Không quá khó để bắt gặp các minigame xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay, đây là phương thức tuyệt vời để kết nối doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng mà không tốn nhiều chi phí. Việc xây dựng mini game idea cần đảm bảo luật chơi đơn giản, phần thưởng thu hút, thiết kế bắt mắt.
Qua đó, doanh nghiệp có thể lồng ghép khéo léo hình ảnh thương hiệu để in lại dấu ấn với người tham gia. Cùng Woay điểm qua 10 minigame hấp dẫn áp dụng cho việc kinh doanh của mình nhé.
Bài viết liên quan:
- Quiz – hình thức minigame dễ đến gần với khách hàng
- Cách triển khai minigame – Chìa khóa bán hàng trên Ecommerce
- Tổng hợp ý tưởng minigame cho sự kiện online và offline
Kết nối doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng qua minigame
(Nguồn: Woay )
1. Minigame ghép hình
Minigame này đã quá quen thuộc với cách chơi đơn giản là chọn một tấm hình, sau đó “chia” thành những mảnh nhỏ rời rạc theo những hình thù mà bạn muốn , đánh số thứ tự vào các mảnh ghép và đưa ra thử thách cho người chơi xếp lại hoàn chỉnh theo đúng thứ tự.
Khi đăng lên các diễn đàn, người tham gia chỉ cần comment bên dưới bài post để đưa ra đáp án của mình. Để tăng thêm độ khó và tính tương tác, bạn cũng có thể áp dụng thêm luật chơi yêu cầu tag bạn bè tham gia cùng và dự đoán số may mắn.
Minigame dạng ghép hình của Traulen
(Nguồn: Traulen Việt Nam)
Tổ chức minigame online ở một biến thể khác của việc ghép hình đó chính là tìm hình bị khuyết. Bạn chỉ cần khoét một (hoặc một vài) mảnh ghép trong bức hình tùy ý, sau đó đưa ra các mảnh ghép để người chơi tìm xem đâu là đáp án chính xác.
Game tìm mảnh ghép còn thiếu gây xao xuyến fan hồng trà kem cheese
(Nguồn: TooCha Vietnam)
2. Minigame toán học
Nếu độ khó của mini game ghép hình chưa đủ độ kịch tính thì thử sử dụng các game về toán học logic. Hãy xây dựng một phép tính có độ dài nhất định, quy ước sản phẩm thành những con số tương ứng và xếp vào phép tính cộng trừ hoặc nhân chia. Khi tham gia, người chơi phải tự tìm ra con số tương ứng với sản phẩm, thực hiện phép tính và đưa ra đáp án cuối cùng.
Kịch tính bắt đầu, khi các đáp án xuất hiện vì chúng rất dễ gây ra cuộc tranh cãi giữa những người tham gia, vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể đem đến nhiều kết quả khác nhau. Đây là một trong các mini game hay cho fanpage mà nhất định không thể bỏ qua.
Bạn thử tài tính toán cùng minigame của Vietnam Airlines chưa?
(Nguồn: Vietnam Airlines)
3. Minigame mê cung
Bạn có bao giờ nghe đến game tìm đến đích chưa? Minigame này cũng tương tự như thế. Ở dạng minigame này, bạn có thể tận dụng hình ảnh sản phẩm ở đích đến, ở mỗi cửa khởi điểm bắt đầu đánh số hoặc chữ để mọi người tìm đường. Hãy xem qua ví dụ của Fanpage Comet ngay dưới đây.
Minigame “Chọn đúng lối đi, vi vu đến lớp” của Comet Electric
(Nguồn: Comet Electric)
4. Minigame giải ô chữ
Giải ô chữ là trò chơi kinh điển trong làng game trí tuệ. Để tổ chức minigame online dưới hình thức này, bạn cần soạn ra bộ câu hỏi có nội dung xoay quanh sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và sắp xếp chúng thành một hàng dọc có ý nghĩa (thường là tên thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ).
Minigame giải ô chữ thú vị của Lazada
(Nguồn: Lazada)
5. Minigame ghép đôi
Để nâng cao độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp qua sản phẩm, minigame ghép đôi là sự lựa chọn đáng để cân nhắc trong các mini game hay cho fanpage. Ở minigame này, bạn hãy tráo lộn xộn sản phẩm và tên gọi của chúng, sau đó yêu cầu người chơi đưa ra lựa chọn, sắp xếp tên cho đúng. Bằng cách này, khán giả sẽ nhớ hơn về sản phẩm của bạn đấy. Xem hình minh hoạ để hiểu rõ hơn nhé.
Minigame ghép đôi tên gọi và hình ảnh sản phẩm
(Nguồn: Apollo Silicone)
6. Minigame điền chỗ trống
Vào dịp Tết, dạng game này thường sử dụng rộng rãi, bật mí một vế và người chơi sẽ viết tiếp vế còn lại. Cách làm này giống như lời đối đáp gieo duyên thời xưa, tạo nên cảm giác gần gũi đặc biệt với khách hàng. Biết đâu giữa hàng ngàn câu trả lời của khách hàng, bạn tìm được câu slogan chân ái thì sao.
Về cách tổ chức, bạn có thể đăng dưới dạng bài post Fanpage hoặc thiết kế một landing page dành riêng cho mini game idea đó, người tham gia sẽ được yêu cầu điền vào chỗ trống phù hợp với câu đố, có thể like share trên các trang mạng xã hội hoặc cho người thân. Hình thức minigame này phù hợp áp dụng vào các ngày đặc biệt như 14/2; 20/10; 20/11,…
Minigame đoán chữ nhận quà
(Nguồn: DORCO Vietnam)
7. Minigame vòng xoay may mắn (lucky wheel)
Minigame vòng xoay may mắn còn được gọi là lucky wheel, đây là mẫu mini game dễ chơi – dễ trúng bậc nhất. Bạn có thể tổ chức minigame này trên Website, Facebook, Zalo, Youtube hay thậm chí tại các cửa hàng, sự kiện,… Lucky wheel bắt nguồn từ chiếc bánh xe của nữ thần Fortuna, biểu tượng cho sự bấp bênh đen đỏ của số phận. Thời gian trôi qua, hình ảnh chiếc bánh xe này mang tính chất may rủi, đại diện cho vận số, tài lộc.
Vòng xoay may mắn là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đặt mục tiêu của chương trình này là tương tác. Bạn nên sử dụng các hình ảnh động để game trở nên chân thật hơn. Giống như chiếc nón kỳ diệu, các vật phẩm được sắp xếp ngay ngắn trên hình tròn, có một mũi kim làm mốc, người chơi chạm màn hình để chọn thời điểm vòng xoay dừng lại, phần thưởng nhận được là vật phẩm trong ô mũi kim dừng lại cuối cùng.
Minigame vòng xoay may mắn của Grab Food do Woay.vn thực hiện
(Nguồn: Woay)
8. Minigame chia sẻ khoảnh khắc
Đây là cách hay và mới lạ xuất hiện gần đây, giúp tăng tương tác và lan tỏa nhận diện thương hiệu đến với khách hàng nhanh hơn. Thể lệ rất đơn giản, bạn sẽ yêu cầu người tham gia chụp ảnh và chia sẻ khoảnh khắc cùng sản phẩm của công ty. Nội dung này sẽ được đăng tải trên fanpage và tính điểm dựa trên lượt like share của khán giả. Từ đó, bạn sẽ khai thác được nguồn khách hàng trung thành và tiềm năng.
Minigame chia sẻ khoảnh khắc
(Nguồn: Dreamer)
9. Minigame nhanh tay nhanh mắt
Đối với hình thức này, bạn sử dụng những hình ảnh, đồ vật hoặc logo để tạo nên chuyển động chớp nhoáng, hoán đổi hoặc biến mất, sau đó cho người chơi đoán, tìm đồ vật đó.
Vì mọi thứ diễn ra chớp nhoáng nên người tham gia cần phải tập trung và thích thú với hình ảnh đó. Cuối cùng bạn hãy yêu cầu người chơi chia sẻ kết quả về trang cá nhân để nhận phần thưởng.
Minigame “Bắt khoảnh khắc nhận quà cool” của Acecook
(Nguồn: Acecook Career)
10. Minigame đoán sản phẩm
Tận dụng minigame để thu hút người dùng về sản phẩm/ dịch vụ sắp ra mắt là cách PR sản phẩm khôn khéo cho doanh nghiệp. Đồng thời, dựa trên số liệu sẽ thống kê được nhu cầu thực sự quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp như thế nào.
Jollibee đã áp dụng mini game idea này vào sự kiện ra mắt món nước mới, chương trình diễn ra rất thành công và thu hút được một lượng lớn người tham gia chương trình. Thông qua minigame, doanh nghiệp đã khéo léo giới thiệu sản phẩm đến các Jollifan.
Đoán tên sản phẩm mới qua minigame
(Nguồn: Jollibee Vietnam)
Tạo ra minigame không khó nhưng việc quản lý tỉ lệ trúng thưởng mới là vấn đề cần được quan tâm, đã không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng “cháy” quà tặng hay bộ nhận diện thương hiệu và minigame bất ổn, không đồng bộ lẫn nhau.
Do đó, nếu không có đội ngũ chuyên nghiệp về mảng này thì giải pháp dành cho bạn chính là hợp tác với các đơn vị, dịch vụ thiết kế minigame chuyên nghiệp để được hỗ trợ sáng tạo ý tưởng minigame độc lạ, xây dựng kịch bản, tổng hợp và quản lý data từ khách hàng tham gia … một cách chỉn chu nhất.
Qua bài viết này, Woay hy vọng bạn sẽ chọn được mini game idea phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Liên hệ ngay chúng tôi nếu cần tư vấn giải pháp tổ chức minigame tốt nhất nhé !
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Woay.
Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing
Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.
Hotline: 089 888 4169
Email: support@woay.vn