Chăm sóc sau sinh cho mẹ bầu hẳn là một một nhiệm không hề dễ dàng và có nhiều các vấn đề cần chú ý để sức khỏe và tinh thần của mẹ có thể mau chóng hồi phục, sẵn sàng cho chặng đường nuôi dưỡng em bé phía trước.
Hãy cùng Earthmama tham khảo 7 các vấn đề về sức khỏe mẹ sau sinh thường gặp, được chúng tôi tổng hợp cùng các nguyên nhân, giải pháp cơ bản để bạn bước đầu tìm thấy hướng đi đúng đắn nếu gặp phải.
Bài viết liên quan:
- Mẹ Nhật làm đẹp sau sinh như thế nào?
- Top 15 sản phẩm chăm sóc sau sinh an toàn, hiệu quả cho mẹ
- Chăm sóc sản phụ sau sinh theo lối truyền thống
Làm thế nào để chăm sóc sau sinh cho mẹ?
1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Sau khi sinh con, trong khoảng 40 ngày đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ tiết một dung dịch có màu đỏ hồng, thường được gọi là sản dịch. Mẹ sẽ bắt đầu hành kinh trở lại từ khoảng từ thứ 6 trở đi, tuy nhiên, trong một vài trường hợp, mẹ sẽ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
Biểu hiện: bắt đầu kỳ hành kinh đầu tiên rất muộn; bị đau tức ngực và đau bụng dữ dội; chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi lớn, không đều; kinh nguyệt bị vón cục màu đen,…
Một số nguyên nhân thường gặp: mẹ bị rối loạn nội tiết tố trong quá trình mang thai; bị căng thẳng và mệt mỏi hoặc áp lực, lo âu. Ngoài ra việc cho con bú cũng có thể gây ức chế rụng trứng và thời gian bạn có kinh sẽ chậm hơn bình thường.
Giải pháp chăm sóc sau sinh cho mẹ bị rối loạn kinh nguyệt
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh;
- Điều chỉnh tâm trạng, giữ bản thân thoải mái;
- Không được tự ý sử dụng thuốc tránh thai;
- Khám phụ khoa, điều trị với các bác sĩ chuyên môn nếu tình trạng kéo dài;
Ngoài ra, mẹ còn có thể bổ sung estrogen trong thực phẩm ăn uống hằng ngày như: đậu nành, đậu xanh, ngũ cốc, hạt vừng, củ cải đỏ hoặc bằng các viên uống chức năng giúp tăng estrogen trong cơ thể.
2. Thiếu máu sau sinh
Thiếu máu sau sinh là tình trạng hàm lượng sắt trong cơ thể bị giảm dần. Khi xét nghiệm sẽ có nồng độ của hemoglobin nằm dưới mức yêu cầu sau khi sinh là 110g /L và dưới 120g/L sau 8 tuần. Nếu không kịp thời phát hiện sớm, tình trạng thiếu máu bước sang giai đoạn bộc phát sẽ có các biểu hiện:
- Thường xuyên khó thở, nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh;
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, dễ bị cáu gắt và căng thẳng;
- Da tái, nhợt nhạt;
- Sữa mẹ bị giảm chất lượng (có thể biểu hiện qua khả năng tăng cân của bé).
Thiếu máu là một trong những vấn đề quan trọng cần chú ý khi chăm sóc sau sinh
Nguyên nhân: Mẹ bị mất máu trong các đợt hành kinh trước khi mang thai hoặc trong quá trình sinh con; chế độ ăn uống thiếu cân bằng và không bổ sung đủ lượng sắt cần thiết trong quá trình mang thai và sau khi sinh (4,4mg/ngày). Một số trường hợp bị bệnh về đường ruột cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Giải pháp:
- Bổ sung sắt trong thực phẩm hằng ngày: như thịt đỏ, cá, gia cầm, các loại hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thụ sắt như kiwi, cam, súp lơ, rau xanh hoặc các loại hoa quả sấy khô, đậu đỗ,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước;
- Trong các trường hợp nghiêm trọng cần đến bệnh viện để kiểm tra, truyền máu để tránh nguy hiểm đến tính mạng;
- Bổ sung sắt bằng các viên uống dưới sự tư vấn của bác sĩ.
- Tuyệt đối không bắt đầu giảm cân sau sinh trong giai đoạn này!
Thiếu hụt máu là tình trạng thường gặp ở hầu hết phụ nữ do hành kinh mỗi tháng, hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên đối với phụ nữ sau khi sinh, trình trạng này có thể trở nên quan trọng hơn.
3. Táo bón sau sinh
Táo bón sau sinh (hay còn gọi là táo bón chức năng) là tình trạng bệnh lý thường gặp, về cơ bản không ảnh hưởng nhiều sức khỏe nhưng có thể tác động đến chất lượng sống, sinh hoạt của mẹ.
Bổ sung rau và nước là chìa khóa trị táo bón hữu hiệu
Các nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón sau sinh:
- Nhu động ruột của mẹ bị yếu sau một thời nghỉ dưỡng sức sau sinh, hạn chế vận động để dưỡng thai, nghỉ ngơi khiến cho phân khô lại, khó đi ngoài;
- Trong quá trình mang thai và sau sinh, mẹ bổ sung một lượng lớn các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, sữa,… có thể gây táo bón;
- Đối với mẹ sinh thường, do các cơn đau ở vết rạch tầng sinh môn nên bị khó khăn trong việc đi đại tiện, dẫn đến việc ngại đi và lâu dần sinh ra triệu chứng táo bón;
- Do các thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai và chế độ ăn uống thiếu nhiều chất xơ;
Giải pháp chăm sóc sau sinh cho mẹ bị bón:
- Uống nhiều nước và bổ sung các nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ vào bữa ăn;
- Rèn luyện thói quen đi vệ sinh (đi đúng giờ, ngồi đúng tư thế, không nhịn và không ngồi quá lâu);
- Vận động nhẹ nhàng với các bài tập đơn giản giúp làm tăng nhu động ruột;
Ăn đủ chất, uống đủ nước là chìa khóa để giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả. Trong một số trường hợp, nếu mẹ bị táo bón kèm tiêu chảy thì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh khác mà mẹ cần theo dõi thêm các biểu hiện sức khỏe và tư vấn với bác sĩ.
4. Rụng tóc sau sinh
Rụng tóc sau khi sinh là một hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ, hiện tượng này có thể kéo dài đến một vài tháng sau khi sinh khiến nhiều mẹ lo lắng.
Nguyên nhân phần lớn đến từ sự thay đổi nội tiết tố kéo dài khi mang thai, nồng độ estrogen không ổn định (thường là thấp dần sau khi sinh) khiến chu kỳ mọc tóc của mẹ dài ra, lượng tóc yếu và rụng nhiều hơn. Ngoài ra, cơ thể tập trung hồi phục thể trạng và sản sinh sữa nuôi em bé nên mẹ có thể bị thiếu chất dẫn đến rụng tóc.
Làm thế nào để thảm thiểu tình trạng bị rụng tóc ở mẹ sau sinh?
Một số giải pháp trị rụng tóc sau sinh cho mẹ:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung vitamin, đặc biệt là B3 và các món giúp tăng tổng hợp estrogen như đã đề cập.
- Chăm sóc mái tóc đúng cách, hạn chế chải, cột chặt tóc để tóc không bị gãy rụng.
- Để tâm trạng được thoải mái, hạn chế lo âu, căng thẳng.
Khi em bé được khoảng 6 – 7 tháng, lúc này, cơ thể mẹ đã lấy lại được sự điều độ trong sinh hoạt, ăn uống và các thành phần nội tiết tố đi vào hoạt động bình thường, triệu chứng rụng tóc sau sinh thông thường sẽ tự động giảm dần.
5. Cách chăm sóc sau sinh làm giảm rạn da
Trong quá trình mang thai, mỗi mẹ bầu sẽ tăng ít nhất từ 11 đến 16kg trong vòng 9 tháng. Với số lượng cân nặng tăng cao và nhanh, cơ thể sẽ không kịp thích nghi, bề mặt da đột ngột bị kéo dãn dẫn đến sự đứt gãy, tổn thương của collagen và elastine khiến ra hình thành các đường rạn sậm màu.
Mẹ sau sinh thường bị rạn da ở bụng, đùi khiến mẹ mất tự tin
Rạn da ở vùng đùi, bụng, bắp tay là hiện tượng thường thấy ở hầu hết mọi bà bầu. Vậy có các giải pháp nào giúp mẹ trị rạn da sau sinh?
- Sử dụng các loại gel tự nhiên để massage, làm lành và kích thích sự phục hồi của các tế bào da như dầu olive, kem trị rạn da chuyên dụng, dầu dừa, nha đam…
- Luôn dưỡng ẩm da cho cơ thể từ khi mang thai;
- Bổ sung collagen bằng đường thực phẩm, mỹ phẩm (nên cân nhắc kỹ lưỡng khi mẹ vẫn cho con bú);
- Áp dụng các biện pháp công nghệ, ánh sáng để điều trị.
Rạn da sau sinh tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nhưng có thể làm phụ nữ kém tự tin hơn vì tồn tại các vết rạn trên người. Sử dụng các loại kem chuyên dụng là lựa chọn chăm sóc sau sinh được nhiều mẹ quan tâm.
6. Ê buốt răng sau sinh
Ê buốt răng sau khi sinh là tình trạng đau buốt, khó chịu khi ăn. Nguyên nhân phần lớn do sự thay đổi dưỡng chất trong cơ thể, sau khi sinh mẹ có khả năng bị thiếu canxi, do chăm sóc vệ sinh răng miệng chưa hợp lý còn dẫn đến tình trạng viêm chân răng, viêm lợi, nha chu hay thậm chí là sâu răng.
Để chăm sóc sau sinh cho mẹ bị ê buốt răng, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Chăm sóc răng miệng thật kỹ (đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, kết hợp với nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối);
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết.
Trong một số trường hợp nếu mẹ bị ê buốt răng kéo dài, kết hợp với tình trạng sưng, chảy máu thì mẹ nên cân nhắc đến gặp bác sĩ nha khoa để được bổ sung thuốc điều trị phù hợp (hạn chế tự ý sử dụng thuốc trong thời gian mang thai).
Giữ vệ sinh răng miệng giúp mẹ hạn chế tình trạng ê buốt răng sau sinh
7. Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau khi sinh là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu, được biểu hiện ở nhiều trạng thái, mức độ khác nhau. Một dấu hiệu cho thấy mẹ có thể đang rơi vào tình trạng này là:
- Dễ dàng cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng, buồn rầu, lo âu mà không rõ lý do;
- Mẹ bị mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều, chán ăn hoặc ăn rất nhiều, xa lánh người thân và bạn bè;
- Mẹ thường xuyên khó tập trung, lãnh cảm với mọi thứ xung quanh nhưng cũng dễ bị mất kiểm soát cảm xúc, có thể trở nên đau khổ hoặc giận dữ;
- Cảm giác bất lực hoặc hoảng loạn khi chăm con;
- Có các suy nghĩ về việc tự làm hại mình hoặc làm hại em bé.
Theo sổ tay định nghĩa sức khỏe (MSD Manual), các nguyên nhân thường gặp dẫn đến trầm cảm sau sinh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:
- Căng thẳng trong cuộc sống từ trước hoặc trong khi mang thai (hôn nhân, gia đình, công việc, bạn bè);
- Thiếu sự hỗ trợ của đối tác, các thành viên trong gia đình, không tìm được người để chia sẻ;
- Tiền sử từng được chẩn đoán trầm cảm;
- Tiền sử có kết quả sản khoa không tốt hoặc có ý định phá thai.
Các biểu hiện trầm cảm, rối loạn cảm xúc của mẹ tùy theo mức độ sẽ có các giải pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, mẹ nên đến tham vấn với các chuyên gia tâm lý để xác định các giải pháp điều trị sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu,…
Tuy nhiên, quá trình để mẹ vượt qua trầm cảm còn cần sự hỗ trợ chồng, gia đình, bạn bè và bản thân người mẹ.
Chăm sóc mẹ hậu thai sản cần hướng tới tình yêu thương, sự ấm áp mà gia đình dành cho mẹ.
Bài viết trên đã tổng hợp các vấn đề sức khỏe sau sinh mẹ thường gặp cũng như các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, giải pháp để quá trình chăm sóc sau sinh cho mẹ diễn ra đúng hướng, khoa học và lành mạnh hơn. Hy vọng bạn đã tìm thấy các thông tin mình cần biết và đừng quên liên hệ với Earthmama nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần giải đáp các vấn đề xoay quanh mẹ và bé nhé!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.
—
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.