấy khả quan, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được chỉ định thuốc. Bên cạnh đó, mẹ cần sử dụng các loại kem trị chàm sữa khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chớm bệnh. Các dòng sản phẩm organic chất lượng và chuyên dụng là lựa chọn tốt nhất bảo vệ con yêu.

 —-

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here