Doanh nghiệp truyền thống nên biết social media là gì nắm bắt và tận dụng cho mạng xã hội

0
507

Social media (truyền thông mạng xã hội) là một cụm từ đã quá quen thuộc trong thời đại số. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được bản chất social media là gì và biết cách tận dụng mạng xã hội hiệu quả để kinh doanh. Bài viết sau đây của Woay sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về social media, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp trên các nền tảng mạng xã hội. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bài viết liên quan:

social-media-tao-ra-rat-nhieu-co-hoi-de-phat-trien-cho-doanh-nghiep-truyen-thong

Social media tạo ra rất nhiều cơ hội để phát triển cho doanh nghiệp truyền thống
(Nguồn: freepik)

1. Social media – Thế giới phẳng qua chiếc màn hình

1.1. Khái niệm social media

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị di động, social media đang tạo ra sức ảnh hưởng vô cùng to lớn và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhiều người.

Vậy social media là gì? Nếu tìm kiếm thuật ngữ này trên Google, bạn sẽ nhận được rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản thì social media (truyền thông mạng xã hội) là các công cụ truyền thông được xây dựng dựa trên nền tảng mạng xã hội, nhằm mục đích kết nối, tạo ra tương tác với người dùng thông qua các thiết bị công nghệ (laptop, ipad, điện thoại,…).

Mọi người sử dụng truyền thông xã hội để liên lạc, tương tác với bạn bè, cập nhật tin tức và mua sắm. Còn các doanh nghiệp thì dựa vào kênh mạng xã hội để tiếp thị, quảng bá sản phẩm và theo dõi các mối quan tâm của khách hàng.

social-media-la-mot-noi-de-ket-noi-tao-tuong-tac-voi-nguoi-dung-thong-qua-thiet-bi-cong-nghe

Social media là một nơi để kết nối, tạo tương tác với người dùng thông qua thiết bị công nghệ

1.2. Phân loại các nền tảng mạng xã hội 

Để hiểu rõ hơn social media là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài nhóm nền tảng mạng xã hội chính sau đây: 

  • Social networks (nhóm nền tảng kết nối): Đây là nhóm các mạng xã hội có tính tương tác đa chiều, tập trung phục vụ cho nhu cầu gắn kết, trò chuyện, chia sẻ ý tưởng của người dùng (Facebook, Twitter,…).
  • Media-sharing networks (nhóm nền tảng mạng xã hội chia sẻ nội dung đa phương tiện): Nhóm nền tảng này thường tập trung truyền tải nội dung dưới dạng video, hình ảnh, livestream (Youtube, Tiktok, Instagram,…).
  • Community-based networks (nhóm diễn đàn, thảo luận): Trọng tâm của loại nền tảng mạng xã hội này là đưa ra các thảo luận chuyên sâu, chia sẻ kiến thức giống như một diễn đàn blog (Reddit, Quora, Digg,…).
  • Review board networks (nhóm nền tảng đánh giá): Với nhóm nền tảng này, người dùng có thể tìm kiếm và để lại các đánh giá về sản phẩm, dịch vụ hoặc điểm đến (Yelp, TripAdvisor,…).

1.3. Các nền tảng mạng xã hội nào phổ biến hiện nay?

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng mạng xã hội phổ biến, đơn cử như:

  • Facebook: Nền tảng này có khoảng 2,91 tỷ người dùng.
  • LinkedIn: LinkedIn social media là gì? Thật ra, đây là một nền tảng mạng xã hội được xây dựng để kết nối cộng đồng doanh nghiệp. Hiện tại, LinkedIn đã có hơn 810 triệu người dùng.
  • Twitter: Nền tảng có khoảng 436 triệu người dùng.
  • Instagram: Nền tảng có 1,47 tỷ người dùng.
  • Youtube: Nền tảng này có khoảng 2,56 tỷ người dùng.
  • Tiktok: Nền tảng này có 1 tỷ người dùng.

facebook-la-nen-tang-mang-xa-hoi-pho-bien-hang-dau-voi-2-91-ty-nguoi-dung

Facebook là nền tảng mạng xã hội phổ biến hàng đầu với 2,91 tỷ người dùng
(Nguồn: futurecdn.net)

2. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp truyền thống

Ở phần đầu bài viết, Woay đã giúp bạn biết được social media bao gồm những gì. Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các cơ hội và thách thức mà truyền thông mạng xã hội mang đến cho doanh nghiệp.

2.1. Lợi ích của truyền thông số

Việc truyền thông số trên các kênh social có thể đem đến rất nhiều lợi ích và cơ hội cho doanh nghiệp, đơn cử như:

  • Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng. Nhờ mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tiếp cận với hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.
  • Tương tác, trò chuyện trực tiếp với khách hàng.
  • Các bài đăng trên mạng xã hội sẽ giúp bạn lan tỏa thông điệp của thương hiệu nhanh chóng, đồng thời tạo ra sự minh bạch và tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp.
  • Đạt mục tiêu tăng trưởng. Nếu hiểu chính xác social marketing là gì và lựa chọn đúng nền tảng mạng xã hội để tiến hành quảng cáo, tiếp thị thì doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, tăng trưởng doanh thu,… nhanh chóng.
  • Đánh đúng đối tượng mục tiêu. Nhiều nền tảng mạng xã hội hiện nay cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và nhắm vào các đối tượng khách hàng tiềm năng dựa trên yếu tố nhân khẩu học.
  • Tham gia miễn phí hoặc chi phí thấp. Nhiều hình thức truyền thông mạng xã hội hiện nay được xây dựng miễn phí hoặc chi phí rất thấp,
  • Có công cụ để đo lường, theo dõi.

truyen-thong-mang-xa-hoi-giup-cac-doanh-nghiep-tiep-can-voi-khach-hang-de-dang-hon

Truyền thông mạng xã hội giúp các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn
(Nguồn: promoaffiliates.com)

2.2. Thách thức cho doanh nghiệp truyền thống

Các vấn đề bất cập của social media là gì? Doanh nghiệp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi thực hiện truyền thông số trên nền tảng mạng xã hội?

Dưới đây là một số khó khăn, rủi ro mà bạn cần phải nhận thức rõ trước khi tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội:

  • Nếu doanh nghiệp của bạn vô tình có một thông tin xấu, sai lệch trên mạng xã hội thì tốc độ lan truyền của tin tức đó sẽ cực kỳ nhanh chóng. (ví dụ: các bình luận tiêu cực của khách hàng có thể tạo ra một làn sóng tẩy chay mạnh mẽ đối với thương hiệu của bạn).
  • Vấn đề về bản quyền trên các kênh social media marketing tại Việt Nam vẫn chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiều nền tảng đã xây dựng thêm tính năng để kiểm tra, báo cáo vi phạm nhưng tình trạng sao chép content vãn diễn ra khá phổ biến. Điều này sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị đối thủ đánh cắp nội dung trên mạng xã hội.
  • Các nền tảng mạng xã hội có khá nhiều luật liên quan đến việc bảo mật, chống spam,… Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tuân thủ theo nếu không sẽ bị phạt và có nguy cơ mất tài khoản.
  • Có thể gây ra thiệt hại về danh tiếng nếu doanh nghiệp không hiểu rõ làm social media là làm gì và đầu tư đủ thời gian, tài nguyên cho các hoạt động quản lý mạng xã hội. 

So với các hình thức truyền thông khác thì đối với mạng xã hội, khách hàng sẽ có kỳ vọng cao hơn về “tính đáp ứng tức thì”. Do đó, nếu doanh nghiệp trả lời tin nhắn hoặc phản hồi chậm thì sẽ bị đánh giá kém và uy tín cũng giảm sút. 

doanh-nghiep-co-the-phai-doi-mat-voi-cac-nhan-xet-tieu-cuc-cua-nguoi-dung-tren-mang-xa-hoi

Doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các nhận xét tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội
(Nguồn: vecteezy.com)

3. 5 bước để bắt đầu tận dụng social media cho mọi doanh nghiệp

Với lượng người dùng khổng lồ, các nền tảng mạng xã hội có thể tạo ra cơ hội phát triển rất lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn không thể “tay không bắt giặc”.

Để đạt được thành công như mong đợi, điều quan trọng nhất là bạn phải nhận thức được các lợi thế, rủi ro của social media là gì, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp. 

Dưới đây là 5 bước để giúp doanh nghiệp tận dụng được truyền thông mạng xã hội một cách hiệu quả:

3.1. Bước 1: Đặt mục tiêu S.M.A.R.T

Một số mục tiêu phổ biến mà doanh nghiệp thường đặt ra khi xây dựng chiến lược marketing trên mạng xã hội đó là: xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng mới, tăng cường trải nghiệm dịch vụ khách hàng, tăng mức độ tương tác, nâng cao doanh thu,…

Lưu ý, để định hướng được social media là làm gì và lên kế hoạch chính xác các công việc cần thực hiện sau này, bạn nên đặt mục tiêu theo nguyên tắc:

  • S – Specific – Cụ thể. Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể để tránh gây nhầm lẫn trong lúc thực hiện.
  • M – Measurable – Có thể đo lường. Mục tiêu phải được đo lường với các phương pháp/công cụ phù hợp.
  • A – Attainable – Tính khả thi. Bạn cần xác định được mức độ khả thi của dự án để đặt ra những kỳ vọng tương ứng.
  • R – Relevant – Phù hợp. Các mục tiêu của chiến lược marketing trên social media phải phù hợp với giá trị, tầm nhìn, mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • T – Time-bound – Thời gian. Hãy đặt thời hạn (deadline) cho mọi mục tiêu.

nen-dat-muc-tieu-theo-nguyen-tac-s-m-a-r-t-de-de-do-luong-hieu-qua-ve-sau

Nên đặt mục tiêu theo nguyên tắc S.M.A.R.T để dễ đo lường hiệu quả về sau
(Nguồn: collegeofdietitians.org)

3.2. Bước 2: Chọn nền tảng phù hợp

Nếu đã hiểu rõ social media là gì thì chắc chắn bạn cũng biết rằng mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ tập trung phục vụ cho một đối tượng người dùng khác nhau. Việc cố gắng quản lý tất cả các nền tảng social media sẽ khiến doanh nghiệp lãng phí thời gian, tài nguyên mà không đem lại hiệu quả xứng đáng.

Do đó, hãy thu hẹp phạm vi và chỉ chọn những nền tảng phù hợp nhất với các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Dưới đây là một số kênh social media phổ biến mà bạn có thể cân nhắc để tiếp cận:

3.2.1. Facebook

Đây là mạng xã hội lớn nhất thế giới. Theo thống kê 2/2022 của We Are Social thì tại Việt Nam, số lượng khách hàng tiềm năng mà quảng cáo Facebook có thể tiếp cận được là khoảng 70,4 triệu người (xấp xỉ 71,4% dân số). 

Facebook có người dùng ở tất cả mọi độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là từ 25-34 tuổi. Nghiên cứu của Hubspot cho thấy thời điểm đăng bài tốt nhất trên Facebook là từ 3 giờ chiều đến 12 giờ đêm.

3.2.2. LinkedIn

Như đã đề cập trong phần 1 “social media là gì”, LinkedIn là mạng kết nối các doanh nghiệp. Do đó, nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm B2B thì nên sử dụng nền tảng social này. Hãy duy trì bài đăng với tần suất 4-5 lần/tuần và sử dụng văn phong chuyên nghiệp. Thời gian đăng bài tốt nhất trên LinkedIn là từ 6 – 9 giờ tối hoặc 12 – 3 giờ chiều vào các ngày thứ bảy, chủ nhật và thứ tư (theo Hubspot).

3.2.3. Instagram

Đây là nền tảng chia sẻ hình ảnh được rất nhiều người dùng gen Z yêu thích. Ngày đăng bài tốt nhất trên Instagram là thứ 7, trong khung giờ 3 giờ chiều – 12 giờ tối (theo Hubspot).

3.2.4. Tiktok 

Đối tượng người dùng chính của Tiktok là thế hệ Z và Millennial. Tại Việt Nam, một bài quảng cáo trên Tiktok có thể tiếp cận được với khoảng 39,91 triệu người dùng. Theo Hubspot, thời gian đăng bài hiệu quả trên Tiktok là từ 12 giờ trưa đến 9 giờ tối, vào các ngày thứ 5 và thứ 7 (đối với doanh nghiệp B2B) hoặc thứ 7 và chủ nhật (nếu là doanh nghiệp B2C).

neu-ban-san-pham-b2b-thi-ban-nen-tiep-thi-tren-nen-tang-linked-in

Nếu bán sản phẩm B2B thì bạn nên tiếp thị trên nền tảng LinkedIn
(Nguồn: kontentino.com)

3.3. Bước 3: Xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trên kênh truyền thông

Khi xây dựng hồ sơ doanh nghiệp, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Sử dụng logo với màu sắc thương hiệu để biểu trưng cho công ty.
  • Duy trì một slogan cho tất cả mọi nội dung.
  • Sử dụng các hình ảnh thu hút và mang dấu ấn thương hiệu cho tất cả các kênh.
  • Mô tả doanh nghiệp một cách ngắn gọn, rõ ràng và nhất quán trên mọi nền tảng.
  • Xây dựng văn phong đặc trưng của thương hiệu (ví dụ: nhẹ nhàng hay sôi nổi, hài hước hay nghiêm túc,…).

3.4. Bước 4: Thiết lập các hoạt động truyền thông

Có rất nhiều hoạt động truyền thông mà bạn có thể thực hiện trên các kênh mạng xã hội. Để giúp bạn biết được social media là làm gì, sau đây Woay sẽ đưa ra một vài ý tưởng content social hiệu quả cho hoạt động kinh doanh:

  • Xây dựng nội dung video. 85% người dùng muốn xem video của các thương hiệu (báo cáo của Wyzowl 2021). Ngoài ra, một số thống kê khác cũng cho thấy người dùng có xu hướng chia sẻ video nhiều hơn so với các loại content khác trên mạng xã hội.
  • Tạo nội dung livestream. Hiện nay, hầu như tất cả các nền tảng mạng xã hội lớn đều có tính năng “go live”. Chỉ tính từ giai đoạn tháng 4/2019 – 4/2020 thì lượng livestream trực tuyến đã tăng đến 99%. Đây là cách tốt để rút ngắn khoảng cách với khách hàng.
  • Sử dụng user-generated content. Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ thắc mắc user-generated content trên social media là gì? Thật ra, đó là các nội dung do người dùng tạo ra. Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ có thể kích thích người dùng tương tác và tăng độ nhận biết thương hiệu.
  • Thiết kế minigame. Các trò chơi trúng thưởng như: vòng quay may mắn, quiz, giải ô chữ, tìm điểm khác biệt,… luôn tạo ra hứng thú cho người dùng. Minigame chính là phương thức hiệu quả để bạn tăng tương tác và phát triển trong môi trường social.

minigame-la-mot-loai-noi-dung-cuc-ky-thu-hut-tren-mang-xa-hoi

Minigame là một loại nội dung cực kỳ thu hút trên mạng xã hội
(Nguồn: freepik)

3.5. Bước 5: Quản lý, đo lường hiệu quả và cải tiến

Việc đo lường  hiệu quả social media gồm những gì? Thực tế, bạn sẽ làm việc này thông qua các số liệu thống kê có sẵn trên nền tảng mạng xã hội và một số công cụ phân tích chuyên sâu khác như: Hootsuite, Buffter, HubSpot, Sprout Social, CoSchedule,….

Hãy xem xét dữ liệu theo từng ngày, tuần, tháng để biết được tiến độ thực hiện và có những cải tiến, điều chỉnh hợp lý. Đây chính là yếu tố then chốt giúp chiến dịch marketing trên mạng xã hội của bạn đạt được thành công như mong đợi.

Cần đo lường hiệu quả của chiến dịch social marketing marketing thường xuyên
(Nguồn: statusbrew.com)

Với những chia sẻ trên đây của Woay, hy vọng bạn đã hiểu được social media là gì và biết cách tận dụng mạng xã hội cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nếu có nhu cầu thiết kế minigame trên các nền tảng mạng xã hội để bứt phá doanh thu, hãy liên hệ ngay với Woay – đơn vị thiết kế mingame chuyên nghiệp để được hỗ trợ với mức chi phí cực kỳ cạnh tranh.

Woay – Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Lầu 7. Tòa nhà Minh Long, 17 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3.

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here