Đâu là những dấu hiệu cảnh báo thai nhi yếu mẹ nhất định phải biết?

0
4659
kem chong muoi cho be

9 tháng 10 ngày mang thai là cả một cuộc hành trình gian nan đối với người mẹ, để có thể chăm sóc tốt nhất cho cả bản thân mẹ bầu và thai nhi đòi hỏi mẹ bầu phải trang bị cho mình tất cả những kiến thức cần thiết và cơ bản như chế độ dinh dưỡng,chăm sóc da sau sinh, điều gì nên kiêng cữ, điều gì nên làm… Ở bài viết này, Earthmama sẽ chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo thai nhi yếu mà các mẹ bầu cần biết để bảo vệ con mình.

Những dấu hiệu thai nhi yếu mẹ cần biết

  1. Mẹ tiểu ít hoặc không buồn tiểu

Khi mang thai, do em bé chiếm hết diện tích bụng mẹ gây sức ép lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. Nếu bạn đi tiểu ít đi hoặc không muốn đi, đó là dấu hiệu của mất nước hoặc tiểu đường thai kỳ. Khá nguy hiểm cho cả mẹ và con.

  1. Mẹ đau bụng trong giai đoạn đầu thai kỳ

Nếu thai phụ thấy đau dọc vùng bụng dưới, song song theo hai nếp bẹn kèm theo xuất huyết âm đạo thì có thể nguy cơ dọa sẩy hoặc thai ngoài tử cung.

Đau bụng là dấu hiệu nguy hiểm tới thai nhi

  1. Chảy máu âm đạo

Các mẹ lưu ý, trong suốt thời gian mang thai, nếu mẹ thấy có một lượng nhỏ máu ở âm đạo thì cần phải siêu âm để xác định nguyên nhân ngay lập tức. Đó có thể là tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung (nếu ở những tuần đầu thai kỳ), hoặc nguy cơ động thai, thậm chí là nguy cơ sảy thai, thai lưu (nếu thấy máu đỏ sậm). Lúc này mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi để dưỡng thai.

  1. Chuyển động thai nhi

Những cú máy đạp của bé khi ở tam cá nguyệt thứ hai trở đi chính là dấu hiệu sinh tồn của bé. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Ví dụ, ở điều kiện bình thường thì bé sẽ chuyển động ít và nhẹ nhàng; nhưng nếu ở một số không gian kích thích thì chuyển động mạnh và nhanh hơn (ví dụ khi mẹ đói, uống nước lạnh, nằm nghiêng). Nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/ 12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn.

  1. Chảy sữa thai kỳ

Có những bà mẹ sinh con dạ sẽ có sữa non sớm, từ tuần thứ 30 thai kỳ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu như tiết sữa kèm theo đau bụng và chảy máu âm đạo, đặc biệt là người có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý vì có thể liên quan tới sự phát triển bào thai và gây nguy cơ sảy thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.

Hiện tượng chảy sữa thai kỳ

  1. Ngứa

Ngứa toàn thân và đặc biệt là ngứa ở vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân kết hợp với da bị vàng là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ứ mật trong gan. Hội chứng này có thể gây ra ngạt thai, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh… Vì vậy, các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên chủ quan xem thường cảm giác ngứa khi mang thai.

  1. Tăng huyết áp và phù nề

Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Phụ nữ lớn tuổi mang thai lần đầu có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 5 lần so với những phụ nữ trẻ hơn. Cao huyết áp thường khiến mẹ bầu bị trướng gan, chức năng gan bất thường và luôn ở trang thái ý thức mơ hồ… Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng tỉ lệ dị tật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu nên kiểm tra huyết áp thường xuyên

Mẹ bầu cần ghi nhớ những dấu hiệu trên, nếu thấy mình có biểu hiện gì bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo cho sự an toàn và phát triển toàn diện của thai nhi nhé.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

Xem thêm về chủ đề:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here