Giải đáp tất tần tật về thiết bị robot công nghiệp

0
757

Ngày nay, cánh tay robot công nghiệp đang được ứng dụng rất mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm, tính năng, cách phân loại và giá thành của thiết bị thông minh này. Trong bài viết hôm nay, Carno sẽ cung cấp các thông tin chuyên sâu về cánh tay robot để giúp bạn có thêm dữ liệu cần thiết khi muốn ứng dụng robot vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

robot-cong-nghiep-duoc-nhieu-nha-may-su-dung-de-tang-nang-suat

Robot công nghiệp được nhiều nhà máy sử dụng để tăng năng suất

1. Robot công nghiệp có gì khác biệt với robot thông thường?

Tương tự các loại robot khác, robot công nghiệp cũng là thiết bị thông minh, có khả năng vận hành tự động dựa trên phần mềm được lập trình sẵn. Tuy nhiên, so với những sản phẩm robot thông thường, robot công nghiệp vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:

Phạm vi ứng dụng

Đây là sự khác biệt cơ bản giữa robot thông thường và robot công công nghiệp. Các loại robot thông thường như: robot hút bụi, robot giúp việc, robot cắt cỏ,… được sử dụng chủ yếu trong không gian gia đình hoặc văn phòng, với mục đích phục vụ, đem lại môi trường sống tốt hơn cho con người. Trong khi đó, robot công nghiệp lại được ứng dụng trong sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy nhanh tốc độ làm việc và nâng cao chất lượng thành phẩm.

Cấu tạo và năng suất 

Do hoạt động chủ yếu trong gia đình nên các sản phẩm robot thông thường sẽ có thiết kế nhỏ gọn (phù hợp với thị hiếu người dùng), công suất hoạt động cũng không quá cao. Còn robot công nghiệp thì phải làm việc liên tục trong môi trường nhà xưởng nên thường có kích thước lớn, kết cấu chắc chắn (chất liệu phổ biến là gang hoặc thép không gỉ) với công suất hoạt động rất cao. Hiện nay, nhiều cánh tay robot đã được trang bị hệ thống thủy lực để có thể nâng vật nặng lên đến hàng trăm tấn.

Ngoài ra, độ bền của robot công nghiệp cũng cao hơn rất nhiều so với robot thông thường. Trong các nhà máy, cánh tay robot công nghiệp có thể hoạt động liên tục 24/7 với tốc độ và cường độ cao mà không gặp bất cứ sự cố gì.

canh-tay-robot-cong-nghiep-co-cong-suat-vuot-troi-voi-robot-thong-thuong

Cánh tay robot công nghiệp có công suất vượt trội với robot thông thường

Có thể bạn quan tâm: Tăng 3 lần lợi nhuận cho doanh nghiệp nhựa chỉ với điều này

2. Robot công nghiệp có mấy loại?

Các sản phẩm cánh tay robot công nghiệp hiện nay thường được phân loại dựa trên các yếu tố: không gian làm việc, thế hệ robot và nguồn dẫn động. Cụ thể như sau:

Phân loại dựa trên yếu tố không gian làm việc

Không gian làm việc được hiểu là vùng giới hạn/tầm với mà cánh tay robot có thể thực hiện các thao tác vận hành. Nếu phân chia robot theo không gian làm việc thì ta sẽ có các loại như sau:

  • Robot tọa độ vuông góc: Đây là loại robot có thể chuyển động tịnh tiến theo 3 trục x, y, z vuông góc. Không gian làm việc của loại robot này sẽ có dạng hình hộp chữ nhật.
  • Robot tọa độ trụ: Robot tọa độ trụ có thể vừa chuyển động tịnh tiến lên xuống vừa xoay xung quanh trục cố định. Khi làm việc, robot sẽ hoạt động theo quỹ đạo hình khối trụ tròn.
  • Robot tọa độ cầu: Loại cánh tay robot này được cấu tạo bởi một khớp tuyến tính và hai khớp quay. Khi chuyển động, robot sẽ tạo ra không gian làm việc theo dạng hình cầu.
  • Robot khớp bản lề: Loại robot này được cấu tạo bởi hệ thống khớp nối, giúp tạo ra các chuyển động phức tạp, linh hoạt tương tự như cánh tay của con người. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà số lượng khớp nối của robot có thể thay đổi từ 2 đến 10 khớp hoặc nhiều hơn.

dua-tren-yeu-to-khong-gian-lam-viec-robot-cong-nghiep-co-nhieu-loai-khac-nhau-nhu-toa-do-truc-toa-do-vuong-goc

Dựa trên yếu tố không gian làm việc, robot công nghiệp có nhiều loại khác nhau như: tọa độ trục, tọa độ vuông góc…

Phân loại dựa trên nguồn dẫn động

Căn cứ vào nguồn dẫn động, ta có thể chia robot thành các loại sau đây:

  • Robot nguồn cấp điện: Các loại động cơ phổ biến, dùng cho robot dạng này là: động cơ step, động cơ DC servo, động cơ AC servo. Robot sử dụng điện thường có kết cấu nhỏ gọn, chạy êm và hoạt động với độ chính xác cao.
  • Robot khí nén: Loại robot này vận hành nhờ máy nén, bình chứa khí và động cơ kéo. Robot khí nén thường được dùng để thực hiện các thao tác gắp – đặt không đòi hỏi độ chính xác cao.
  • Robot thủy lực: Robot được trang bị hệ thống bơm thủy lực và xi-lanh, thường dùng để nâng, đỡ vật có trọng tải lớn.

Phân loại dựa trên thế hệ robot

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngày càng có nhiều loại robot tiên tiến ra đời. Hiện nay, trên thị trường có 5 thế hệ robot phổ biến:

  • Robot thế hệ thứ nhất: Loại robot này sẽ vận hành với một chu trình không đổi, dựa trên chương trình đã được cài đặt từ trước. Robot thế hệ thứ nhất thường được sử dụng nhiều trong hoạt động gắp – đặt.
  • Robot thế hệ thứ hai: Ở thế hệ này, robot đã được trang bị các bộ cảm biến (sensors) để có thể gửi các thông số về trạng thái, vị trí hoạt động,… đến hệ thống điều khiển. Dựa vào những thông tin này, bộ điều khiển sẽ đưa ra tính toán và giúp robot thực hiện các thao tác vận hành phù hợp.
  • Robot thế hệ thứ 3: Nhờ được lập trình nhiều thuật toán logic phức tạp nên robot thế hệ thứ 3 có thể xử lý thông tin một cách linh hoạt và thay đổi phù hợp với môi trường xung quanh.
  • Robot thế hệ thứ 4: Ngoài thuật toán logic, robot thế hệ thứ 4 còn được trang bị cơ chế điều khiển thích nghi (adaptively controlled robot), nên có khả năng “ứng biến tốt hơn so với robot thế hệ thứ 3.
  • Robot thế hệ thứ 5: Đây là dạng robot được tích hợp với trí tuệ nhân tạo AI.

Gợi ý xem thêm: Giúp bạn nắm rõ cách lựa chọn robot gắp sản phẩm phù hợp

3. Thông tin về robot servo 

Robot servo là gì?

Đây là loại robot sử dụng động cơ servo để làm nguồn cấp lực chuyển động khi vận hành. Ưu điểm của robot servo là phản ứng nhanh nhạy và độ chính xác cao.

robot-servo-su-dung-dong-co-servo-de-cung-cap-luc-chuyen-dong

Robot servo sử dụng động cơ servo để cung cấp lực chuyển động

Động cơ servo và động cơ step có gì khác biệt?

Động cơ servo có cấu tạo tinh vi hơn so với step. Nhìn chung, giữa 2 loại động cơ này có những điểm khác nhau cơ bản sau:

  • Số cực của động cơ step thường rất cao, từ 50 – 100. Trong khi đó, động servo có số cực thấp hơn nhiều, thường chỉ từ 4 – 8 cực.
  • Servo dùng trong bộ điều khiển vòng kín. Còn step được sử dụng cho bộ điều khiển vòng hở.
  • Step tạo ra độ rung và tỏa nhiệt nhiều hơn so với servo.
  • Servo hoạt động với tốc độ cao (có thể lên đến 2000 rpm hoặc hơn), nhanh hơn rất nhiều so với động cơ step.
  • Động cơ step không thể tiếp nhận tín hiệu phản hồi nên dễ xảy ra lỗi. Còn động cơ servo được trang bị thêm bộ phận cảm biến để phản hồi vị trí, giúp tay robot công nghiệp hoạt động chính xác hơn, hạn chế các thao tác thừa.

dong-co-servo-giup-robot-hoat-dong-chinh-xac-hon-so-voi-dong-co-step

Động cơ servo giúp robot hoạt động chính xác hơn so với động cơ step

4. Các lĩnh vực ứng dụng của robot công nghiệp

Ngày nay, robot đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất, từ sản xuất nhựa, lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc, cho đến chế biến nông sản, ngành hàng tiêu dùng,… Một số khâu mà cánh tay robot được sử dụng phổ biến, có thể kể đến như:

  • Vận chuyển, bốc dỡ hàng.
  • Lắp ráp, đóng gói hàng hóa.
  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa.
  • Phun sơn, hàn xì tự động.
  • Hỗ trợ dây chuyền ép nhựa….

5. Vai trò của robot trong ngành nhựa

Riêng đối với ngành sản xuất nhựa, robot đóng một vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của robot đối với ngành sản xuất nhựa:

  • Hỗ trợ gắp đặt, cắt đuôi keo, kiểm tra chất lượng thành phẩm trong quá trình ép nhựa.
  • Bốc xếp, vận chuyển sản phẩm nhựa với tốc độ cao.
  • Phun sơn lên bề mặt nhựa với độ chính xác cao.

6. Cách sử dụng robot công nghiệp

Mỗi loại robot công nghiệp sẽ có cách thức vận hành riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, các sản phẩm robot tiên tiến như Carno đều được thiết kế để giúp người dùng dễ sử dụng nhất. Bạn có thể vận hành robot dễ dàng với các bước như sau:

Bước 1: Tùy chỉnh phạm vi hoạt động của robot theo nhu cầu.

Bước 2: Lắp đặt bộ hút, bộ kẹp và cấp nguồn khí cho thiết bị.

Bước 3: Mở nguồn và tiến hành thiết lập hành trình di chuyển cho robot.

Bước 4: Chọn chế độ Auto để robot tự làm việc.

7. Robot công nghiệp có giá bao nhiêu?

Hiện nay, các sản phẩm robot công nghiệp trên thị trường rất đa dạng với nhiều tính năng khác nhau. Tùy thuộc vào chủng loại, model, số bậc của robot, công suất hoạt động,… mà giá bán cánh tay robot sẽ có sự thay đổi. Khoảng giá của robot có thể giao động từ vài triệu đến vài trăm triệu. Do đó, để biết được mức giá chính xác, bạn cần hỏi thông tin chi tiết từ nhà cung cấp robot.

***Nhận báo giá chi tiết cánh tay robot TẠI ĐÂY

8. Mua robot ở đâu đảm bảo chất lượng?

Với hơn 14 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối máy móc ngành nhựa, Carno Việt Nam chính là cái tên xứng đáng để bạn “trao gửi niềm tin” khi muốn mua cánh tay robot.

carno-la-don-vi-cung-cap-robot-cong-nghiep-uy-tin-chat-luong-hang-dau-tai-viet-nam

Carno là đơn vị cung cấp robot công nghiệp uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam

Lựa chọn Carno Việt Nam, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tuyệt vời:

  • Sản phẩm chất lượng, độ chính xác cao với nhiều mẫu mã đa dạng như: robot 3 servo, robot 5 servo, robot gắp cuống liệu,…
  • Giá cả phải chăng, do được phân phối trực tiếp, không qua trung gian.
  • Chính sách hậu mãi cực tốt với thời gian bảo hành 1 năm và hỗ trợ kỹ thuật trọn đời.
  • Robot luôn có sẵn trong kho, cam kết mới 100% và có thể chỉnh sửa thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.

Với những ưu điểm nổi trội trên đây, Carno hiện đã chiếm được niềm tin của hàng triệu khách hàng tại Việt Nam, Đông Nam Á, châu Mỹ, châu Âu,…. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ bán cánh tay robot công nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Carno để nhận được sự phục vụ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH MACHINERY CARNO VIỆT NAM

Phone 02822459555

Hotline 0906769585 – 02822459444

Email Sale@carnovn.com

Kho miền Nam 1650 Nguyễn Duy Trinh, KP. Tam Đa, Phường Trường Thạnh,Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. (Đối diện địa chỉ 1745)

Kho miền Bắc Chợ Rồng Thôn Tống Xá – Xã Thanh Quang – Huyện Nam Sách – Tỉnh Hải Dương

Chi nhánh miền Bắc Số 7B, Ngõ 387, Đường Nguyễn Đức Thuận, Thị Trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here